Kinh nghiệm phát hiện, kiểm soát và xử lý bán phá giá của một số

Một phần của tài liệu ’một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chống bán phá giá hàng nhập khẩu của Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương (Trang 48)

gia trên thế giới

1) Hoa Kì

Chính sách về chống bán phá giá của Hoa Kỳ được thể hiện trong Luật chống bán phá giá năm 1921. Kho bạc Nhà nước Hoa Kỳ khi đó có nhiệm vụ điều tra về các hành vi bán bán phá giá và áp thuế chống bán phá giá. Sau đó, nhiệm vụ này được chuyển cho Bộ Thương Mại Hoa Kỳ sau khi Nghị viện Hoa

Kỳ đưa ra đạo luật mới có quy định về điều tra, áp dụng thuế chống bán phá giá vào năm 1979.

Khi WTO ra đời, trên cơ sở kết quả vòng đàm phán Urugoay năm 1995, các quy định về điều tra, chống bán phá giá của Hoa Kỳ đều tuân theo Hiệp định của WTO.

Hoa Kỳ quy định việc áp thuế chống bán phá giá phải dựa trên cơ sở kết quả điều tra xem việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ có gây ra hay đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không. Việc áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ phải tuân thủ theo các quy định của WTO.

Đơn đề nghị điều tra bán phá giá được gửi đến đồng thời cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Ủy ban Thương mại Quốc tế, là hai cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Sau 20 ngày nhận được đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá của nhà sản xuất trong nước, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ra quyết định có điều tra hay không và nêu ra những lý do cụ thể cho quyết định của mình. Trường hợp đặc biệt thì thời hạn ra quyết định có điều tra chống bán phá giá hay không là 40 ngày. Sau 45 ngày hoặc 65 ngày trong trường hợp đặc biệt kể từ ngày nhận được đơn xin điều tra bán phá giá, Ủy ban Thương Mại Quốc tế sẽ có đánh giá sơ bộ về những thiệt hại xảy ra hoặc những nguy cơ có thể xảy ra với ngành sản xuất trong nước theo những thông tin thu được trong đơn. Kết quả của đánh giá sơ bộ này sẽ là quyết định có hay không tiếp tục điều tra chống bán phá giá của Ủy ban Thương Mại Quốc tế Hoa Kỳ. Sau 115 ngày kể từ khi Ủy ban Thương Mại Quốc tế có đánh giá sơ bộ, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cũng sẽ có đánh giá sơ bộ về có hành vi bán phá giá như đơn yêu cầu điều tra đã đưa ra hay không. Trường hợp có hành vi bán phá giá thì Bộ Thương Mại Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp tạm thời đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra chống bán phá giá. Ngược lại, nếu không thấy có hành vi bán phá giá thì Bộ Thương Mại Hoa Kỳ có thể ra quyết định chấm dứt điều tra.

Trên cơ sở các kết luận điều tra sơ bộ, nếu có hành vi bán phá giá thì Bộ Thương Mại Hoa Kỳ sẽ áp dụng biện pháp tạm thời với hàng nhập khẩu là đối tượng điều tra chống bán phá giá như thu thuế tạm thời hay ký quỹ một số tiền nhất định nhằm triệt tiêu việc bán phá giá. Thời hạn áp dụng các biện pháp tạm thời không quá 4 tháng, trường hợp đặc biệt là không quá 6 tháng.

Việc rà soát có tiếp tục áp thuế chống bán phá giá hay không do Bộ Thương Mại Hoa Kỳ chịu trách nhiệm sau mỗi giai đoạn 5 năm như trình tự thủ tục ban đầu. Việc rà soát sẽ cho một trong các kết luận sau:

- Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá - Giảm mức thuế chống bán phá giá

- Loại bỏ thuế chống bán phá giá

Từ những vấn đề trên, có thể thấy Hoa Kỳ là quốc gia có hai cơ quan quản lý về chống bán phá giá:

- Bộ Thương mại Hoa Kỳ có trách nhiệm điều tra xem hàng nhập khẩu có bị bán phá giá hay không, nếu có thì xác định biên độ phá giá;

- Ủy ban Thương Mại Quốc tế có nhiệm vụ điều tra, xem xét, phân tích xem hàng nhập khẩu bị bán phá giá có phải là nguyên nhân gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không.

Vụ nhập khẩu trực thuộc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ có nhiệm vụ: - Điều tra về chống bán phá giá, chống trợ cấp,

- Đưa ra quyết định chính thức về áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp,

- Đưa ra quyết định thỏa thuận đình chỉ

- Rà soát để xác định mức thuế chống bán phá giá,

- Thực hiện các thủ tục rà soát khi có sự thay đổi về hoàn cảnh, rà soát hoàng hôn.

Ủy ban Thương Mại Quốc tế có nhiệm vụ cụ thể sau: - Điều tra thiệt hại

- Tham gia điều tra trong thủ tục rà soát khi thay đổi hoàn cảnh và rà soát hoàng hôn

- Khi có một vụ việc về chống bán phá giá hay chống trợ cấp, Ủy ban Thương Mại Quốc tế Hoa Kỳ sẽ thành lập một nhóm chuyên trách là những đại diện từ các phòng, ban sau:

+ Phòng điều tra + Phòng kinh tế + Phòng kế toán + Phòng công nghiệp + Phòng luật sư trưởng.

Nhóm đặc trách này có nhiệm vụ theo dõi vụ việc, gửi câu hỏi cho các bên và chuẩn bị một bản báo cáo tóm tắt thông tin để hỗ trợ cho việc phân tích cho các Ủy viên Hội đồng. Ngoài ra, mỗi Ủy viên sẽ có một chuyên viên hỗ trợ phân tích thông tin và bằng chứng để đưa ra quyết định sơ bộ.

2) Liên minh Châu Âu (EU)

Cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong việc thi hành luật chống bán phá giá của EU là Ủy ban châu Âu. Cơ quan này có trách nhiệm nhận đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá, ra quyết định mở cuộc điều tra, tiến hành điều tra, áp thuế chống bán phá giá tạm thời, kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng việc áp thuế chống bán phá giá chính thức. Ủy ban có quyền kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng xem xét, sửa đổi Quy chế chống bán phá giá và ban hành các luật mới về thương mại. Việc thực thi luật chống bán phá giá trong Ủy ban được giao cho Tổng Vụ Thương mại gồm khoảng 100 chuyên viên tham gia các vụ điều tra chống bán phá giá và các vụ việc thương mại khác.

Các nước thành viên tham gia quá trình thi hành luật về chống bán phá giá thông qua Hội đồng Tư vấn là những đại diện của mỗi nước thành viên do một quan chức trong Ủy ban làm chủ tịch. Quyết định của Ủy ban sẽ không có hiệu lực khi một nước thành viên phản đối. Các nước thành viên trong EU sẽ chịu trách nhiệm thu thuế chống bán phá giá qua cơ quan hải quan của nước mình.

Tòa án có quyền giám định tính hợp pháp của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Ủy ban hoặc Hội đồng đưa ra nhằm kiểm tra xem quá trình điều tra ra quyết định có đúng thủ tục hay không.

Đơn do đại diện ngành sản xuất của EU nộp cho Ủy ban Châu Âu. Đại diện nộp đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá cũng phải thỏa mãn các yêu cầu như trong Hiệp đinh WTO như sản lượng của các nhà sản xuất nộp đơn yêu cầu điều tra phải lớn hơn các nhà sản xuất sản phẩm tương tự phản đối và chiếm trên 25% tổng sản lượng toàn ngành ở EU. Trong vòng 45 ngày từ khi nhận được đơn, Ủy ban ra quyết định có tiến hành điều tra hay không. Một cuộc điều tra chống bán phá giá của EU được tiến hành trong vong 1 năm hoặc tối đa là 15 tháng.

Sau khi thông báo tiến hành điều tra, Ủy ban sẽ gửi bảng câu hỏi cho các bên liên quan và yêu cầu các nhà xuất khẩu phải trả lời trong 30 ngày. Nếu bảng hỏi không được trả lời đầy đủ và chính xác thì ủy ban sẽ ra quyết định dựa vào thông tin sẵn có.

Sau khi nhận được bảng hỏi, ủy ban sẽ cử các cán bộ điều tra tại trụ sở của nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất của EU, sau đó là các nhà xuất khẩu để xem xét các thông tin và số liệu tính toán có chính xác hay không.

Trường hợp mà số nhà sản xuất, xuất khẩu là quá lớn hoặc chủng loại sản phẩm điều tra quá đa dạng thì Ủy ban sẽ giới hạn điều tra ở một số các nhà sản xuất, xuất khẩu theo phương pháp thống kê chọn mẫu.

Nếu cuộc điều tra kết luận là có bán phá giá và thiệt hại và nếu thấy cần thiết thì EU có thể áp thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không được áp dụng sớm hơn 60 ngày và quá 9 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra. Có 4 hình thức đánh thuế chống bán phá giá như sau:

- Theo phần trăm

- Mức thuế thay đổi trên cơ sở giá tối thiểu - Kết hợp giữa thuế phần trăm và thay đổi - Thuế tuyệt đối

Quyết định đánh thuế thế nào dựa vào tính chất sản phẩm. Việc áp thuế chống bán phá giá với các mức khác nhau cho các nhà xuất khẩu khác nhau nếu biên độ phá giá là khác nhau

Vụ điều tra chống bán phá giá đối với khăn lanh trải giường loại cotton tháng 7/1996 của Châu Âu

Bên điều tra là Cộng đồng Châu Âu (EC).

Sản phẩm bị điều tra : khăn lạnh trải giường loại cotton

Tháng 7/1996, Hội đồng Bông và Liên minh các nhà sản xuất dệt may Liên minh Châu Âu là những nhà sản xuất đồ may mặc và hàng tương tự của Châu Âu, chiếm phần lớn tổng sản phẩm của ngành sản xuất khăng lanh trải giường loại cotton ở Châu Âu đã nộp đơn kiện chống bán phá giá. Tháng 9/1996, Ủy ban ra thông báo trên Công báo về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá với khăn lanh nhập khẩu từ Ai Cập, Ấn Độ và Pakistan. Bên khởi kiện phải cung cấp đầy đủ thông tin cho Ủy ban về:

Có hành vi bán phá giá của các nhà sản xuất bên ngoài liên minh Châu Âu Thiệt hại của ngành sản xuất trong liên minh

Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá với thiệt hại kể trên.

Trước tiên, đơn kiện được văn phòng xử lý đơn kiện phân tích và sau đó là tham vấn nội bộ với Ủy ban Châu Âu. Nếu không có phản đối gì lớn trong quá trình tham vấn này thì đơn kiện sẽ được chuyển tới Tổng Giám đốc Tổng vụ Thương mại và sau đó là Văn phòng của Ủy viên Châu Âu. Sau khi được Văn phòng ủy viên Châu Âu phê chuẩn, đơn kiện được trình lên Ủy ban Tư vấn để xin chấp thuận chính thức của các Quốc gia thành viên. Quyết định khởi kiện sẽ được đăng trên Công báo của EU sau khi được Ủy ban Tư vấn phê chuẩn.

Cộng đồng Châu ÂU sẽ thông báo khởi kiện cho cơ quan có thẩm quyền nước bị kiện 10 ngày trước khi đăng Thông báo khởi kiện và gửi bảng hỏi cho các bên liên quan yêu cầu cung cấp thông tin.

Do quy mô lớn và phức tạp của vụ kiện, Ủy ban ra thông báo áp dụng kĩ thuật chọn mẫu theo điều 17 Quy định về chống bán phá giá của EC. Kết quả,

Ủy ban chọn 4 công ty Ai Cập, 7 công ty Ấn Độ và 7 công ty Pakistan vào mẫu điều tra. Ủy ban cũng chọn 17 nhà sản xuất Châu Âu và 1 nhà nhập khẩu liên quan cho cuộc điều tra.

Sản phẩm bị điều tra trong vụ kiện chống bán phá giá này là khăn lanh trải giường 100% sợi cotton hoặc pha giữa sợi cotton với sợi dệt tay hoặc sợi lanh được tẩy trắng, nhuộm hoặc in. Ủy ban đã phải tiến hành xem xét khăn lanh trải giường loại cotton mà EC sản xuất và bán trên thị trường mình có phải là sản phẩm tương tự với sản phẩm đang bị điều tra chống bán phá giá của Ai Cập và Pakistan hay không. Áp dụng biện pháp tạm thời: Ngày 13/6/1997, Ủy ban ra quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm đang bị điều tra từ 3 nước trên. Biên độ phá giá tính cho Ấn Độ là từ 3,9% - 27,3%; biên độ phá giá của Ai Cập là 9,1% - 13,5%; của Pakistan là 0,2 – 8,2%. Các công ty hợp tác nhưng không được lựa chọn điều tra thì mức thuế được xác định không vượt quá biên độ phá giá bình quân gia quyền của các công ty, nhà sản xuất trong mẫu. Biên độ phá giá chung cho các công ty Ấn Độ khác là 13,6%; với các công ty Ai Cập khác là 13,0% và 6,5% cho các công ty còn lại của Pakistan.

Ngày 28/11/1997, Hội đồng Châu Âu thông qua Nghị quyết áp thuế chống bán phá giá chính thức. Theo yêu cầu của một số nhà sản xuất, xuất khẩu, Ủy ban đã giảm biên độ phá giá xuống thấp hơn mức thuế tạm thời. Cụ thể như sau: biên độ phá giá chính thức cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ 2,6% - 24,7%; với các nhà sản xuất, xuất khẩu của Ai Cập là 8,7% - 13,5%; với Pakistan là 0,1%.

Sau khi có quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của Hội đồng Châu Âu, các bên liên quan nếu không đồng ý với quyết định này có thể đưa đơn kiện lên Tòa án Châu Âu hoặc WTO để xin giải quyết vụ việc chống bán phá giá trên.

3) Ấn Độ

Từ sau năm 1991, Ấn Độ bắt đầu thực hiện mở cửa nền kinh tế và bắt đầu áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại. Trường hợp điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với hàng hóa nhập khẩu vào Ấn Độ được tiến hành vào năm

1992 và việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của Ấn Độ với tần suất ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2001 – 2003, Ấn Độ chỉ chiếm 0,7% tỷ trọng của thương mại thế giới nhưng lại chiếm tới 20% số vụ điều tra chống bán phá giá với 153 vụ từ tháng 3/1992 đến tháng 3/2002. Trong số 153 vụ điều tra chống bán phá giá đã được tiến hành, 8 vụ kết thúc mà không có biện pháp nào được áp dụng. 1 vụ chấm dứt là do không có thiệt hại với ngành sản xuất trong nước.

Bảng 3.2: Số vụ điều tra chống bán phá giá do Ấn Độ tiến hành với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài giai đoạn 1992 – 2002

Năm 92/93 93/94 94/95 95/96 96/97 97/98 98/99 99/00 00/01 01/02 Số vụ điều tra 2 1 6 5 5 14 13 19 28 30 Kết luận 2 1 6 5 5 13 12 19 25 29 Chấm dứt điều tra - - - - - 1 1 1 3 2 Nguồn : Chính phủ Ấn Độ

Về luật chống bán phá giá : Các quy định về chống bán phá giá của Ấn Độ được ban hành vào năm 1995 sau khi Luật về thuế hải quan được hoàn thiện. Luật này phù hợp với Hiệp định về chống bán phá giá và chống trợ cấp, đối kháng của WTO. Từ năm 1995 đến nay, luật này được sửa đổi bổ sung 3 lần.

Các biện pháp chống bán phá giá của Ấn Độ do tổng cục về chống bán phá giá thuộc Bô Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ quản lý. Bộ Thương mại Ấn Độ là cơ quan đề xuất áp thuế chống bán phá giá còn Bộ Tài chính sẽ có chức năng quyết định có áp dụng mức thuế này hay không bằng cách ra thông báo.

Cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ sẽ thông báo các đề xuất của mình liên quan đến: khởi xướng điều tra, kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng trên công báo của Chính phủ.

Cục thông tin báo chí, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ ban hành thông cáo báo chí có liên quan.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ sẽ thông tin chi tiết về đề xuất của cơ quan có thẩm quyền trên website.

Khi nhận được đề xuất của cơ quan có thẩm quyền, các Vụ chức năng thuộc Chính phủ sẽ thông báo về quyết định áp thuế chống bán phá giá trên

Một phần của tài liệu ’một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chống bán phá giá hàng nhập khẩu của Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w