Nhận xét, đánh giá chung tình hình hoạt động và công tác kế toán của Công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ATEXPORT (Trang 38 - 44)

- Thuế xuất khẩu phải nộp

5.Nhận xét, đánh giá chung tình hình hoạt động và công tác kế toán của Công ty

Công ty

Công ty XNK thủ công mỹ nghệ là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tài khoản tiền gửi Việt Nam và tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng. Là đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu được Bộ Thương mại giao cho các chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu, công ty hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về hoạt động xuất khẩu, các mặt hàng: thêu ren, cói, ngô, dứa, mây tre, quần áo, giày dép... và nhập khẩu một số mặt hanf như vật tư, nguyên liệu xây dựng, máy móc, các nhóm hàng tiêu dùng khác... ngoài ra công ty còn xuất nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp khác trong nước.

Trong quá trình hơn 30 năm hoạt động và phát triển mặc dủ, gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty đã vượt qua và dần khẳng định được vị trí của mình, đã tìm được hướng đi và phát triển công ty. Công ty đã không ngừng bảo toàn và phát triển vốn của mình và đã đạt kim ngạch 4.640.000R/USD và từ đó đến nay kim ngạch xuất khẩu của công ty liêu tục tăng và tăng khá cao. Bình quân giai đoạn 1982-1985 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty là 57.000.000R/USD.

Từ năm 1986, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải đổi mới tư duy trong hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh theo hình thức tự cân đối, lấy thu bù chi và có lãi, lãi hưởng lỗ chịu và tự tìm kiếm đối tác cho mình, chủ động trong mọi quan hệ kinh tế khó khăn và phát triển đi lên. Cụ thể

công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Năm 1986 tổng kim ngạch XNK đạt 58.300.000 R/USD, năm 1987 đạt 70.860.000R/USD. Đặc biệt là năm 1989 công ty đã đạt kỷ lục là 102.400.000R/USD.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty luôn đạt được những kết quả kinh doanh khả quan, các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận luôn tăng từ năm này qua năm khác. Ví dụ như lợi nhuận của Công ty năm 99 so với năm 98 tăng là 58.861.109 VNĐ với tỷ lệ tăng là 10,78%, năm 2000 so với năm 99 tăng là76.719.766 VNĐ với tỷ lệ tăng là 7,48%, năm 2001 so với năm 2000 tăng là 39.089.000 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng là 3,68%. Các chỉ tiêu khác như thu nhập người lao động, chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng và tăng khá.

Hiện này ngoài các thị trường truyền thống như Liên xô cũ, Đông Âu và một số ít nước tư bản khác, công ty đã không ngừng hoạt động và phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với gần 50 nước trên thế giới. Công ty luôn cố gắng giữ vững và khôi phục thị trường truyền thống đồng thời luôn tìm kiếm và mở rộng sang các thị trường mới.

Nguồn vốn của công ty ngày càng lớn mạnh đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thông suốt, công ty có khả năng đảm bảo thanh toán nhanh với các bạn hàng nước ngoài. Công ty đã cố gắng khai thác và sử dụng hữu hiệu các nguồn vốn mà mình có, đồng thời biết đầu tư có chiều sâu, có trọng điểm, mở rộng các hình thức kinh doanh trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện và dự đoán tương lai.

Qua hơn 30 năm hoạt động, tuy đạt được những thành tựu đáng kể nhưng công ty cũng gặp không ít khó khăn: do biến động về thị trường tiêu thụ truyền thống của công ty, sự đổi mới cơ chế kinh tế đất nước nên công ty đã mất đi một số ưu thế vốn có của mình, công ty phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác đòi hỏi toàn thể công ty phải nỗ lực cố gắng. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và thế giới ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của công ty: tỷ giá thay đổi, thị trường biến động... làm cho hoạt động của công ty khó khăn hơn. Nhưng với sự nỗ lực của mình và sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Bộ thương mại nên công ty đã vượt qua được những khó khăn về thị trường tiêu thụ, giữ vững vị trí trong cạnh tranh, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.

Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà nội là một doanh nghiệp thương mại, làm chức năng sản xuất và kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thồng và một số mặt hàng khác. Bên cạnh đó công ty cũng có chức năng nhập khẩu nguyên liêu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, và nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, công nghệ và một số mặt hàng tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được... Ngoài ra công ty còn tham gia các hoạt động liên doanh, liên kết để khai thác sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Công ty có một số chi nhánh và văn phòng đại diện ở các tỉnh, có nhiệm vụ hỗ trợ nhau về vốn, kế hoạch kinh doanh, uỷ quyền cho các đơn vị này ký kết hợp đồng kinh tế và được phép chủ động trong mua bán hàng hoá.

Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, công ty tổ chức lựa chọn hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán là rất phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kiểm tra giám sát tại chỗ của kế toán đối với hoạt động của từng phòng kinh doanh, từng chi nhánh phục vụ cho công tác quản lý của công ty nhằm chuyên môn hoá và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên kế toán trong công ty.

Các chi nhánh được hạch toán độc lập, từ đó có thế lập ra các báo cáo kế toán giữ về cho phòng kế toán của công ty, giúp cho ban lãnh đạo công ty nhanh chóng có được thông tin về hoạt động của toàn công ty có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời, sát thực và hiệu quả.

Trong hạch toán công ty đã sử dụng các chứng từ ban đầu phù hợp với yêu cầu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ được sử dụng đúng mẫu của Bộ Tài chính ban hành và việc ghi chép đầy đủ và đúng theo hướng dẫn, việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh, xử lý kịp thời. Các chứng từ được phân loại và hệ thống hoá theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và trình tự thời gian và được lưu trữ cẩn thận.

Công ty vận dụng hệ thống tài khoản mới của Bộ Tài chính ban hành. Đồng thời Công ty cũng mở một số tài khoản chi tiết cho phù hợp với đặc điểm hàng hoá và hoạt động của Công ty. Các tài khoản cấp 2, cấp 3 để việc hạch toán được rõ ràng, cụ thể, tránh nhầm lẫn hoặc chồng chéo trong quá trình ghi chép.

Việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong công tác kế toán cũng rất hợp lý do công ty là 1 đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, các nghiệp

vụ phát sinh nhiều nên cần phải được ghi chép kịp thời hàng ngày không thể hạch toán theo định kỳ được.

Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung là rất thuận lợi cho việc ứng dụng phần mềm kế toán trong hạch toán. Là một doanh nghiệp lớn, khối lượng công việc nhiều nên công ty áp dụng phần mềm kế toán trên máy đã giảm bớt được khối lượng lớn công việc cho kế toán, đảm bảo việc cung cấp số liệu được nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

Kế toán trên máy cũng phải lập các sổ theo quy định của hình thức nhật ký chung mà công ty áp dụng.

Trong tổ chức bộ máy kế toán, công ty đã phân công kế toán chịu trách nhiệm một phần hành kế toán riêng thuận tiện cho việc đối chiếu kiểm tra và kế toán hướng nắm bắt được các thông tin một cách chi tiết nhanh chóng và kịp thời.

Tuy nhiên trong quá trính hạch toán nói chung cũng như trong hạch toán hoạt động xuất khẩu nói riêng do những điều kiện nhất định, công ty cũng không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định trong hạch toán tổng hợp và sổ sách kế toán. Vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện hơn trong quá trình hạch toán hoạt động xuất khẩu.

* Một số tồn tại mà công ty cần khắc phục trong công tác kế toán:

Về tài khoản sử dụng:

. Trong việc hạch toán ngoại tệ: số gốc nguyên tệ thu được trong khâu thanh toán và việc ghi chép hàng hoá nhận uỷ thác xuất khẩu kế toán đã không sử dụng các tài khoản ngoài bảng, điều này rất bất tiện cho việc theo dõi số hàng hoá nhận uỷ thác xuất khẩu và số nguyên tệ tại quỹ của công ty.

. Trong hạch toán số hàng hoá thu mua chuyển khoản đi nhập khẩu (thực tế không qua kho) nhưng kế toán vẫn tiến hành hạch toán thông qua TK 156 là chưa hợp lý.

. Trong việc hạch toán quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác xuất khẩu kế toán sử dụng tài khoản 3388 cũng là chưa hợp lý, công ty cần nghiên cứu sử dụng tài khoản phù hợp hơn.

- Về hạch toán:

. Công ty sử dụng tỷ giá hạch toán để hạch toán về ngoại tệ. Nhưng khi xác định doanh thu thuần hoạt động xuất khẩu tức là trên tài khoản 5111 công ty sử dụng tỷ

giá hạch toán là chưa hợp lý. Để việc hạch toán doanh thu bán hàng xuất khẩu hợp lý hơn công ty nên sử dụng tỷ giá thực tế tại thời điểm hàng xác định là xuất khẩu.

Về sổ sách kế toán

Ta thấy ở sổ nhật biên bán hàng để tiện cho việc theo dõi, so sánh đối chiếu nhanh, ta nên thêm vào sổ đó 2 cột là cột tỷ giá thực tế và cột chênh lệch tỷ giá phản ánh định khoản:

Nợ TK 413: Chênh lệch THTT và TGHT Có TK 5111: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về việc xác định kết quả kinh doanh

Trong việc xác định kết quả kinh doanh công ty xác định kết quả kinh doanh theo từng phòng, từng nghiệp vụ kinh doanh của các phòng vào cuối quý, điều này cho ta thấy một thực tế là việc tính toán kết quả kinh doanh chưa linh hoạt, như vậy sau mỗi thương vụ kinh doanh công ty không thấy ngay kết quả của nó như vậy sẽ không biêts được hợp đồng nào có lãi, lãi nhiều hay ít, hợp đồng nào lỗ, lỗ nhiều hay ít, không so sánh được hiệu quả kinh doanh giữa các hợp đồng đã ký. Đồng thời thông tin về tình hinh doanh thu và công nợ cũng không được kịp thời.

* Từ những tồn tại trên trong quá trình thực tập tại công ty, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để khắc phục.

- Về tài khoản sử dụng:

Để tiện cho việc theo dõi ngoại tệ gốc của công ty thì công ty nên sử dụng tài khoản ngoài bảng (Tài khoản 007- Nguyện tệ)

Và theo dõi số hàng nhận uỷ thác xuất khẩu nhập kho, kế toán nên sử dụng tài khoản ngoài bảng TK 003 để theo dõi

Về hạch toán

Để hạch toán đúng doanh thu thực tế hàng xuất khẩu và theo đúng nguyên tắc quy dịnh về sử dụng tỷ giá hạch toán trên các tài khoản thuộc đối tượng sử dụng ngoại tệ, kế toán nên sử dụng tỷ giá thực tế để phản ánh tài khoản 5111

Khi đó doanh thu hàng hoá xuất khẩu được phản ánh:

+ Khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ (xuất khẩu), kế toán ghi: Nợ TK1312: Tính theo tỷ giá hạch toán

Nợ TK 413: Chênh lệch TGTT > TGHT

Có TK 5111: Doanh thu hàng XK theo TGTT hoặc Nợ TK 1312:tính theo tỷ giá hạch toán

Có TK5111: tính theo tỷ giá thực tế Có TK 413: chênh lệch TGHT > TGTT

Đồng thơi phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp theo TGTT tại thời điểm xuất khẩu

Nợ TK 5111 Thuế xuất khẩu (TGTT) Có TK 3333

+ Khi nhận được GBC của ngân hàng về số tiền hàng XK, kế toán phản ánh số ngoại tệ thu được theo TGHT

Nợ TK 1122 Doanh thu hàng xuất khẩu (TGHT) Có TK 1312

Đồng thời: Nợ TK 007: Số nguyên tệ thu được

Hoàn thiện sổ kế toán

Công ty áp dụng hình thưc nhật ký chung và để áp dụng phương pháp vào sổ kế toán trên máy vi tính. Do vậy mà các mẫu sổ công ty sử dụng có kết cấu khá hoàn chỉnh, kết hợp hài hoà giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Nhưng trên sổ nhật biên bán hàng và nhật biên chi tiền gửi ngoại tệ phản ánh doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động xuất khẩu hàng hoá vời TGHT do vậy trên sổ nhật biên bán hàng xuất khẩu kế toán mở thêm cột chênh lệch giữa TGHT và TGTT để việc theo dõi được thuận tiện hơn.

Trên công đó phản ánh: Nợ TK 413

Có TK 5111

Hoàn thiện về kết quả kinh doanh

Từ những tồn tại nêu trên trong việc xác định kết quả kinh doanh, theo tôi để việc đánh giá chính xác, kịp thời, hiệu quả kinh doanh sau mỗi thương vụ (mỗi hợp đồng) là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó sẽ cung cấp thông tin kịp thời cho cấp lãnh đạo, quản lý, giúp nhà quản lý thấy được tình hình kinh doanh, khả năng thanh toán của khách hàng truyền thống và các khách hàng mới của công ty. Từ đó giúp cho nhà quản lý ra quyết định tiếp tục kinh doanh với những phương án tối ưu và hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận tốt nhất cho công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ATEXPORT (Trang 38 - 44)