Nguồn vốn trong nước

Một phần của tài liệu Đề án “Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam ” (Trang 33 - 34)

Tiếp tục quản lý tốt nguồn thu của NSNN từ thuế, phí, lệ phí…mà đặc biệt là các khoản thu từ thuế. Hàng năm, thu từ thuế chiếm tới khoảng 94% thu ngân sách nhà nước. Đây là lượng vốn lớn để phân phối cho các hoạt động đầu tư của Nhà nước, tuy nhiên, nguồn thu này vẫn đang trong tình trạng thất thu lớn do các hoạt động trốn lậu thuế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và tinh vi hơn. Vì vậy, cần tăng cường kiểm soát, phát hiện những hành vi gian lận trong thương mại, tiếp tục sửa đổi các luật về thuế Tiêu thụ đặc biệt, VAT, thuế Nhập khẩu… để tránh bị lợi dụng các khe hở nhằm lách luật, trốn lậu thuế.

Tiết kiệm trong chi NSNN, chi của doanh nghiệp và dân cư. Ởđây, tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn, không dám tiêu dùng mà thực chất, tiết kiệm là nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, kết hợp tốt và hợp lý các đàu vào để đem lại kết quả cao nhất.

Đối với khu vực tư nhân-khu vực có tiềm năng rất lớn, cần tạo điều kiện cho khu vực này tiếp cận với thị trường tài chính, các tổ chức trung gian như ngân hàng, các công ty bảo hiểm… Tuy nhiên, cần thống nhất quan điểm, không phải mọi nguồn vốn trong xã hội cứ phải tập trung vào các Ngân hàng thương mại (NHTM), mà phải khuyến khích người dân tựđầu tư, bỏ vốn ra kinh doanh, mở ra nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Nhà nước cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, rõ ràng và nhất quán để cho mọi người dân an tâm đầu tư, kinh doanh, ngăn chặn các trường hợp hụi họ có động cơ xấu, nghiêm trị những kẻ lừa đảo vốn vay trong dân cư, có chính sách thuế và tổ chức thu thuế nhất quán…

Để huy động nguồn vốn trong dân có hiệu quảđòi hỏi một số yêu cầu đối với hệ thống ngân hàng như:

Ngân hàng Nhà nước tiến tới đổi mới thêm một bước cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá, để lãi suất thực sự là công cụđiều tiết

cung cầu vốn trên thị trường. Đồng thời sớm khắc phục một số bất hợp lý về các mức trần lãi suất cho vay hiện nay.

Các ngân hàng thương mại (NHTM) khẩn trương ứng dụng rộng rãi dich vụ ngân hàng, trước hết thực hiện nối mạng với các Tổng cong ty 90, 91 nhất là các ngành xi măng, xăng dầu, bưu điện… để giúp cho hội sở các Tổng công ty có thể điều hành nguồn vốn tiền gửi, thanh toán, tiền vay linhhoạt giữa các đơn vị thành viên thông qua hệtống tài khoản trong các ngân hàng.

Các NHTM cần linh hoạt hơn trong việc điều hoà vốn giữa các chi nhánh trong toàn hệ thống,không nên điều hành theo hình thức giao chỉ tiêu huy động vốn tại chỗ, hay kế hoạch điều hoà vốn cho từng chi nhánh một cách cứng nhắc. Cần có chiến lược tiếp cận nhanh với nghiệp vụ tiền gửi ngắn hạn với các ngân hang nước ngoài trên thị trường tiền tệ quốc tế. Có giải pháp cụ thể để đảm bảo tính hiệu quả và tính linh hoạt của thị trường trái phiếu Kho bạc nhà nước, mua bán lại công trái, thị trường liên ngân hàng và giao dịch chu chuyển vốn thanh toán trực tiếp giữa các NHTM.

Đẩy mạnh hơn nữa quá trình cổ phần hoá các DNNN, khuyến khích việc phát hành trái phiếu: chính phủ, doanh nghiệp, xây dựng kênh huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, phát triển thị trường cổ phiếu, trái phiếu nhằm thay đổi cách tích trữ vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Một phần của tài liệu Đề án “Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam ” (Trang 33 - 34)