Phương pháp kết hợp

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 30 - 32)

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo tài chính nói riêng. Phương pháp này sử dụng kết hợp một số phương pháp phân tích với nhau. Điều này là cần thiết vì đối tượng phân tích rất đa dạng, phong phú.

Ngoài các phương pháp phổ biến trên, phân tích tài chính còn sử dụng nhiều phương pháp khác như phương pháp chỉ số, phương pháp đồ thị… để nghiên cứu đối tượng của mình.

Tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc cơ bản của tài chính là có kế hoạch, tiết kiệm và có lợi, đảm bảo nâng cao hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Do vậy, tài chính thực chất là có liên quan tới việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Mục đích của phân tích tài chính giúp ta đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp có an toàn và hiệu quả hay không. Để phục vụ tốt cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập theo địng kỳ, phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả kinh doanh bằng các chỉ tiêu giá trị, nhằm mục đích thông tin về kết quả tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, công chúng.., tuỳ theo mối quan hệ nhất định mỗi cá nhân hay tổ chức có được các thông tin thích hợp trong mối quan hệ với doanh nghiệp.

Để hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ sử dụng nguồn vốn kinh doanh mà còn sử dụng nguồn vốn đó sao cho đạt hiệu quả cao nhất có thể. Nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Sự phối hợp của các nguồn vốn tạo nên cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Quá trình đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh dưới hình thức tài sản lưu động và tài sản cố định tạo nên cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

Việc tạo lập, sử dụng và phân phối các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất sao cho hiệu quả là một yêu cầu hàng đầu của mỗi

doanh nghiệp. Để nắm bắt tình hình tài chính doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích đánh giá hiệu quả tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính một cách thường xuyên, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp đồng thời đạt được các mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 30 - 32)