8. Cấu trúc của luận văn
1.3.7. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm thông qua chỉ số
1.3.7.1.Độ khó của bài trắc nghiệm.
* Độ khó = x.100%
c
x : Điểm trung bình thực tế
c : Điểm tối đa (bằng số câu của bài) 0 độ khó 1.
1.3.7.2. Độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm
* Độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm = ( )/2.100%
C M C
. Với M là điểm may rủi
1.3.7.3. Độ lệch tiêu chuẩn
Một trong các số đo lường quan trọng nhất là độ lệch tiêu chuẩn, là số đo lường độ phân tán của các điểm số trong một phân bố. Trong phần nghiên cứu, chỉ cần tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn phân bố
đơn và đẳng loại. Độ lệch chuẩn tính trên mỗi nhóm học sinh làm thực tế nên có thể thay đổi. Để tính nó ta có thể sử dụng công thức:
2 1 d s n Trong đó: n là số người làm bài
d = xi - x với xi: điểm thô của mẫu thứ i
x : điểm trung bình cộng điểm thô của mẫu
Tính d: Lập điểm thô của từng bài, cộng lại chia cho tổng số người là được điểm trung bình cộng của bài trắc nghiệm, lấy điểm thô của từng bài trừ cho điểm trung bình ta có từng độ lệch d; bình phương từng độ lệch ta có d2 Hoặc: S = 1 2 2 n x x n
Trong đó: x: điểm số của từng học sinh. n: số người làm. [14]
1.3.7.4.Hệ số tin cậy
Công thức căn bản để phỏng định hệ số tin cậy: r = 2 2 1 1 i K K K: số câu 2 i
: Độ lệch tiêu chuẩn bình phương của mỗi trắc nghiệm i 2 : Độ lệch tiêu chuẩn bình phương của các cá nhân trong nhóm về toàn thể bài trắc nghiệm
Hoặc có thể dùng công thức khác của Kuder - Richardson cũng suy ra từ công thức căn bản trên; với các bài trắc nghiệm có độ khó của câu trắc nghiệm khác nhau: r = 2 . 1 1 q p K K
K: Số câu
p : Tỉ lệ trả lời đúng cho một câu hỏi q : Tỉ lệ trả lời sai cho một câu hỏi 2
: Phương sai (độ lệch tiêu chuẩn bình phương)
Độ tin cậy của một bài trắc nghiệm có thể chấp nhận được là: 0,6 r 1,0
1.3.7.5.Sai số tiêu chuẩn đo lường
Sai số tiêu chuẩn đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của bài trắc nghiệm theo ý nghĩa tuyệt đối; nghĩa là không theo ý nghĩa tương đối như hệ số tin cậy đã nêu.
Công thức: SEm = Sx
tc
r
1
Trong đó: + SEm: Sai số tiêu chuẩn đo lường +Sx: Độ lệch tiêu chuẩn của bài +rtc: Hệ số tin cậy của bài
1.3.7.6. Đánh giá một bài trắc nghiệm
Đánh giá một bài là xác định độ giá trị và độ tin cậy của nó. Một bài trắc nghiệm hay phải có độ tin cậy cao, độ khó vừa phải. Khi đánh giá giá trị, sự phân tích nội dung thường quan trọng hơn là các số liệu thống kê. Khi đánh giá độ tin cậy thì nên xem xét sai số chuẩn cho phép đo. Việc phù hợp về độ tin cậy và độ giá trị trong việc đánh giá và tuyển chọn các bài phải phù hợp với mục tiêu dạy học.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lý luận về đánh giá nói chung cũng như cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Trong đó chúng tôi quan tâm đến những vấn đề sau:
+ Mục đích, chức năng của việc đánh giá. Vì mục đích, chức năng của bài trắc nghiệm quyết định nội dung và hình thức của bài trắc nghiệm.
+ Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại mục tiêu dạy học. Bởi để viết được một bài trắc nghiệm tốt cần định rõ được mục tiêu dạy học và các câu trắc nghiệm gắn chặt với các mục tiêu này.
+ Để thấy được ưu điểm và nhược điểm của các hình thức đánh giá; ở chương này chúng tôi hệ thống lại các phương pháp đánh giá; trong đó chú trọng tới cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cụ thể là:
- Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Cách tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Cách chấm bài, xử lý điểm, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm đã soạn - Các chỉ số thống kê để đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm
Tất cả những điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm đánh giá chất lượng kiến thức
chương " Các định luật bảo toàn" của học sinh lớp 10 THPT mà nội dung
Chương 2:
SOạN THảO Hệ THốNG CÂU HỏI TRắC NGHIệM KHáCH QUAN NHIềU LựA CHọN CHƯƠNG “ CáC ĐịNH LUậT BảO TOàN” LớP 10
THPT BAN CƠ BảN
2.1 Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “ Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT ban cơ bản
2.1.1 Đặc điểm nội dung chương “ Các định luật bảo toàn”
Chương “ Các định luật bảo toàn” là chương thứ 4 của vật lí 10 THPT ban cơ bản, chương này nằm sau chương 3 “ Cân bằng và chuyển động của vật rắn” và trước chương 5 “ Chất khí”, chương 6 “ Cơ sở của nhiệt động lực học”.
Trong SGK Vật lí 10 THPT ban cơ bản, chương này đề cập tới các vấn đề sau: 1. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
2. Công và Công suất. 3. Động năng.
4. Thế năng. 5. Cơ năng.
Các khái niệm được đưa ra trong chương như “xung lượng”, “ công”, “năng lượng” là những khái niệm quan trọng và xuyên suốt toàn bộ chương trình vật lí . Việc nắm vững các khái niệm, hiện tượng trong chương này sẽ giúp
học sinh có cơ sở vững chắc để lĩnh hội các kiến thức chương “ Cơ sở của nhiệt động lực học”. Đồng thời giúp các em nắm vững các kiến thức trong chương
trình vật lí 11, vật lí 12 và các ứng dụng cơ bản của định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn cơ năng trong thực tiễn đời sống.
2.2 Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học
2.2.1 Nội dung về kiến thức
Sau khi học xong chương” Các định luật bảo toàn” học sinh cần nắm vững các nội dung kiến thức sau:
2.2.1.1 Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng:
- Định nghĩa được động lượng: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v
là đại lượng được xác định bởi công thức: p mv
- Đơn vị đo động lượng: kgm/s.
- Nêu được hệ quả: Lực với cường độ đủ mạnh tác dụng lên một vật trong một khoảng thời gian hữu hạn có thể làm cho động lượng của vật biến thiên. Xung lượng của lực Định luật 2 Newton Động lượng Hệ kín Định luật bảo toàn động lượng
Công Công suất
2 2 1 mv A Động năng Thế năng z mg W A t Cơ năng Định luật bảo
toàn cơ năng ứng dụng Bài toán va chạm mềm Chuyển động bằng phản lực
Định luật bảo toàn cơ năng cho vật chuyển
động dưới tác dụng của lực hấp dẫn
Định luật bảo toàn cơ năng cho vật chuyển
động dưới tác dụng của lực đàn hồi Đàn hồi Hấp dẫn
- Từ định luật II Niu-tơn F ma
suy ra được định lí biến thiên động lượng: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. p F t
- Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập: Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
1 2
p p
không đổi.
Hay: m v1 1 m v2 2
không đổi. 2.2.1.2 Công và Công suất:
- Phát biểu được định nghĩa công của một lực: Khi một lực F
không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức: AFscos
- Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa công suất:
+ Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. P A
t
+ ý nghĩa công suất: Công suất của một lực đặc trưng cho tốc độ sinh công của lực đó.
2.2.1.3 Động năng:
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng (của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến): Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng (kí hiệu W ) mà
vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: Wđ 1 2
2mv
- Đơn vị đo động năng là: J hoặc kgm2/s2.
- Phát biểu được trong điều kiện nào động năng của vật biến
đổi: Động năng của một vật biến thiên khi các lực tác dụng lên vật sinh công. 2.2.1.4 Thế năng:
- Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều:
+ Trọng trường là trường hấp dẫn do trái đất gây ra. + Trọng trường đều là: Trong vùng không gian hẹp thì véc tơ
gia tốc trọng trường g
tại mọi điểm có phương song song, cùng chiều và cùng độ lớn.
- Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng:
+ Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
+ Biểu thức: Wt mgz. + Đơn vị đo: Jun (J).
- Viết được biểu thức thế năng đàn hồi: 1 2
2
t
W k l
- Viết được công thức liên hệ giữa công của trọng lực và sự biến thiên thế năng. AMN Wt W Mt W Nt
2.2.1.5 Cơ năng:
- Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được công thức tính cơ năng.
+ Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.
+ Biểu thức: 1 2
2
d t
W W W mv mgz
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động
trong trọng trường: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
Hệ thức: 1 2
2
d t
W W W mv mgz=hằng số.
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật dưới tác dụng
của lực đàn hồi của lò xo: Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn.
Hệ thức: 1 2 1 2
2 2
d t
W W W mv k l = hằng số. 2.2.2 Các kĩ năng cơ bản học sinh cần rèn luyện
- Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va chạm mềm và giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
- Vận dụng được công thức: AFscos
- Vận dụng được công thức: P A t - áp dụng được các công thức: Wđ 1 2 2mv 2 2 2 1 1 1 2 2 A mv mv
- Nêu được nhiều ví dụ về những vật có khả năng sinh công.
- áp dụng được các công thức tính thế năng hấp dẫn và tính thế năng đàn hồi tương ứng với việc chọn gốc thế năng.
- Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật.
- Kĩ năng đổi đơn vị các đại lượng trong đề bài toán cho thích hợp. - Kĩ năng vận dụng các kiến thức toán học như: Phép cộng véc tơ; Cách tính các giá trị lượng giác của các góc.
- Kĩ năng phán đoán, suy luận. 2.3 Các sai lầm phổ biến của học sinh
Đây là một phần kiến thức tương đối khó, đòi hỏi khả năng tư duy và tổng hợp cao, nên học sinh gặp nhiều khó khăn khi lĩnh hội phần kiến thức này. * Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
- Thường nhớ sai công thức động lượng từ véctơ sang độ lớn. - Lúng túng khi xác định chiều động lượng của vật.
- Hiểu chưa đầy đủ về va chạm mềm.
- Chưa nắm rõ nguyên tắc chuyển động bằng phản lực nên không phân biệt được chuyển động bằng phản lực với chuyển động dưới tác dụng của ngoại lực tuân theo định luật III Newton.
- Không hiểu được động lượng cũng có tính tương đối.
- Trong quá trình làm bài tập thường quên không đổi đơn vị của các đại lượng hoặc đổi sai dẫn đến tính toán sai kết quả bài toán.
* Công. Công suất.
- Khó khăn trong việc phân biệt khái niệm công cơ học với công trong đời sống.
- Gặp khó khăn khi xác định giá trị lượng giác của góc hợp giữa phương của lực tác dụng và phương chuyển động của vật.
- Hiểu không đầy đủ về công cản (công âm).
- Khó khăn trong việc ghi nhớ các đơn vị của công suất.
- Không hiểu đầy đủ về ý nghĩa của công suất là tốc độ sinh công cơ học.
* Động năng.
- Hiểu không rõ động năng có tính tương đối (phụ thuộc vào cách chọn mốc).
- Gặp khó khăn khi áp dụng công thức định lí biến thiên động năng do không hiểu ý nghĩa công cản.
- Thường nhầm lẫn khi nhắc tới lực sinh công dương tức là vật sinh công âm và ngược lại.
* Thế năng.
- Không hiểu rõ thế năng là năng lượng vị trí và hay quên chọn mốc thế năng trong quá trình làm bài tập.
- Gặp khó khăn khi tính độ biến thiên thế năng do không biết cách chọn mốc thế năng một cách hợp lí.
- Thường không nhớ hết các giá trị có thể có của thế năng hấp dẫn. - Khó nhớ công thức thế năng đàn hồi do không hiểu cách hình thành công thức.
* Cơ năng.
- Gặp khó khăn khi xác định cơ năng do những sai lầm khi tính động năng và thế năng.
- Gặp khó khăn khi áp dụng định luật bảo toàn cơ năng do không nhớ hay hiểu không đầy đủ về giới áp dụng.
2.4 Soạn thảo hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 – THPT ban cơ bản
khách quan nhiều lựa chọn cho chương” Các định luật bảo toàn”, mỗi câu hỏi
có 4 lựa chọn trong đó chỉ có một lựa chọn đúng. Các mồi được xây dựng trên
sự phân tích những sai lầm của học sinh khi học chương “ Các định luật bảo toàn”.
Trong hệ thống các câu hỏi có thể dùng để làm bài kiểm tra 15 phút, một tiết hoặc các bài kiểm tra đầu giờ, cuối giờ để đánh giá chất lượng kiến thức
học sinh trong khi học hoặc sau khi học chương “ Các định luật bảo toàn”. Tùy
mục đích kiểm tra và đối tượng kiểm tra mà giáo viên chọn số lượng và câu hỏi cụ thể nào. Có thể dùng hệ thống câu hỏi như là các bài tập giao cho học sinh để họ tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.
Nghiên cứu về cách phân loại các hoạt động nhận thức vận dụng vào phạm vi nghiên cứu đề tài chúng tôi chỉ quan tâm đến ba trình độ nắm vững tri