Phân tán rủi ro: Là việc san sẻ những khoản lỗ tiềm tàng ra nhiều phần

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TDNH VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTM (Trang 26 - 31)

- Căn cứ vào tính chất pháp lý thì thế chấp được chia thành hai loại:

f/ Phân tán rủi ro: Là việc san sẻ những khoản lỗ tiềm tàng ra nhiều phần

nhằm hạn chế thiệt hại cho ngân hàng.

Trong thực tế cơ chế thị trường, các NHTM luôn hoạt động dựa trên cơ sở an toàn thận trọng, không: "dồn hết trứng vào một rổ", cho dù khách hàng đó kinh doanh có hiệu quả cao hay rất cao. Bởi rủi ro là những gì không ai mong muốn và không lường hết được. Do vậy các ngân hàng luôn phải tôn trọng giới hạn an toàn. ở hầu khắp các nước người ta thường quy định giới hạn an toàn, bất kỳ một khoản vay nào vượt quá giới hạn quy định đều có thể rơi vào tình trạng. Giới hạn an toàn đối với một khách hàng vay ở mỗi nước rất khác nhau, thường từ 10 đến 40% vốn tự có của ngân hàng. ở Việt Nam hiện nay quy định mức dư nợ tối đa với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Hệ số an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỉ lệ giữa vốn tự có và tài sản rủi ro chuyển đổi là 8.

Một biện pháp nữa để thực hiện phân tán rủi ro là cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ. Đó là quá trình cho vay, bảo lãnh của một nhóm NHTM (từ 2

trở lên) cho một khách hàng, do một ngân hàng làm đầu mối, phối hợp với các bên tài trợ để thực hiện, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng.

Việc ngân hàng cho vay hợp vốn là để cung cấp các khoản tín dụng lớn. Nhiều ngân hàng kết hợp với nhau, cùng xem xét đánh giá khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của dự án để tiến hành cho vay. Các ngân hàng tham gia vào một dự án phải kí với nhau một hợp đồng đồng tài trợ thoả thuận rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên. Do đó khi có rủi ro xảy ra gánh nặng không dồn vào một ngân hàng nào, bời các ngân hàng tham gia đồng tài trợ sẽ san sẻ rủi ro, hậu quả của nó được giảm nhẹ.

Ngoài ra việc thực hiện bảo đảm tiền vay là một biện pháp quan trọng san sẻ rủi ro. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay, ở các nước bảo hiểm tín dụng thường được thực hiện dưới các dạng sau:

- Khách hàng vay vốn tín dụng mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh.

- Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

- Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay. * Lập quỹ dự phòng rủi ro.

-Lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro, ở hầu hết các nước trong hoạt động của ngân hàng đều thành lập quỹ dự phòng bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro và quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Việc sử dụng các quỹ khi có rủi ro như sau:

. Quỹ dự phòng khi có rủi ro đặc biệt: Dùng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hàng làm ăn thua lỗ do những nguyên nhân khách quan mang lại.

. Quỹ dự phòng tổn thất tín dụng: Dùng để bù đắp các khoản tổn thất rủi ro tín dụng do khách hàng gây lên.

ở Việt Nam, theo điều 82 - Luật các tổ chức tín dụng, áp dụng từ 01/10/1998. Dự phòng rủi ro có quy định: "Tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này phải được hạch toán vào chi phí hoạt động, việc phân loại tài sản "có", mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và sử dụng khoản dự phòng để xử lý các rủi ro do thống đốc ngân hàng nhà nước và bộ tài chính quy định"

Theo quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN "Ban hành quy định về việc phân loại tài sản "có" trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng", đã đưa ra các giải pháp thực thi, tạo hành lang pháp lý đảm bảo cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, chủ động xử lý các trường hợp rủi ro. Chúng ta đã biết hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thi trường luôn luôn tiềm ẩn đầy rẫy những yếu tố rủi ro. Bởi vậy có cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức bách trong thực tiễn, tháo gỡ được một khâu ách tắc trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Như vậy, những quy định mới ban hành đã cung cấp cho các tổ chức tín dụng áp dụng thống nhất phương pháp phân loại tài sản "có" (tạm gọi là rủi ro tín dụng), để tìm kiếm biện pháp ngăn ngừa và khắc phục. Đồng thời, tổ chức tín dụng còn được quyền chủ động xử lý nếu tài sản "có" ấy thực sự đã bị rủi ro. Điều này đã giải toả khá triệt để tâm lý lo sợ hình sự hoá quan hệ dân sự các hoạt động ngân hàng đã phát sinh và tồn tại trong thời gian gần đây. Song bên cạnh những tác dụng tích cực, vẫn tồn tại một số quy định khi triển khai trong thực tế vấp phải những vướng mắc, nổi cộm trên các mặt chủ yếu sau:

+ Một là, việc phân loại tài sản "có" và trích lập dự phòng rủi ro phải tiến hành ngay từ đầu năm, có nghĩa là cơ sở để phân loại là tài sản "có" tại thời điểm cuối ngày 31 tháng 12 năm trước. Phần giá trị tài sản "có "có khả năng không thu

hồi được bằng việc tính toán theo các chuẩn mực quy định là các tài sản có dấu hiệu rủi ro tín dụng đã phát sinh từ năm trước nhưng lại hạch toán lượng giá trị đó vào chi phí thuộc tài khoá năm hiện hành. Như vậy chẳng khác gì lấy thu nhập tài chính của năm hiện hành để lập dự phòng rủi ro tín dụng cho những năm trước. Điều nghịch lý này sẽ làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho hoạt động của năm hiện hành.

+ Hai là, việc trích lập dự phòng phải tiến hành ngay "trong vòng 25 ngày làm việc đầu tiên của mỗi năm", nghĩa là phần giá trị dự phòng rủi ro tín dụng tính được qua việc phân loại tài sản "có" đến cuối năm trước phải được ghi vào chi phí ngay từ những ngày đầu năm hiện hành dù chưa có thu tài chính. Vào thời điểm này, thường các tổ chức tín dụng chưa có thu tài chính hoặc thu nhập còn rất hạn hẹp. Như vậy, trong các trường hợp đó sẽ xảy ra hiện tượng chi trước thu sau, dẫn đến kết quả năm tài chính thua lỗ. Điều này sẽ là cú xốc không đáng có ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh, đến hoạt động của tổ chức tín dụng.

+ Ba là, giá trị dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập theo những tỷ lệ cố định cho từng nhóm tài sản "có" qua phân loại như: Đối với loại tài sản hoạt động cấp tín dụng được chia thành 4 nhóm, trong đó chỉ trích lập dự phòng 3 nhóm gồm các khoản đã quá hạn thanh toán theo cấp độ thời gian quá hạn và ấn định các tỷ lệ trích lập tương ứng: 20%,50%,100%. Điều này cho thấy nếu không có nợ quá hạn thì không được lập dự phòng, hoặc nếu nợ quá hạn càng lớn với cấp độ thời gian càng dài thì giá trị dự phòng phải trích lập càng lớn với giới hạn tối đa theo lý thuyết là 100% giá trị tài sản "có" hoạt động cấp tín dụng bị quá hạn. Như vậy, nếu giá trị trích lập dự phòng rủi ro lớn tới mức vượt quá thu nhập ròng của tài khoá năm hiện hành thì vô hình chung đơn vị hoặc tổ chức tín dụng đã dự phòng bằng cái không có. Mặt khác, nếu đầu năm qua phân loại tài sản "có" dù không nợ quá hạn cũng không mấy chắc chắn là không có sự bùng nổ rủi ro tín dụng cần được

giải quyết trong năm. Đó là những biện pháp nhằm tăng thêm sự gập gềnh, giắc rối không đáng có cho hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

+ Bốn là, số tiền dự phòng sau khi xử lý rủi ro còn lại thời điểm ngày 31/12 hằng năm, tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại để giảm số tiền dự phòng đã trích.

Nói cách khác, tại thời điểm 31/12 hằng năm, trước khi bước vào thời điểm quyết toán niên độ, tổ chức tín dụng phải triệt tiêu số dư có tài khoản quỹ dự trữ để bù đắp rủi ro, kéo theo trên bảng quyết toán cân đối tài chính hàng năm của họ khoản mục hoặc tài khoản dự trữ tài chính để bù đắp rủi ro phải bằng không.

Điều này chẳng khác gì tổ chức tín dụng được phép trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhừng không được phép dự trữ tài chính trong việc trích lập ấy. Đây lại là nghịch lý làm cho việc trích lập dự phòng trở thành vô nghĩa, có cũng vậy mà không có cũng vậy, kết cục cũng sẽ như nhau.

Như vậy, dù có phức tạp và khó khăn thì trong nền kinh tế thị trường để giảm bớt rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì tất yếu phải thành lập quỹ dự phòng rủi ro. Song tuỳ theo mỗi nước mà quỹ này được tổ chức theo hình thức và tên gọi khác nhau. Ví dụ Hàn Quốc gọi là "Quỹ đảm bảo tín dụng" được thành lập năm 1976, Thái Lan gọi là "Quỹ đảm bảo tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ" thành lập năm 1985, Mỹ thành lập "Quỹ dự phòng tổn thất cho vay", quỹ này trích từ thu nhập và duy trì ở mức độ đủ để trang trải các khoản tổn thất trong cơ cấu tín dụng ngân hàng...

Ngoài những biện pháp nêu trên, ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng cần chú ý khai thác trung tâm phòng ngừa rủi ro (viết tắt là TPR), để tham khảo thêm và chọn cho mình được giải pháp hợp lý nhất.

Theo qui chế hiện hành, một doanh nghiệp có thể vay một hay nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng, dẫn đến trong thực tế doanh nghiệp có thể dùng tài sản thế chấp của mình cùng một lúc vay ở nhiều ngân hàng. Nếu doanh nghiệp bị

phá sản thì nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng bị rủi ro theo. Để hạn chế tình trạng này, TPR ra đời với nhiệm vụ nhận tin, tập hợp và xử lý thông tin của các tổ chức tín dụng gửi lên về một doanh nghiệp qua các nguồn tin thu nhận được để cung cấp cho các tổ chức tín dụng làm căn cứ xem xét quyết định trước khi cho vay.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TDNH VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHTM (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w