Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần giầy Hưng Yên (Trang 72)

Nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố hàng đầu và quan trọng về sự tồn tại và phát triển của Công ty, điều đó thể hiện ở chỗ:

- Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, là nhân tố tạo dựng uy tín, danh tiếng cho sự tồn tại va phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

- Tăng chất lương sản phẩm tương đối với tăng năng suất lao động xã hội, nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị chi phí đầu vaò, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Chất lượng sản phẩm là công cụ có nghĩa quan trọng trong việc tăng cường và nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình từ chuẩn bị sản xuất đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, Công ty cần phải thực hiện đầy đủ các bước của công đoạn sản xuất.

a. Toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất như cao su, hoá chất, keo...cần

(TCVN ) hoặc tiêu chuẩn ngành.

b. Khi hỗn luyện cao su phải lấy mẫu kiểm tra nhanh về:

- Độ dẻo

- Độ chín sống

- Độ biến mầu của cao su.

c. Với vải đã bồi cần kiểm tra:

- Mức bám dính vải với vải - Mức bám dính mút với vải. - Độ thấm keo lên mặt vải.

- Vải tráng keo có đều hay bị loang ố.

d. Kiểm tra các loại keo:

- Keo dùng cho bồi, tráng vải - Keo dùng cho gò giầy - Keo dùng dán pho mũi

e. Kiểm tra công nghệ sản xuất

- Các chi tiết của giầy dập ra có đúng mẫu không - Có đúng mầu sắc và đủ chi tiết trong một đôi không

- Kiểm tra xem nồi lưu hoà có đủ nhiệt độ, áp lực, thời gian lưu hoà.

f. Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tất cả các sản phẩm sản xuất ra đều đưa lên băng chuyền lưu hoà song cần phải kiểm tra trước khi đưa vào túi.

Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra về chất lượng cần phải có những biện pháp, chính sách, mục tiêu về chất lương, Công ty cần phải:

- Tập trung đầu tư đổi mới cơ sở cũng như công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng lực sản xuất.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức việc đào tạo mới và đào tạo nâng cao cho công nhân lao động.

- Tuyển dụng những kỹ sư giỏi về kỹ thuật, hoá chất, cao su và những thợ có kinh nghiệm về ngành giầy.

- Ban hành quy chế nghiêm ngặt trong kỹ thuật sản xuất.

- Ban hành những quy chế khuyến khích người lao động trong việc tăng năng suất lao động cũng như việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Thực hiện tốt tiêu chuẩn chất lượng ISO. Tăng cường mối quan hệ giữa Công ty với nhà cung ứng trên nguyên tắc bảo đảm về tiến độ thời gian, chất lương, số lượng.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần giầy Hưng Yên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w