Đánh giá hệ thống mạng tiêu thụ của Tổng công ty Thép Việt Nam:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

 Những kết quả đã đạt được:

Kể từ khi được thành lập lại, Tổng công ty Thép Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. Kết quả của các biện pháp này là rất khả quan, mức sản xuất và tiêu thụ của các công ty sản xuất của Tổng công ty luôn đạt và vượt kế hoạch. Một trong các biện pháp mà Tổng công ty thực hiện là việc thành lập và tổ chức quản lý mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và kết quả của những biện pháp đó là:

• Mạng lưới tiêu thụ tương đối rộng, trải ra trên khắp các thị trường lớn của cả nước, từ Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Vinh (Nghệ An), Đà Nẵng, Quảng Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Tại các khu vực này tập trung nhiều đơn vị sản xuất công nghiệp lớn của các nước và khu dân cư lớn có nhu cầu cao về các sản phẩm thép và kim loại phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

• Đối với kênh tiêu thụ trực tiếp của Tổng công ty, tình hình tiêu thụ tăng lên theo từng năm, điều này phản ánh sự phối kết hợp giữa các công ty khối lưu thông và công ty khối sản xuất đã bước đầu đem lại kết quả, thêm vào đó nó còn phản ánh

việc sử dụng hiệu quả của các chi nhánh, đại diện bán hàng của các công ty khối sản xuất. Đối với kênh tiêu thụ gián tiếp, Tổng công ty đã xây dựng cho mình, mạng lưới trung gian đa dạng về thành phần sở hữu và về quy mô, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động. Những trung gian này, đã góp phần rất lớn vào việc đẩy nhanh tốc độ và sản lượng tiêu thụ của Tổng công ty, mở rộng thị trường sản phẩm.

• Tổng công ty đã xây dựng được một đội ngũ người lao động trong lĩnh vực bán hàng có trình độ học vấn cao. Phương tiện vật chất được trang bị cho hoạt động kinh doanh, nhất là trong kênh tiêu thụ trực tiếp, tương đối đầy đủ, nhờ vào sự ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước.

• Các công ty trong khối sản xuất đã tự xây dựng cho mình được một mạng lưới đại lý tiêu thụ rộng, mặc dù quy mô mỗi đại lý không lớn nhưng hoạt động khá hiệu quả, góp phần tăng sản lượng tiêu thụ của các công ty sản xuất, cũng như của Tổng công ty. Như vậy các công ty sản xuất đã trở nên chủ động trong việc tiêu thụ và phát triển thị trường.

• Tổng công ty đã xây dựng được một cơ chế quản lý các thành viên trong kênh tiêu thụ, theo đó quy định rõ ràng về trách nhiệm cũng như quyền hạn của mỗi cấp trung gian, đặc biệt là đối với các trung gian là thành viên của Tổng công ty.

• Công tác đánh giá kết quả kinh doanh đã được tiến hành tập trung nhờ vậy đảm bảo cho Tổng công ty có thể kiểm soát tình hình kinh doanh, cũng như thực hiện nhiệm vụ cân đối các sản phẩm thép mà Nhà nước giao cho.

 Các tồn tại cần khắc phục:

• Mạng lưới tiêu thụ của Tổng công ty được xây dựng trải dài trong cả nước, nhưng lại tập trung ở một số khu vực chính, tại đó luôn diễn ra tình trạng cạnh tranh khốc liệt, không chỉ giữa các đơn vị thành viên của Tổng công ty mà diễn ra cả với các đơn vị kinh doanh không phải thành viên của Tổng công ty như các công ty TNHH, các doanh nghiệp nhà nước khác,... Tổ chức mạng lưới tiêu thụ của các thành viên của Tổng công ty chồng chéo lên nhau, khiến cho cạnh tranh nội bộ Tổng công ty trở nên khốc liệt, đôi khi không lành mạnh, ảnh hưởng đến toàn bộ Tổng công ty. Mạng lưới tiêu thụ của Tổng công ty chưa được tổ chức cân đối, chỉ

chú trọng tập trung vào một số khu vực thị trường lớn mà bỏ qua các thị trường nhỏ, nhưng nhiều tiềm năng phát triển. Các thị trường ở các tỉnh nhu cầu thép xây dựng rất lớn, nhưng mạng lưới tiêu thụ của Tổng công ty chưa đến được, thị phần ở các tỉnh này được nhường cho các đơn vị tư nhân kinh doanh.

• Mạng lưới cửa hàng bán lẻ của Tổng công ty, do các công ty trong khối lưu thông quản lý và tổ chức hoạt động không có hiệu quả. Mặc dù đội ngũ bán hàng có trình độ học vấn cao, nhưng thiếu năng lực kinh doanh, thiếu chủ động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật không cao. Do hoạt động kinh doanh ở các cửa hàng không hiệu quả nên đời sống của người lao động thấp làm cho người lao động không nhiệt tình tham gia công tác.

• Mối quan hệ giữa các công ty khối lưu thông và khối sản xuất chưa quan, các chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm và khuyến mại chưa được áp dụng thống nhất. Một số công ty khối lưu thông sau khi mua hàng của các công ty sản xuất đã bán ngay cho các công ty tư nhân thậm chí bán với giá thấp hơn giá của nhà máy, chỉ hưởng hoa hồng do các công ty sản xuất cung cấp, điều đó đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các công ty sản xuất và công ty lưu thông.

• Mạng lưới tiêu thụ của Tổng công ty hoạt động kém hiệu quả, mặc dù được Nhà nước ưu đãi về vốn, đất đai,... nhưng các công ty khối lưu thông đóng vai trò là người bán hàng cho Tổng công ty đã không tận dụng được các ưu thế đó.

• Mâu thuận giữa các thành viên trong mạng giải quyết chưa được thoả đáng, dẫn đến các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w