2.5.1. Chứng từ và hạch toán ban đầu.
Trong tháng nếu phát sinh các trường hợp nghỉ BHXH thì phải có chứng từ hợp lý kèm theo.
Nếu nghỉ từ 1- 3 ngày, chứng từ để thanh toán do y tế Công ty cấp- đó là giấy chứng nhận để thanh toán.
Nếu nghỉ từ ngày thứ 4 trở đi thì phải có giấy chứng nhận của bệnh viện. Chứng từ phải có xác nhận của phụ trách đơn vị, chữ ký của y bác sĩ khám chữa bệnh.
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
Họ và tên: Nguyễn Ngọc ảnh
Đơn vị công tác: Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội Lý do nghỉ việc: Cảm sốt
Số ngày nghỉ: 01
( Từ ngày 10/01/2003 đến hết ngày 10/01/2003)
Xác nhận của phụ trách Ngày 10 tháng 01 năm 2003 Đơn vị Y, Bác sĩ
Phần BHXH Số sổ: 200
1. Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 01 ngày
2. Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ: 01 ngày
3. Lương tháng đóng BHXH: 1.350.700 đồng
4. Lương bình quân ngày: 51.950 đồng
5. Tỉ lệ% hưởng BHXH: 75%
6. Số tiền hưởng: 38.963 đồng Cán bộ cơ quan BHXH Phụ trách BHXH Cuối tháng, kế toán viết phiếu thanh toán BHXH theo mẫu sau:
Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH
(Nghỉ ốm, trông con ốm, ….thai sản.)
Họ và tên: Nguyễn Ngọc ảnh Nghề nghiệp: Công nhân nghề hoá
Đơn vị công tác: Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội Thời gian đóng BHXH: Năm 1995
Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ: 1.350.700 đồng Số ngày được nghỉ: 01
Trợ cấp:
Mức 75%: 37.962,5 đồng * 1 ngày = 38.963 đồng Cộng: 38.963 đồng
Bằng chữ: Ba mươi tám nghìn chín trăm sáu mươi ba đồng Ghi chú:
Người lĩnh tiền Kế toán Thủ trưởng đơn vị BCH Công đoàn cơ sở Từ “ Giấy chứng nhận nghỉ BHXH”, kế toán tiền lương lập “Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH” cho từng loại chế độ. Sau đó, lập “ Danh
sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH” cho từng đơn vị, bộ phận. Các chứng từ này được kế toán trưởng tổng hợp và lập “ Bảng thanh toán BHXH” làm căn cứ quyết toán với cơ quan BHXH cấp trên.