4.1. Điểm mạnh ( Strengths):
Giỗ tổ Hùng Vương là ngày giỗ tổ quan trọng nhất của người Việt Nam. Đền Hùng là đền thờ Tổ- không phải Tổ của riêng một gia đình , một dòng họ, một xóm làng, một vùng mà là Tổ của cả đất nước, Tổ của cả một cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giỗ Tổ Hùng Vương đã hiển minh, hiển hiện trên bình diện ý thức quốc gia
và ý thức độc lập dân tộc. Trở về với đền Hùng, được về nơi cội nguồn dân tộc đã và đang trở thành nhu cầu thường trực trong tâm linh của mỗi người con đất Việt, của cả cộng đồng người Việt Nam. Chính vì thế, lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa quan trọng, là lễ hội lớn nhất trong cả nước.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - giỗ tổ Hùng Vương là điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những nét độc đáo của đời sống văn hóa tâm linh của con người Việt Nam. Nét độc đáo đó mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc: " Uống nước nhớ nguồn", tìm về cội nguồn để tưởng nhớ, để biết ơn các vị thủy tổ đã có công mở nước. Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam nên đã thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân trong cả nước.
Trong những năm gần đây, Đền Hùng được sự quan tâm của Chính Phủ, của Uỷ ban Nhân dân tỉnh đầu tư, tu bổ, xây dựng thêm nhiều hạng mục công trình mới nên càng thu hút được nhiều hơn nữa sự quan tâm của khách du lịch trong cả nước. Một trong những điểm mạnh nổi bật của khu di tích Đền Hùng là rất gần với Thủ đô Hà Nội - trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước. Từ Hà Nội đến Đền Hùng chỉ mất khoảng hơn 2 giờ đồng hồ đi bằng ôtô và hệ thống đường sá đi lại rất thuận tiện. Do vậy di tích Đền Hùng càng dễ thu hút khách đến tham quan.
4.2. Điểm yếu ( weakness):
Để phát triển lễ hội đền Hùng đúng như quy mô và tầm quan trọng của nó thì điểm yếu là những tồn tại đang có của cơ sở vật chất. Vừa yếu về chất lượng, vừa thiếu về số lượng trong hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng... cũng như một số điểm vui chơi giải trí khác của các khu vực lân cận đã phần nào hạn chế tính hấp dẫn trong du lịch lễ hội, hạn chế sự tham gia của du khách và thời gian lưu trú của khách du lịch, của đồng bào khi đi trẩy hội.
Ngày 11/6/2001 Thủ tướng chính phủ đã ký nghị định số 82/2001/NĐ- CP quy định về nghi lễ Nhà nước trong tổ chức lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương. Như vậy, giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành quốc lễ.
Chính phủ, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đang trình Quốc hội phê chuẩn cho phép nhân dân cả nước được nghỉ nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương ( 10/3 âm lịch hàng năm).
Năm 2002, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cùng các cán bộ, các cơ quan hữu quan thống nhất trình Thủ tướng phê duyệt, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể sẽ tiếp tục được xây dựng để khu di tích lịch sử đền Hùng ngày càng khang trang hơn, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào cả nước mỗi lần về thăm viếng - đó là công trình đền thờ Mẫu Âu Cơ, đền thờ Lạc Long Quân, tháp tưởng niệm các vua Hùng, công trình xây dựng cầu và nhà thuyền Hồ Gò Cong, làm ao Sen tiếp giáp với xã Hy Cương... với tổng dự toán trên 40 tỷ đồng.
Xu hướng du lịch văn hóa sẽ phát triển trên toàn thế giới và Việt Nam, du lịch lễ hội là một phần trong đó nên trong tương lai sẽ phát triển hơn nữa.
Sự phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó, việc tham dự vào các lễ hội văn hóa lịch sử sẽ trở nên thường xuyên hơn.
4.4. Hiểm họa ( threats):
Vấn đề còn tồn tại nhiều nhất sau mỗi lần lễ hội kết thúc đó là rác thải. Do sự tập trung quá đông của đồng bào trong những ngày lễ đã dẫn tới tình trạng rác thải tràn ngập ở khắp mọi nơi trong khu vực di tích. Mặc dù đã có sự cố gắng rất lớn từ phía đơn vị chủ quản, song vần chưa thể đáp ứng hết được những yêu cầu về việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Nếu điều này không được khắc phục sớm thì sẽ dẫn tới tình trạng xuống cấp trong môi trường cảnh quan, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển theo quy hoạch tổng thể của khu vực.