Công nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 38)

I. MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ Ở VĨNH PHÚC

2.2.1.Công nghiệp

2. Kinh tế xã hội

2.2.1.Công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc lúc bắt đầu tái lập tỉnh rất nhỏ bé, xếp thứ 41/61 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến năm 2001 vươn lên đứng thứ 7 trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp (CN) Vĩnh Phúc trong 5 năm (1998 - 2002) là 74,68%. Trong đó: Khu vực CN trong nước 22,57%; CN có vốn FDI: 9,3 lần..

- Tỷ trọng giá trị SXCN - XD sản xuất công nghiệp - xây dựng so với tổng giá trị sản xuất và tổng thu nhập quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh tăng nhanh.

BIỂU ĐỒ 2: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

+ Năm 1997:

+ Năm 1999:

+ Năm 2002:

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

34,6% 52,54% 12,86 % ( Trong đó CN chiếm 9,55%) Dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp xây dựng 33,74% 36,4 % 29,78% (Trong đó CN 28,3%) Dịch vụ Nông nghiệp

Công nghiệp xây dựng

32,4 %

26,9 % 40,7%

Dịch

vụ Nông nghiệp

Cùng với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội, công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc trong những năm qua đã có bước đi đúng hướng và tăng trưởng vượt bậc. Sản phẩm sản xuất ra cũng đa dạng hơn, nhiều cơ sở đã đầu tư công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng đóng góp cho ngân sách địa phương.

2.2.2. Nông, lâm, thủy sản

Vĩnh Phúc có diện tích đất nông nghiệp là 66.559,73 ha, chiếm 48,60% tổng diện tích toàn tỉnh; đất lâm nghiệp 30.439,33 ha, chiếm 22,19%; đất chưa qua sử dụng 16.093,75 ha, chiếm 11,73%. Tiềm năng đất đai khá lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Nhờ có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng về cơ cấu mùa vụ, về cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ phục vụ cho sản xuất được kịp thời nên giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thuỷ sản hàng năm đều tăng. Thành tựu nổi bật của nông nghiệp Vĩnh Phúc thời gian qua là đã căn bản giải quyết được vấn đề lương thực trên địa bàn tỉnh; diện tích rau xanh và cây công nghiệp cũng không ngừng tăng; diện tích rau cao cấp và hoa đang phát triển mạnh; nghề trồng nấm, trồng dâu, nuôi tằm đang cho hiệu quả tốt; cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày đang có hướng phát triển trên diện rộng. Chăn nuôi tiếp tục phát triển; Chương trình sinh hoá đàn bò, phát triển đàn bò sữa và nạc hoá đàn lợn đã đạt được những kết quả quan trọng.

Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại thời gian gần đây và khả năng sản xuất của tỉnh thì những mặt hàng có thể ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn và ổn định là:

Sản phẩm trồng trọt: Ngô, rau, hoa, nấm, kén tằm và các loại quả (vải, dứa)

Sản phẩm chăn nuôi: lợn choai siêu nạc, thịt lợn mảnh, sữa bò, thị bò, thịt và trứng gia cầm.

2.2.3. Thương mại:

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn trong việc phát triển thương mại và thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá (LCHH) trên địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm và cơ cấu theo vùng lãnh thổ tương thích với sức mua và tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra. Trong đó mức LCHH của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng trung bình là 8,36%, ngành du lịch, dịch vụ chiếm tỷ trọng 2,43%.

Kim ngạch xuất khẩu ( XK) tăng nhanh, mặt hàng xuất khẩu khá phong phú. năm 1997, trị giá hàng XK đạt 13,7 triệu USD, năm 2002 đạt 27,8 triệu USD. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: Quế xô trung bình hàng năm 2.725 tấn, lạc nhân 2.618 tấn, chè 800 tấn, chuối tiêu 9.500 tấn.

Sản phẩm trao đổi chủ yếu của Vĩnh Phúc gồm: Chè các loại, gốm xây dựng và mỹ nghệ, sản phẩm rèn, rau xanh, cây thực phẩm và hoa cao cấp, thịt lợn, thịt bò, sữa bò, gia cầm và thuỷ sản ...

Tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Vĩnh Phúc thời kỳ 1998 - 2002 đạt 659.553.000 USD. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng 23,12%, kim ngạch xuất khẩu tăng 10,45% so với năm 2001.

Đến hết tháng 12/2002, đã có 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 400 triệu USD thuộc 9 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động có hiệu quả, trên 70 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 3.500 tỷ VNĐ.

3. Môi trƣờng pháp lý của tỉnh

. Cơ chế quản lý

Các văn bản liên quan đến FDI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế quản lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là quản lý theo luật. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại doanh nghiệp không có bộ chủ quản như doanh nghiệp nhà nước nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ theo luật. Ý thức được tầm quan trọng chiến lược của FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, năm 1987 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, một năm sau sự khởi đầu của chính sách mở cửa nền kinh tế (mở ra một thời kỳ mới của nền kinh tế Việt Nam). Qua bốn lần sửa đổi vào năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất vào ngày 1/7/2000

Trên cơ sở đó, luật sửa đổi, bổ sung tập trung trước hết vào việc tháo gỡ kịp thời những khó khăn, cản trở đối với doanh nghiệp có vốn FDI đã được cấp phép, tạo điều kiện thu hút nhiêù dự án đầu tư mới với chất lượng cao hơn, đồng thời làm xích gần thêm một bước giữa các qui định pháp luật về đầu tư trong nước và ĐTNN để tiến tới xây dựng một luật đầu tư thống nhất.

3.1.2. Các cấp quản lý

 Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (UBND) thống nhất thực hiện quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh cụ thể là:

- Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập trên cơ sở đổi tên và tổ chức lại Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Phú Thọ theo quyết định 188-QĐ/UB ngày 30/8/1997. Sở Kế hoạch và đầu tư được UBND tỉnh uỷ quyền quản lý nhà nước về ĐTNN và hợp tác đầu tư, là cơ quan đầu mối giải quyết mọi thủ tục liên quan đến đầu tư của chủ đầu tư.

- Chức năng và nhiệm vụ của sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng tham mưu tổng hợp về qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện các chủ trương biện pháp quản lý đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại địa phương. Làm đầu mối phối hợp giữa các sở, ngành ở tỉnh trong công tác kế hoạch và đầu tư. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh, sự chỉ đạo về chuyên môn và nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

 Sở Kế hoạch và đầu tư có các nhiệm vụ sau:

- Phổ biếnvà hướng dẫn thực hiện pháp luật nhà nước về hoạt động FDI trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn các chủ đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư, thông tin những điều kiện đầu tư.

- Hướng dẫn, giới thiệu địa điểm đầu tư cho nhà đầu tư trên cơ sở phù hợp qui hoạch phát triển kinh tế của địa phương.

- Phổ biến nội dung, trình duyệt và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài vào địa bàn tỉnh.

- Là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, lập hồ sơ trình UBND tỉnh cấp phép đầu tư theo thẩm quyền.

- Chủ trì cùng các ngành liên quan, tổ chức thẩm định dự án, xác định giá thuế đất theo qui định, cùng sở Tài chính thẩm định mức đền bù để tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Từng quý, 6 tháng, 9 tháng và từng năm có văn bản báo cáo gửi UBND tỉnh, bộ Kế hoạch và đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI. Kiến nghị việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư của tỉnh.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

* Các sở, ngành trong tỉnh có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm

vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và đầu tư giải quyết kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền.

* Ngoài ra, ban quản lý KCN là cơ quan được Bộ Kế hoạch và đầu tư

uỷ quyền quản lý hoạt động FDI trong KCN của tỉnh.

Trong Sở Kế hoạch và đầu tư, Phòng Hợp tác và kinh tế đối ngoại có trách nhiệm quản lý ĐTNN trên địa bàn tỉnh.

3.1.3. Thủ tục quản lý dự án FDI

Với quyền hạn và trách nhiệm nêu trên, ngày 15/1/2001, UBND tỉnh đã ra quyết định số 60/QĐ-UB (quyết định thực hiện “cơ chế một cửa” về hợp tác đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc). Quyết định này qui định nội dung chủ yếu để tổ chức thực hiện quy chế một cửa (một đầu mối) trong việc xúc tiến, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tuân thủ Luật ĐTNN tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan để cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho đầu tư phát triển.

- "Một cửa" là thực hiện theo một đầu mối, một cơ quan giải quyết

mọi vấn đề liên quan đến nhà đầu tư từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án đến cấp giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật.

- "Một cửa" không phải là một cơ quan làm thay tất cả các công việc

của các ngành liên quan mà là đầu mối khâu nối tổng hợp ý kiến các ngành trên cơ sở thống nhất ý kiến của các ngành dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc chỉ phải đến một cơ quan mà không phải đến nhiều cơ quan để liên hệ công tác từ khâu khảo sát ban đầu cho đến khi nhận được giấy phép đầu tư.

. Các chính sách ưu đãi dành cho FDI tại Vĩnh Phúc.

Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách thông thoáng đóng một vai trò rất quan trọng. Các nhà đầu tư luôn chọn những vùng mà họ có thể tận dụng được nhiều nhất chính sách ưu đãi. Những năm vừa qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành khá nhiều chính sách khuyến khích đầu tư.

Trong năm 2002, UBND tỉnh đã dự thảo quy chế về việc thực hiện một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc căn cứ vào tình hình thực tế áp dụng cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 - 2005. Nội dung này bao gồm:

* Điều kiện đƣợc hƣởng ƣu đãi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những dự án được hưởng ưu đãi phải thoả mãn một trong các điều kiện sau:

- Đầu tư mới, đầu tư mở rộng, di chuyển đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề kinh doanh đến Vĩnh Phúc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của Vĩnh Phúc.

- Đầu tư mới, đầu tư mở rộng di chuyển đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề kinh doanh, đặc biệt khuyến khích đầu tư.

- Những dự án thu hút nhiều lao động (100 lao động trở lên) - Đầu tư trong giai đoạn 2002 - 2005

- Quy mô đầu tư với số vốn đầu tư lớn (trên 5 tỷ đồng), thiết bị, công nghệ tiên tiến, ngành nghề sử dụng đội ngũ trí thức cao.

- Đầu tư kinh doanh vào các công trình hạ tầng điện, nước, giao thông, đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh.

* Các chế độ đƣợc hƣởng ƣu đãi của tỉnh Vĩnh Phúc

Giá thuê đất

Giá thuê đất đối với các dự án có vốn FDI là mức giá thấp nhất theo khung giá quy định hiện hành của nhà nước. Giá thuê đất đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước là mức giá theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định cho sản xuất và dịch vụ áp dụng giá thuê đất theo quy định hiện hành của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Miễn tiền thuê đất.

Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài việc được hưởng miễn thuế đất thuế quy định hiện hành của nhà nước, còn được hưởng miễn thêm như sau:

- Dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trên địa bàn huyên Lập Thạch và các xã miền núi của huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Mê Linh được miễn thêm 8 năm; Đầu tư vào các KCN, CCN và các địa bàn khác được miễn thêm 5 năm.

+ Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) để cho thuê ở đô thị, phục vụ KCN, CCN.

+ Đầu tư xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ nhân dân.

+ Chế biến nông sản, thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc.

Hỗ trợ đền bù giải phóng và san lấp mặt bằng

Dự án thoả mãn một trong các điều kiện sau đây được ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số tiền đền bù (không tính giá trị các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống, đường điện, đường nước...) theo chính sách hiện hành của nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN được hỗ trợ 8%.

- Sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%.

- Có vốn đầu tư từ 10 tỷ VND trở lên và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%.

- Chế biến nông sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15%.

- Đầu tư vào các KCN, CCN vùng đồng bằng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc được hỗ trợ 20%.

- Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) cho thuê ở đô thị, phục vụ KCN, CCN ở thị xã Vĩnh Yên, các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, ytế, giáo dục được hỗ trợ từ 50 - 100%.

- Đầu tư sản xuất ở huyện Lập Thạch, các xã miền núi của các huyện Tam Dương, Bình Xuyên và các CCN ở Vĩnh Yên được hỗ trợ 100% (không tính đất trồng lúa).

Mức hỗ trợ nêu ở các mục nêu ở trên không vượt quá 2 tỷ VND. Trường hợp dự án đáp ứng được nhiều điều kiện thì chỉ được hưởng ưu đãi của điều kiện có mức ưu đãi cao nhất.

Đối với các CCN chưa có công ty kinh doanh phát triển hạ tầng làm chủ đầu tư, tỉnh ứng tiền trước để đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch được duyệt. Khi có dự án dược triển khai tại CCN này, tỉnh thu lại của chủ đầu tư các khoản tiền đã ứng trước để đền bù, giải phóng mặt bằng theo diện tích đất thực giao sau khi đã trừ ưu đãi nêu ở trên.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 38)