PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 30)

- Phương pháp theo dõi, điều tra thực tế trên địa bàn huyện Phổ Yên, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, số liệu từ các cơ quan chuyên môn về quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường.

- Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật vềđất đai đặc biệt là Luật Đất đai 2003, các Nghị định và các thông tư, quyết định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 và các văn bản có liên quan khác.

- Phân tích, tổng hợp và xử lý các số liệu sử dụng phần mềm Excel và các phần mềm khác.

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: từ số liệu sơ cấp thu thập được ta đi vào phân tích sử lý và tổng hợp số liệu hoàn chỉnh.

+ Tổng số phiếu 40

+ Địa điểm điều tra 6 xã, thị trấn: Tiên Phong, Đắc Sơn, Hồng Tiến, thị trấn Ba Hàng, thị trấn Bãi Bông, Đồng Tiến

Phn 4

KT QU NGHIÊN CU 4.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT- XH HUYỆN PHỔ YÊN

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. V trí địa lý

Phổ Yên là huyện thuộc vùng bán sơn địa. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc. Là một trong những cửa ngõ của thủđô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông -Bắc.

Huyện Phổ Yên có các vị trí giáp ranh sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công - Phía Nam giáp Thủđô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1.2. Địa hình, địa mo

Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:

Vùng phía Đông gồm 10 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

Phía Tây gồm 5 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của Huyện địa hình đồi núi là chính. Độ

cao trung bình ở vùng này là 200-300m.

4.1.1.3. Các ngun tài nguyên

a. Tài nguyên nước:

Ngoài hệ thống kênh tự chảy từ hồ Núi Cốc còn có hệ thống suối, ngòi chảy qua từng vùng. Tổng diện tích mặt nước sông suối của huyện là 704,1ha.

Hệ thống sông Công chảy qua huyện Phổ Yên có lưu vực rộng và nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên lưu lượng nước trong mùa mưa 29,7m3/s và trong mùa khô là 4,2m3/s.

Hệ thống sông Cầu chảy qua Huyện khoảng 17,5km là đường giao thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng. Sông Cầu có lưu lượng nước lớn, trung bình trong năm là 136m3/s.

b. Tài nguyên đất:

- Đất phù sa được bồi, diện tích 2.348 ha, phân bố chủ yếu ven 2 hệ thống sông Cầu và sông Công.

- Đất phù sa không được bồi, diện tích 1.148 ha.

- Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng, diện tích 273 ha - Đất phù sa ngòi suối, diện tích 360 ha.

- Đất bạc màu, diện tích 2.539 ha.

- Đất đỏ vàng trên đá sét, diện tích 11.251 ha. - Đất vàng nhạt trên đá cát, diện tích 3.619 ha. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ, diện tích 2.944 ha. - Đất Feralít biến đổi do trồng lúa, diện tích 384 ha - Đất dốc tụ, diện tích 3.330 ha

Trong 10 loại đất trên, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất Feralít biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất trồng lúa, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện.

c. Tài nguyên rừng:

Diện tích rừng của Huyện tính đến ngày 31/12/2012 là 6961,67 ha, chiếm 26,89 % diện tích tự nhiên. Nhìn chung, rừng của huyện Phổ Yên mang tính chất môi sinh, góp phần xây dựng môi trường và kinh tế bền vững cho huyện.

d. Tài nguyên nhân văn:

Theo số liệu thồng kê năm 2011 dân số huyện Phổ Yên là 139.410 người, với 37.279 hộ cư trú chủ yếu là dân tộc Kinh và Tày, Sán Dìu…

Người Phổ Yên có truyền thống yêu nước, anh dũng trong tranh đấu chống kẻ thù xâm lược. Truyền thuyết còn ghi những con trai Phổ Yên đã cùng ông Gióng đánh tan giặc Ân. Hiện nay, ngôi đền Giá (xã Đông Cao) là một minh chứng cho một thời kỳ lịch sử của huyện Phổ Yên.

Mới đây nhất ngày 06 tháng 10 năm 2012 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hội sử học Việt Nam đã hội thảo và công nhận xóm Cổ Pháp xã Tiên Phong huyện Phổ Yên là quê hương của vua Lý Bí.

e.Tài nguyên khoáng sản:

Về tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, trên địa bàn huyện có mỏ vàng ở xã Thành Công, mỏđất sét ở xã Nam Tiến, Đắc Sơn và cát sỏi dọc sông.

f . Tài nguyên du lịch:

Trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng để khai thác như vùng hồ Suối Lạnh xã, hồ Nước Hai, tổ hợp sinh thái và làng văn hóa Trà xã Phúc Thuận...

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân là 20,4%/năm, (trong đó Công nghiệp và XD: 56,7%/năm; Dịch vụ: 24,6%/năm; Nông lâm nghiệp: 18,7%/năm), kinh tế huyện Phổ Yên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng lần 27 đề ra. Sau đây là các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của huyện.

Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2006 – 2010

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

1.Tổng GDP (giá cốđịnh) 1015,78 1186,19 1689,09 2305,33 2948,50 - Nông lâm ngiệp, thủy sản 277,62 304,43 319,71 331,98 349,63 - Công nghiệp tiểu thủ CN 338,13 437,08 810,71 1.314,84 1.775,04 - Dịch vụ 1717,86 207,42 296,25 358,00 433,18 2. Tốc độ tăng trưởng

- Nông lâm nghiệp, thủy sản 3,13 6,65 4,9 4,1 3,8 - Công nghiệp xây dựng 36,96 28,21 29,0 32 29,0

- Dịch vụ 39,68 21,69 21,6 21,2 19,6

(Nguồn: Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ 28)

Hình 3.1: Tc độ tăng trưởng kinh tế giai đon 2006 - 2010

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2006 2007 2008 2009 2010 Dịch vụ Xây dựng công Nghiệp

Qua hình trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng 5 năm đạt rất cao vượt 4,8% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội 27.

Như vậy, tổng GDP trên địa bàn huyện năm 2010 gấp 2,5 lần năm 2006. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 21,6 triệu đồng (tương đương với 1,14 USD).

4.1.2.2. Chuyn dch cơ cu kinh tế

Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao, kinh tế huyện Phổ Yên trong 5 năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực.

Bảng 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001-2010

Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2005 2010

- Nông lâm nghiệp, thủy sản % 62,47 42,00 18,70 - Công nghiệp xây dựng % 21,38 37,70 56,70

- Dịch vụ % 16,15 20,30 24,60

(Nguồn: theo niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2013)

0 20 40 60 80 100 120 2001 2005 2010 Dịch vụ

Công nghiệp xây dựng

Nông lâm nghiệp, thủy sản

Hình 3.2: Chuyn dch cơ cu các thành phn kinh tế qua các năm

Qua hình trên cho thấy ngành công nghiệp xây dựng ngày càng phát triển năm 2010 tăng gấp 1,5 lần năm 2005, ngành nông lâm thủy sản ngày càng giảm, ngành dịch vụ ngày càng phát triển.

4.1.2.3. Thc trng phát trin các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của Huyện đã có những bước phát triển tương đối ổn định, không chỉ giúp đảm bảo an toàn lương thực mà còn

tạo ra hàng hoá cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất mới trong trồng trọt, chăn nuôi cho năng suất, hiệu quả cao đã được đưa vào áp dụng. Nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các tiểu vùng chuyên canh với quy mô tương đối.

* Nông nghiệp

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phổ Yên thời kỳ 2011-2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 1.Tổng giá trị SX (giá cốđịnh) Tr.đồng 903.123 1.087.374 1.453.746 - Trồng trọt Tr.đồng 501.731 637.493 798.724 - Chăn nuôi Tr.đồng 361.289 398.607 594.859 - Dịch vụ Tr.đồng 40.103 51.247 60.162 2.Cơ cấu giá hiện hành) % 100 100 100 - Trồng trọt % 55.56 58.63 54.94 - Chăn nuôi % 40.00 36.66 40.92 - Dịch vụ % 4.44 4.71 4.14

(Nguồn: theo niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2013)

* Ngành trồng trọt: chiếm tỷ lệ cao (105,74 %) trong sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân 4,65% theo số liệu thống kê, diện tích canh tác cây hàng năm giảm, nhưng diện tích gieo trồng lại tăng do được tăng vụ. Trong cây hàng năm thì diện tích gieo trồng lúa cả năm liên tục tăng. Năm 2013, diện tích lúa cả năm là 9.876 ha, năng suất bình quân đạt 48,90 tạ/ha, sản lượng đạt 48,482 ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người 353kg/năm. Đây là điều kiện thuận lợi Phổ Yên chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa.

Chè là cây công nghiệp quan trọng của huyện. Năm 2012 diện tích chè đạt 1.261 ha, sản lượng chè búp đạt 11.070 tấn chè tươi. Tuy vậy, chất lượng chè của huyện chưa cao do giống cũ thoái hóa và chưa đầu tư thâm canh.

Diện tích cây ăn quả 2.814 ha, tăng so với năm 2009 là 123 ha, trong đó chủ yếu là Xoài, nhãn, vải, cam, quýt. Sản lượng cây ăn quả các loại đạt trên 48 ngàn tấn (năm 2011). Cây ăn quả là thể mạnh của các xã vùng gò đồi phía Tây của huyện.

Nhóm cây công nghiệp nhắn ngày gồm: cây lạc có diện tích 965 ha, cây đậu tương 371 ha.

* Ngành chăn nuôi: Ngành chăn nuôi đã chú trọng chất lượng vật nuôi, chuyển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại là hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp Phổ Yên.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của Phổ Yên cũng như tình hình chung của công nghiệp Thái Nguyên, mặc dù trong những năm qua do chính sách mở cửa của Trung ương và địa phương, nhất là môi trường đầu tư được cải thiện nên ngành công nghiệp đã có bước phát triển mạnh trên địa bàn huyện Phổ Yên, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 43,4% trong thời kỳ 2011-2013

Nhìn chung trong thời kỳ do chính sách mở cửa của Trung ương và địa phương, nhất là môi trường đầu tư được cải thiện nên ngành công nghiệp đã có bước phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã hoàn thành việc cổ phần hóa và sản xuất, sản xuất cơ khí, chế biến nông sản và hàng may mặc.

Như vậy, ngành công nghiệp huyện Phổ Yên thời gian qua đã có những bước đột phá, do chính sách cởi mở của Trung ương và địa phương, môi trường đầu tư được cải thiện nên khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển: Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hoá và sản xuất hiệu quả; thu hút được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn để phát triển công nghiệp, số hộ sản xuất TTCN tăng khá nhanh qua các năm; đặc biệt từ năm 2009 đã xuất hiện nhân tố mới là đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào sản xuất công nghiệp ước tính (đạt giá trị sản xuất tính theo giá cố định là 997 triệu đồng năm 2011 và tăng lên đạt 36.866, tăng bình quân 146,59%/năm trong 4 năm 2011-2013).

c. Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ

Ngành dịch vụ của Huyện tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm qua. Tính trên toàn địa bàn (theo giá cố định), giá trị ngành dịch vụ đạt 296,400 tỷ (năm 2009), tốc độ tăng bình quân 20,44%/năm. Nếu tính riêng phần do Huyện quản lý thì giá trị ngành dịch vụđạt 37,477 tỷ (năm 2009) năm 2012 tăng lên đạt 54,399 tỷ tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều và đạt bình quân 40,97% /năm trong giai đoạn 4 năm.

Trong ngành dịch vụ thì dịch vụ thương mại có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, bình quân trên địa bàn tăng 40,51%/năm và phần do Huyện quản lý tăng 40,97%/năm trong giai đoạn 2009-2012. Kế tiếp đến là dịch vụ lưu trú-ăn uống (tăng 23,62%/năm) và dịch vụ vận tải (tăng 16,35%/năm). Tất cả các dịch vụ như bưu chính viễn thông và dịch vụ khác đều tăng trưởng khá, tuy mức độ tăng có thấp hơn.

Thị trường hàng hóa, dịc h vụ trên địa bàn huyện ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đời sống dân cư, với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Các thành phần tham gia hoạt động ngày càng đa dạng và hướng tới tất cả các ngành nghề kinh doanh.

Năm 2013, toàn huyện có trên 4.822 cơ sở kinh doanh thương mại, trong đó 65 doanh nghiệp thương mại và du lịch, còn lại cơ sở của hộ cá thể là 4.757. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 2013 đạt 217,89 tỷđồng

4.1.2.4. V xã hi

a. Dân số

Năm 2012, dân số trung bình toàn Huyện là 139.410 người với 37279 hộ, trong đó: Nam là 68.938 người chiếm 49.45%, nữ là 70.472 người chiếm 50.55%.

Mật độ dân số toàn huyện là 539 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều trên địa bàn huyện. Dân cư chủ yếu tập trung ở các thị trấn (1400 người/km2) và những nơi thuận lợi giao thông đi lại trong khi đó ở các xã là 508 người/km2.

b. Lao động, việc làm

* Lao động và việc làm

Toàn huyện có 90.070 lao động trong độ tuổi (chiếm 65,67% tổng dân số của huyện).

Trong đó, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 84.873 người, chiếm 94,23% tổng số lao động, trong đó:

Lao động đang làm việc trong ngành nông lâm nghiệp, thủy sản là 78,81%. Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng 8,22%.

Lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ 12,97%.

Trong những năm qua, huyện đã chú ý và giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau nên số lao động thiếu việc làm ngày càng giảm. Tuy nhiên, việc này cần được tiếp tục có các biện pháp để đảm bảo đủ việc làm cho tất cả người lao động trong huyện.

* Thu nhập và mức sống

Cùng với sự phát triển của cả nước và tỉnh Thái Nguyên, đời sống của nhân dân huyện Phổ Yên ngày càng được cải thiện. Mức lương thực bình quân đầu người hiện năm 2012 của Phổ Yên đạt 444 kg/ người. Điều này cho thấy vấn đề an ninh lương thực ở Phổ Yên đã được bảo đảm. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đến năm 2012 đạt 25,7 triệu đồng.

Công tác xoá đói giảm nghèo được Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân Huyện dành sự quan tâm đặc biệt, nên luôn đạt được kết quả tốt. Huyện luôn đạt được chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo và năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo của Huyện theo chuẩn nghèo mới còn 12,64% với 4572 hộ (giảm 4,36%) Huyện đã có nhiều chương trình giúp đỡ nghèo, cho vay vốn, hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, giải quyết việc làm.

4.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên

4.1.3.1. Đánh giá điu kin t nhiên

a. Những thuận lợi, lợi thế

Trên cơ sở đánh giá toàn diện các nguồn lực và điều kiện phát triển của Huyện hiện nay, có thể thấy những thuận lợi nổi bật sau đây:

- Huyện có vị trí địa lý thuận lợi do nằm kề và ở vị trí kết nối các trung tâm phát triển là Hà Nội và thành phố Thái Nguyên. Để khai thác lợi thế này, khâu đột phá là xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tốt, nhất là đường bộ.

- Địa hình của Huyện đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng; có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch của Tỉnh như hồ Núi Cốc, khu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)