Nguyên giá Khấu hao lũy kế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG (Trang 29 - 47)

- Khấu hao lũy kế

Cộng tài sản B.Nguồn vốn

I. Nợ phải trả1. Nợ ngắn hạn : 1. Nợ ngắn hạn : - Vay ngắn hạn

- Nợ dài hạn đến hạn trả- Các khoản phải trả - Các khoản phải trả 2- Nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn tự có2. Lợi nhuận giữ lại 2. Lợi nhuận giữ lại

Cộng nguồn vốn C.Các tỷ số

1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn2. Tỷ số thanh toán nhanh 2. Tỷ số thanh toán nhanh 3. Hệ số nợ

1.2.1.5 Các phương pháp thẩm định dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng

Các phương pháp thẩm định dự án

Phương pháp thẩm định theo trình tự

Đây là phương pháp phổ biến áp dụng trong công tác thẩm định của hầu hết các ngân hàng. Thẩm định theo trình tự là quá trình xem xét một dự án từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.

- Thẩm định tổng quát : xem xét khái quát các nội dung của dự án để đưa ra những đánh giá, nhận định chung về dự án như sự đầy đủ của hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư và của dự án, cán bộ thẩm định có thể nắm được quy mô, tầm quan trọng của dự án.

- Thẩm định chi tiết : sau khi có cái nhìn tổng quát về dự án. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét tỉ mỉ từng nội dung của dự án. Công tác thẩm định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định cho vay vốn của ngân hàng, ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng và chủ đầu tư vì vậy việc xem xét kỹ lưỡng các nội dung là vô cùng cần thiết. Việc thẩm định được tiến hành theo quy trình do Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành, mỗi nội dung đều được đưa ra phân tích kỹ lưỡng để cho những kết luận chính xác nhất. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án không đạt yêu cầu và bị bác bỏ thì không cần đi vào thẩm định các nội dung tiếp theo

Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu

Đây là phương pháp cơ bản trong thẩm định dự án, các nội dung của dự án sẽ được so sánh đối chiếu với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ trong nước và quốc tế. Ngoài ra các nội dung của dự án cũng được so sánh với các dự án khác trong cùng ngành cùng lĩnh vực hay các dự án tương tự được thực hiện bởi các công ty khác. Các nội dung sau thường được đưa ra để so sánh đối chiếu :

- Tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng do Nhà nước quy định

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị

- Tiêu chuẩn với sản phẩm của dự án

- Các chỉ tiêu về tổng vốn đầu tư, suất vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư

- Các tiêu chí về sản xuất, tiêu hao năng lượng nguyên nhiên liệu theo định mức của ngành hoặc định mức kinh tế kỹ thuật.

Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp sử dụng để đánh giá tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án của dự án. Trong phân tích độ nhạy, các chit tiêu hiệu quả tài chính được xem xét ( thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ …) sẽ thay đổi như thế nào khi các yếu tố liên quan đến nó thay đổi. Một dự án được

coi là vững chắc về mặt tài chính khi các chỉ tiêu tài chính cơ bản vẫn đạt yêu cầu trong trường hợp các yêu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Trong trường hợp ngược lại cần xem xét lại khả năng phát sinh những thay đổi và có biện pháp xử lý thích hợp.

Phương pháp dự báo

Để đánh giá tính khả thi của một dự án đầu tư cần sử dụng đến phương pháp dự báo, đặc biệt với những dự án mang tính trung dài hạn. Dự án tiến hành trong một thời gian tương đối dài, các yếu tố liên quan đến dự án thường xuyên thay đổi như giá cả, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, và các đầu vào khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dự án. Để đánh giá hiệu quả của dự án một cách chính xác thì cán bộ thẩm định phải dự báo được những thay đổi trong tương lai, dự báo về nhu cầu của thị trường, dự báo về giá cả, thị hiếu người tiêu dùng.

Các phương pháp dự báo thường được sử dụng là phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Đối với các dự án trung dài hạn, thời gian hoạt động của dự án thường khá dài điều đó đòng nghĩa với việc có rất nhiều biến độn phức tạp xảy ra, trong đó có những rủi ro. Để đảm bảo hiệu quả của dự án, cần phải dự đoán trước một số rủi ro có thể xảy ra để có các biện pháp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực đến mức tối đa. Để thực hiện phương pháp này cần nhận diện, phân loại và đánh giá rủi ro để có biện pháp xử lý thích hợp.

Các phương pháp thẩm định sử dụng trong thẩm định tài chính

Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu

Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu là phương pháp phổ biến trong nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. Qua phần nội dung thẩm định tài chính đã được trình bày ở trên, cán bộ tín dụng sẽ tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án và so sánh với quy chuẩn của ngành, lĩnh vực mà dự án đầu tư. Các chỉ tiêu này cũng thường được so sánh với các dự án có nội dung tương tự đã được thực hiện trước đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ khi thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án, cá bộ thẩm định không chỉ xem xét bản thân các khoản mục tạo nên tổng vốn đầu tư đó mà còn tham khảo các dự án có nội dung tương tự được thực hiện tại thời điểm gần đó để đánh giá việc tính toán đã hợp lý và đầy đủ chưa.

Tỷ lệ cơ cấu vốn đầu tư cũng được đưa ra đối chiếu. Theo quy định cho vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam, đối với các dự án xin vay vốn thì nguồn vốn tự có tối thiểu phải chiếm 30% cơ cấu nguồn vốn của dự án đó

Phương pháp đối chiếu so sánh rất đơn giản và cho kết quả nhanh chóng tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý phải vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp nếu không sẽ rơi vào tình trạng so sánh máy móc, cứng nhắc, giảm hiệu quả thẩm định.

Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp phân tích độ nhạy cũng là phương pháp hay được dùng khi thẩm định tài chính dự án. Một dự án thường được lập dựa trên các giả định không đổi nhưng thực tế, thị trường thay đổi thường xuyên và khó dự báo, bất kỳ thay đổi nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả của dự án. Việc phân tích độ nhạy là vô cùng cần thiết để lường trước hậu quả của sự thay đổi các yếu tố liên quan đến dự án, qua đó đánh giá xem độ vững chắc của các chỉ tiêu tài chính dự án. Hơn nữa việc phân tích độ nhạy còn giúp chủ đầu tư và ngân hàng xác định được yếu tố nào có là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dự án từ đó có biện pháp hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Theo phương pháp này cần xác định các chỉ tiêu cần đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó, cho một số yếu tố quan trọng thay đổi và đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu. Ví dụ xem xét sự thay đổi của NPV khi giá nguyên liệu đầu vào thay đổi.

Trong trường hợp các yếu tố thay đổi mà chỉ tiêu của dự án vẫn đảm bảo điều đó chứng tỏ dự án có độ an toàn cao, có tính khả thi, ngược lại phải xem xét lại quyết định cho vay.

Trong thẩm định tài chính phương pháp dự báo được sử dụng để dự kiến những biến động của giá cả thị trường. Giá cả ảnh hưởng tới chi phí của dự án, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của dự án, vì vậy việc phân tích dự báo là vô cùng quan trọng.

Phương pháp dự báo cũng được dùng như một phương pháp để dự toán vốn đầu tư đó là dự báo theo tỷ phần doanh thu. Dự báo doanh thu cho năm tới sẽ phản ánh xu hướng quá khứ của doanh thu mà người ta kỳ vọng vẫn có giá trị trong năm tới và ảnh hưởng của các sự liện có thể tác động vào xu thế đó, dự báo các biến tài chính lấy doanh thu làm nhân tố cơ bản và dự báo tác động của nó lên chi phí, tài sản và nợ khác nhau của doanh nghiệp nếu thực hiện dự án. Phương pháp này thường được áp dụng để lập dự toán vốn đầu tư cho các dự án nhỏ gắn kết trực tiếp với doanh nghiệp.

Dự báo rủi ro cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ước tính lãi vay, một dự án có rủi ro cao thường lãi vay của dự án đó sẽ cao hơn những dự án có tính rủi ro thấp hơn.

1.2.2 Minh họa cụ thể về thẩm định tài chính một dự án cho vay tại ngân hàng

Tên dự án : dự án nâng cao năng lực đóng tàu 12500T

Khách hàng: Công ty CP Đóng tàu Hà Nội

Tên dự án: Chi phí phục vụ dự án nâng cao năng lực đóng tàu 12.500T.

Tổng nhu cầu vốn của dự án: 12.378.683.484 đ

Trong đó đề nghị vay NHCT VN: 6.189.000.000 đ.

1.2.2.1 Giới thiệu khách hàng

- Tên khách hàng: Công ty CP Đóng tàu Hà Nội

- Địa chỉ: Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

- Điện thoại: 8.611055

- Ngành nghề SXKD chính: Đóng mới, sửa chữa, hoán cải các phương tiện vận tải thuỷ; gia công chế tạo sản phẩm cơ khí; cho thuê kho bãi…

- Vốn điều lệ đến thời điểm gần nhất: 9.500.000.000 đồng

- Vốn đăng ký kinh doanh đến thời điểm gần nhất: 9.500.000.000 đồng.

- Người đại diện: Giám đốc công ty -Nguyễn Danh Truyền

- Cơ cấu, mô hình tổ chức: Công ty Cổ phần với vốn nhà nước tham gia là 1.540 trđ. Số lượng lao động tại thời điểm 31/03/2007 là 210 người.

- Bộ máy quản lý (trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm...): Bộ máy quản lý có trình độ, có kinh nghiệm trong ngành. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, có hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý trong ngành đóng tàu.

- Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển (thời gian thành lập; các giai đoạn phát triển; thời gian quan hệ tín dụng với NHCT...) Công ty CP Đóng tàu Hà Nội trước đây có tên là Công ty Đóng tàu Hà Nội, là DNNN thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội. Ngày 05/04/2006, Công ty có quyết định số 1719/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân TP Hà nội chuyển đổi DNNN thành Công ty Cổ phần. Ngày 15/06/2006, Công ty chính thức trở thành Công ty cổ phần.

- Trong những năm gần đây,công ty kinh doanh đều có lãi, công ty có uy tín cao đối với các khách hàng, được khách hàng tin tưởng về chất lượng sản phẩm, về tiến độ thi công như đó cam kết trong hợp đồng kinh tế. Trong quan hệ với Chi nhánh, công ty luôn vay trả sòng phẳng, chưa từng có nợ gia hạn, nợ quá hạn.

1.2.2.2 Giới thiệu tổng quát về nội dung dự án đầu tư

Tên dự án: Dự án nâng cao năng lực đóng tàu 12.500T. Địa điểm thực hiện: tại Công ty CP Đóng tàu Hà nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu đầu tư, sự cần thiết thực hiện dự án: Hiện nay, nhu cầu vận chuyển bằng đường biển là rất lớn, phần lớn hàng hoá là được vận chuyển bằng đường biển. Do đó, ngành tàu biển được coi là một trong những ngành mũi nhọn của Việt nam. Tuy nhiên, số lượng tàu biển và trang thiết bị, mức độ an toàn… của các con tàu tại Việt nam còn rất hạn chế. Do đó, nhu cầu đóng mới tàu, đặc biệt là những tàu có trọng tải lớn trên 10.000T là rất lớn. Hiện nay, có rất nhiều công ty vận tải biển có nhu cầu đóng tàu 12.500 T đã đến đặt vấn đề với Công ty nhưng do máy móc thiết bị tại Công ty chỉ đạt tiêu chuẩn để đóng tàu có trọng tải trên dưới 6.500T. Do đó, để có thể đóng mới tàu biển có tải trọng 12.500 T, mở rộng quy mô SX, tăng doanh thu, lợi nhuận, Công ty nhất thiết phải đầu tư cải tạo nâng cấp trang thiết bị máy móc.

Quy mô dự án:

* Dự án thuộc nhóm C, thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị công ty. HĐQT đã đồng ý giao cho Giám đốc Công ty đại diện để ký kết các HĐ cũng như các văn bản giấy tờ có liên quan đến việc thực hiện dự án (Biên bản họp HĐQT ngày 05/06/2007). Phần xây lắp sẽ thực hiện hiện theo hình thức chỉ định thầu; Phần thiết bị sẽ thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế.

* Dự án bao gồm các hạng mục chính sau:

+ Phần xây lắp:

1- Hạng mục nền nhà xưởng và đường phục vụ sản xuất.

2- Hạng mục đường ray cổng trục 100 tấn, 200 tấn, 10 tấn và 3 đường ray sang ngang.

3- Hạng mục cải tạo mở rộng đường triền hạ thuỷ tàu 12.500 tấn từ cọc số 1 đến số 13 và cải tạo nâng cấp đường triền giai đoạn 2

5- Nâng cấp nhà sàn hoạ, nhà phun cát, nhà phân xưởng số 1.

+ Phần thiết bị:

1- Cổng trục 200 tấn 2- Máy hàn bán tự động 3- Dàn xe sang ngang 4- Cầu phao bến nổi

5- Cầu trục lăn 5 tấn nhà số 5

Sản phẩm: Khi dự án hoàn thành, công ty có thể đóng được những tàu có tải trọng đến 12.500T.

Điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng: Địa điểm thực hiện dự án ngay sát ven sông Hồng, hạ tầng cơ sở cho phép thực hiện lắp ráp hệ thống đường triền này. Tại Việt nam cũng đã có nhiều Công ty có khả năng về trình độ, nhân lực, công nghệ để XD, SX, lắp ráp hệ thống thiết bị cho dự án đi vào hoạt động. Công ty CP Đóng tàu Hà nội đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành đóng tàu. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có trình độ và tay nghề cao. Hiện nay, Công ty có một số loại máy móc hiện đại như máy cắt ghép hình CNC, máy lốc tôn, máy hàn tự động và bán tự động.…đảm bảo đóng được những tàu đạt được chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng cao.

Thời gian thực hiện dự án: thời gian để chế tạo, lắp đặt, cho đến khi đưa vào sử dung là 12 tháng.

1.2.2.3 Thẩm định tài chính dự án

Nhu cầu vốn, thẩm định nguồn vốn dự án

- Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án: 12.379

- Vốn tự có và các nguồn vốn khác : 6.19

- Kế hoạch vay Ngân hàng : 6.189

 Cơ sở xác định: Dựa trên tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án; nguồn vốn tự có và vốn huy động khác của đơn vị

 Mục đích vay vốn: Chi phí phục vụ cho dự án đầu tư nâng cao năng

lực đóng mới tàu 12.500T.

Thời hạn vay vốn: 8 năm.

Cán bộ của ngân hàng thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn dựa trên báo cáo khả thi của dự án do chủ đầu tư cung cấp. Sau khi phân tích, đánh giá ngân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG (Trang 29 - 47)