Kiểm tra sau khi chầu dây:

Một phần của tài liệu giáo trình nghề thủy thủ tàu cá Modun 02 sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây (Trang 25)

7.1. Tìm hiểu việc kiểm tra sau khi chầu dây:

Việc kiểm tra sau khi chầu dây là rất cần thiết, nhằm đảm bảo cho dây khi đã chầu xong, làm việc được thuận lợi và an toàn.

7.2. Quy trình kiểm tra:

26

 Kiểm tra về kích thước mối chầu: dùng thước đo em mối chầu có đủ dài theo quy định. Thí dụ như chầu mối ngắn, mối chầu phải dài tối thiểu gấp 10- 12 lần chu vi dây; chầu mối dài, mối chầu phải dài tối thiểu từ 18-20 lần chu vi dây…

 Kiểm tra việc xuyên các tao với nhau: các tao xuyên với nhau phải đều, chặt; mỗi tao cứ luồn dưới 1 tao thì phải đè lên tao kế tiếp, không bị lỗi.

 Kiểm tra kích thước vòng khuyết đầu dây: kích thước vòng khuyết có đúng như đã định không.

 Kiểm tra thẩm mỹ mối chầu: mối chầu đều, chặt; thân dây chỗ mối chầu tròn đều; các tao còn thừa sau khi chầu được cắt sát thân dây.

 Khoanh dây lại sau khi kiểm tra để đưa vào bảo quản hoặc sử dụng.

B. Câu hỏi và bài t p thực hành: 1. Câu hỏi:

1.1. Trình bày mục đích của việc quấn đầu dây thừng? 1.2. Trình bày mục đích của chầu dây thừng mối ngắn? 1.3. Trình bày mục đích của chầu dây thừngmối dài? 1.4. Trình bày mục đích của chầu khuyết dây thừng? 1.5. Trình bày mục đích của chầu đầu dây thừng?

2. Bài t p thực hành:

2.1. Chầu dây thừng mối ngắn 2.2. Chầu dây thừng mối dài 2.3. Chầu khuyết đầu dây thừng 2.4. Chầu đầu dây thừng

C. Ghi nhớ:

 Chầu (đấu dây) là để nối 2 dây với nhau, tạo khuyết đầu dây, … với mục đích là liên kết dây với các vật khác thông qua dụng cụ liên kết dây.

27

Bài 2: Chầu dây cáp Mã bà : MĐ02-02 Mục tiêu:

 rình bày được những kiến thức cơ bản về dây và cách chầu dây cáp;

 Chầu được dây cáp.

A. Nội dung:

1. Tìm hiểu về dây cáp:

1.1. Giới thiệu chung:

ây cáp được chế tạo từ những sợi thép con nhiều cacbon, có đường kính từ 0, đến 5,0 mm; trên mặt sợi có tráng kẽm hoặc nhôm để không bị gỉ. Từ những sợi thép nhỏ này, người ta quấn lại thành tao, nhiều tao quấn xung quanh lõi thành dây. õi thường làm bằng thực vật có tẩm dầu, có tác dụng lấp lỗ trống ở tâm của dây, giữ cho tao không lọt vào tâm, làm cho dây mềmdẻo hơn; ngoài ra còn để bảo vệ những sợi thép không bị gỉ, đồng thời dầu trong lõi còn có tác dụng làm giảm ma sát giữa các sợi thép, kéo dài tuổi thọ của dây. Có dây cáp chiều phải và dây cáp chiều trái. rên tàu thường sử dụng dây cáp chiều phải, 6 tao, mỗi tao có 7 – 14 sợi thép con hoặc nhiều hơn.

Hình 2.2.1. Cuộn dây cáp Hình 2.2.2. Cấu tạo dây cáp

Dây cáp chịu được sức kéo lớn hơn dây thừng thực vật và thừng tổng hợp, nhưng có nhược điểm là d bị gỉ, tính mềm dẻo kém, khi bẻ cong quá d gãy.

Trên tàu thường sử dụng các loại cáp sau:

- Dây cáp mềm: loại dây này có sợi thép con nhỏ, 6 tao, mỗi tao đều có lõi. - Dây cáp cứng vừa phải: loại dây này có 6 tao, mỗi tao không có lõi hoặc có lõi rất nhỏ.

28

- Dây cáp cứng: loại dây này có sợi thép con to, 6 tao, mỗi tao không có lõi, chỉ có 1 lõi ở giữa dây.

1.2. Quy cách dây cáp:

Quy cách của dây cáp thể hiện như sau: a x b + i; vớia: số tao trong cáp – b: số sợi thép con trong 1 tao – i: số lõi của cáp.

Hình 2.2.3.

Tiết diện cáp quy cách6 x 7 + 1

Hình 2.2.4.

Tiết diện cáp quy cách 6 x 12 + 7

Cáp có nhiều lõi thì cáp càng mềm (có độ uốn cong lớn), nhưng độ bền giảm.

2. Chuẩn bị chầu dây cáp:

Việc chuẩn bị chầu dây cáp tương tự như chuẩn bị chầu dây thừng, bao gồm: Chuẩn bị mặt bằng, chuẩn bị dây cáp và dụng cụ chầu cáp, chuẩn bị bảo hộ lao động cho người chầu cáp (xem bài Chầu dây thừng).

Trong phần chuẩn bị dây cáp và dụng cụ chầu cáp cần lưu ý những điểm khác biệt sau:

2.1. Lấy cáp ra khỏi cuộn:

Dây cáp, khi xuất ưởng được quấn thành cuộn hoặc quấn vào khung quấndây bằng gỗ hay bằng sắt.

Muốn kéo dây cáp ra khỏi cuộn hoặc khung quấn cần có 2 thủy thủ: một thủy thủ kéo đầu cáp bên ngoài cuộn cáp, thủy thủ thứ hai hỗ trợ bằng cách lăn vần cuộn dây hoặc khung, nếu thấy quay nhanh quá thì phải hãm lại để cáp khỏi bị rối. Không nên kéo khi cuộn cáp hoặc khung dây nằm trên mặt phẳng ngang.

Chú ý:

 Tháo cáp quấn từ cuộn đứng yên tại chỗ sẽ làm cáp bị xoắn, thắt nút hỏng không thể sửa chữa được.

 Không kéo lê cáp qua các vật cản trở, trục dốc hoặc các góc vòng quanh. Những hình dưới đây minh hoạ cách làm đúng, sai khi dỡ cáp khỏi cuộn.

29

Hình 2.2.5. Cách tháo cáp ra khỏi cuộn đúng và sai

2.2. Chuẩn bị dụng cụ chầu cáp: Chuẩn bị dụng cụ chầu cáp như sau: Chuẩn bị dụng cụ chầu cáp như sau:

30

Hình 2.2.6. Dụng cụ chầu cáp

Chuẩn bị dụng cụ cắt cáp gồm: Máy cắt cáp (hình trên, trái), kềm cắt cáp (hình trên, phải), búa sắt và đục cắt cáp (hình dưới).

Với cáp nhỏ, ta có thể dùng kềm, đục và búa để cắt. Với cáp lớn dùng máy cắt cáp có trợ lực sẽ d dàng hơn.

Chuẩn bị bàn kẹp: bàn kẹp dùng để giữ chặt cáp, hoặc giữ liên kết cáp với các dụng cụ liên kết trước khi cố định như giữ cáp và miếng lót cáp khi chầu khuyết, …

Chuẩn bị dùi sắt: dùi sắt dùng để xuyên vào rãnh giữa các tao của dây cáp, tạo lỗ trống để luồn tao cáp khi chầu, ….

Chuẩn bị so chầu cáp: So chầu cáp giúp ta luồn tao cáp khi chầu được d dàng.

So chầu cáp có nhiều cỡ khác nhau, tùy theo đường kính cáp, ta chọn so thích hợp.

Khi sử dụng, ta luồn mũi so vào rãnh giữa 2 tao của thân cáp, sau đó, ta luồn đầu tao cáp vào máng của so.

31 Chuẩn bị kềm cắt: dùng để cắt và xiết chặt dây thép nhỏ quấn đầu dây cáp.

Hình 2.2.7. Dụng cụ chầu cáp

Chuẩn bị miếng lót tay: miếng lót tay được dùng khi ta sử dụng kim để luồn chỉ quấn đầu các tao cáp khi chầu, …

Ngoài việc chuẩn bị các dụng cụ khi chầu cáp như trên, ta còn phải chuẩn bị các vật dụng khác như: chỉ lưới, băng keo, dây nhỏ (dùng để quấn quanh đầu dây cáp hoặc đầu các tao; búa gỗ, ….).

3. Chầu dây cáp mối ng n:

3.1. Tìm hiểu chầu dây cáp mối ngắn:

Chầu mối ngắn là để nối dây cáp có cùng độ lớn (hoặc xấp xỉ nhau). Dây cáp chầu mối ngắn chịu lực kéo lớn hơn chầu mối dài, nhưng mối nối to, do đó chạy qua ròng rọc khó khăn.

3.2. Quy trình chầu dây cáp mối ngắn: Thực hiện như sau: Thực hiện như sau:

 Quấn chỉ lưới vào thân cáp, cách mỗi đầu dây cáp một đoạn vừa phải.

 Gỡ rời 6 tao của mỗi đầu dây và lấy chỉ buộc chặt đầu các tao, cắt bỏ lõi thực vật.

 Ráp sát đầu dây, để các tao xen kẽ đều nhau. Buộc đầu các tao của dây 1 ôm chặt thân dây 2.

 Xuyên các tao dây 2 vào thân dây 1 theo chiều ngược với chiều xoắn dây 1 với nguyên tắc là: uyên đè 1 tao kế nó, rồi xuyên luồn dưới 2 tao tiếp theo; mỗi tao xuyên 5 lần (trước khi xuyên các tao của dây 2, cần cắt bỏ chỉ lưới buộc đầu dây 1).

32

 Dùng sợi kim loại mềm, mạ thiếc quấn chặt vào đầu của mối nối để mối nối chắc hơn.

Hình 2.2.8. Chầu cáp mối ngắn

Chú ý:

 Mỗi tao xuyên 5 lần, sau khi xuyên xong lần thứ 3, cắt bớt ½ số sợi thép con trong mỗi tao và khi xuyên xong lần thứ 4, cắt bớt thêm ½ số sợi còn lại, để cho 2 đầu mối nhỏ dần lại.

 Cắt bỏ những mối buộc bằng chỉ lưới còn lại sau khi đấu xong các tao của dây 2 trên thân dây 1.

 Cắt bỏ các đầu tao còn thừa sau khi kết thúc công việc chầu dây.

4. Chầu dây cáp mối dài:

33

Chầu mối dài là để nối 2 dây cáp lại với nhau, mối nối không bị xù to, nhờ đó dây chạy qua ròng rọc thuận lợi, nhưng lực kéo bị giảm hơn so với chầu mối ngắn.

4.2. Quy trình chầu dây cáp mối dài: Thực hiện như sau: Thực hiện như sau:

 Buộc chỉ nhỏ trên thân dây cáp, cách đầu dây khoảng 1 – 1,4 m (làm tương tự cho cả dây định chầu với nhau).

 Gỡ rời các tao rồi đánh lại thành đôi, lấy chỉ buộc chặt đầu tao, cắt bỏ ruột thực vật của cáp.

 Ráp đầu dây lại với nhau và các đôi tao của 2 dây xen kẽ nhau (Hình

2.2.9.a).

 Buộc chặt đôi tao của dây 1 vào thân dây 2.

 Cởi mối chỉ buộc thân dây 1.

 Bóc đôi tao 1 của dây 1 một đoạn khoảng 1 m, đồng thời quấn đôi tao 1 của dây 2 bù vào vị trí đã bóc đó trên thân dây 1.

 ách hai đôi tao 1 của cả hai dây thành từng tao riêng rẽ (khi quấn gần hết tao), xong buộc từng tao của dây 1 với từng tao của dây 2 nửa nút thẳng đơn, hai nút buộc này cách nhau một đoạn vừa phải (Hình 2.2.9.b).

 Cởi bỏ chỉ buộc trên thân dây 2.

 Bóc đôi tao thứ ba của dây 2 một đoạn khoảng 1 m, đồng thời quấn đôi tao thứ ba của dây 1 bù vào vị trí đã bóc trên thân dây . Khi quấn gần hết tao cũng ử lý như trên.

 Giữ nguyên đôi tao thứ hai của cả hai dây ở chỗ cũ, tách ra thành từng tao riêng rẽ, rồi buộc tao này với tao kia nửa nút thẳng đơn, dùng phương pháp 1 tao bóc, 1 tao quấn bù để đặt hai nút buộc này cách nhau một đoạn vừa phải.

 hét các đầu tao vào thân dây như phương pháp chầu dây cáp mối ngắn (Hình 2.2.9.c).

 Cắt bỏ phần thừa các đầu tao. Nếu muốn mối nối chắc hơn, dùng dây thép nhỏ quấn ngoài các đầu tao bị cắt (Hình 2.2.9.d).

34 a b c d

Hình 2.2.9. Chầu dây cáp mối dài

Chú ý:

Khi thực hiện chầu dây cáp mối dài, chủ yếu là tách tao và bù tao vào chỗ tách theo quy luật, chứ không luồn tao và đè tao như cách chầu mối ngắn.

5. Chầu khuy đầu dây cáp:

5.1. Tìm hiểu chầu khuyết đầu dây cáp:

Dây cáp không thể thắt nút được, do đó muốn liên kết dây cáp với các vật khác, ta phải tạo khuyết đầu dây cáp. Tạo khuyết đầu dây cáp là tạo một vòng cố

35

định (kích thước vòng tùy thuộc yêu cầu sử dụng) ở đầu dây cáp. Có nhiều cách tạo khuyết đầu dây cáp như: chầu, dùng ma-ní xiết cáp.

gười ta thường tạo khuyết đầu dây buộc tàu, dây chằng cẩu, dây kéo lưới, …

5.2. Cách chầu khuyết đầu dây cáp thứ nhất: Thực hiện như sau: Thực hiện như sau:

 Buộc chặt dây thép nhỏ vào thân dây, cách đầu dây một đoạn vừa phải.

 Gỡ rời 6 tao, lấy chỉ buộc các đầu tao, cắt bỏ lõi thực vật của dây cáp.

 Uốn cong đầu dây để mối buộc áp sát vào thân dây, hình thành mắt khuyết có kích thước phù hợp với yêu cầu sử dụng.

 Lấy dùi sắt xuyên tao thân dây, sau đó đặt tao đầu dây (1,2,3) bên trái dùi; đặt 3 tao còn lại (4,5,6) xuống dưới thân dây(Hình 2.2.9.a).

 Xuyên tao 1 ngược chiều xoắn của dây vào kẽ hở do dùi sắt tạo ra. ũng kẽ hở này xuyên tiếp tao nhưng chỉ xuyên qua hai tao và xuyên tiếp tao 3 nhưng chỉ xuyên qua một tao. Rút chặt các tao vừa xuyên(Hình 2.2.9.b).

 Lật mặt dưới của khuyết lên, xuyên tao 6 qua hai tao nằm ở phía trái của tao 1. Xuyên tiếp tao 5 qua một tao nằm kế tao 6(Hình 2.2.9.c).

 Lật trở lại để khuyết ở vị trí ban đầu, xuyên tao 4 (Hình 2.2.9.d). Rút chặt các tao. hư vậy đã kết thúc mũi uyên thứ nhất của các tao.

 Từ mũi uyên thứ hai trở đi, các tao tiến hành uyên ngược với thớ xoắn của thân dây, theo nguyên tắc: đè một tao kế nó, xuyên luồn dưới hai tao tiếp theo.

 Tiếp tục thực hiện như vậy cho đến khi hoàn tất.

36 b

c

d

37 Chú ý:

 Mỗi tao uyên 5 mũi. Đến mũi uyên thứ 4 và thứ 5 thì cắt bớt số sợi thép con của mỗi tao như đã nói ở phần trước (hoặc tao uyên 4 mũi, tao uyên 5 mũi).

 Xong mỗi mũi uyên, kéo tao cho chặt và dùng búa gỗ gõ cho các tao đều nhau.

 Cắt bỏ phần thừa đầu tao, dây thép quấn bên ngoài chỗ có đầu tao bị cắt. 5.3. Cách chầu khuyết đầu dây cáp thứ hai:

Thực hiện như sau:

 Đặt 3 tao ở trên thân dây, còn lại 2 tao ở dưới.

 Dùng dùi sắt mở đường theo chiều xoắn của dây,xuyên tao 1 qua hai tao thân dây, tiếp đó uyên tao và , mỗi tao qua một tao thân dây (Hình 2.2.10 a). Hoặc cũng có thể xuyên các tao 1, 2 và 3 cùng qua một kẽ hở đi vào thân dây, nhưng khi ra thì qua 3 kẽ khác liên tiếp (như cách thứ nhất).

 Lật mặt dưới của khuyết lên. Theo chiều xoắn của dây, xuyên tao 6, 5 và 4, mỗi tao qua một tao thân dây (Hình 2.2.10.b).

 Mũi uyên thứ hai trở đi của các tao cũng tiến hành như cách thứ nhất.

38 b

Hình 2.2.10. Chầu khuyết đầu dây cáp (cách thứ hai)

Hình 2.2.11. Khuyết đầu dây cáp đã chầu xong

Chú ý:

Nếu muốn lắp khuyên sắt vào khuyết đầu dây cáp (để khuyết không bị mòn khi làm việc) thì trước khi chầu, lấy dây thép nhỏ quấn vào toàn bộ chiều dài đoạn đầu dây sẽ trở thành khuyết. Uốn cong đoạn này cho ôm sát vòng khuyên, xong lấy dây thép nhỏ buộc chặt chúng lại (sau khi đấu xong, gỡ bỏ), sau đó tiến hành chầu khuyết.

39

6. Kiểm tra sau khi chầu dây cáp:

Việc kiểm tra sau khi chầu dây cáp được thực hiện như sau:

 Kiểm tra về số lần uyên các tao: để mối chầu có đủ độ bền, mỗi tao khi chầu phải đảm bảo thực hiện ít nhất 5 lần xuyên.

 Kiểm tra việc xuyên các tao với nhau: các tao xuyên với nhau phải đều, chặt, mỗi tao cứ đè 1 tao phải luồn dưới 2 tao.

 Kiểm tra kích thước vòng khuyết đầu dây: kích thước vòng khuyết có đúng như đã định không.

 Kiểm tra thẩm mỹ mối chầu: mối chầu đều, chặt, thân dây chỗ mối chầu tròn đều, các tao còn thừa sau khi chầu được cắt sát thân dây.

B. Câu hỏi và bài t p thực hành: 1. Câu hỏi:

1.1. Trình bày những hiểu biết cơ bản về dây cáp?

1.2. Trình bày cách chầu nối dây cáp bằng cách chầu mối ngắn? 1.3. Trình bày cách chầu nối dây cáp bằng cách chầu mối dài? 1.4. Trình bày cách chầu khuyết dây cáp bằng cách thứ nhất? 1.5. Trình bày cách chầu khuyết dây cáp bằng cách thứ hai?

2. Bài t p thực hành:

2.1. Chầu nối dây cáp mối ngắn 2.2.Chầu nối dây cáp mối dài

2.3. Chầu khuyết dây cáp bằng cách thứ nhất 2.4. Chầu khuyết dây cáp bằng cách thứ hai

C. Ghi nhớ:

 Dây cáp là dây có khả năng chịu lực lớn hơn rất nhiều so với dây thừng tổng hợp có cùng đường kính dây.

 Nối dây cáp với nhau, liên kết dây cáp với các vật khác không thể thực hiện bằng nút buộc, mà phải bằng cách chầu nối và chầu khuyết.

40

Bài 3: Th t nút dây Mã bà : MĐ02-03 Mục tiêu:

 rình bày được công dụng của một số loại nút dây thông dụng;

 Thắt được một số loại nút dây thông dụng.

A. Nội dung:

1. Tìm hiểu việc th t nút dây:

1.1. Tìm hiểu tổng quát:

Một phần của tài liệu giáo trình nghề thủy thủ tàu cá Modun 02 sử dụng dây và dụng cụ liên kết dây (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)