Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản tại huyện Tam Nông t ỉnh, Phú Thọ và thử nghiệm hai phác đồ điều trị bệnh. (Trang 47)

Hiện nay giá trị kinh tế của lợn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn nuôi của nhiều nước trên thế giới. Để phát huy được thế mạnh này, các nước trên thế giới đã không ngừng đầu tư để cải tạo các giống lợn cho năng suất, chất lượng cao. Các nhà thú y đặc biệt quan tâm đến bệnh sản khoa và nhất là bệnh viêm tử cung ở lợn nái để làm giảm khả năng mắc bệnh, nâng cao tỷ lệ thụ thai.

Viêm tử cung là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hội chứng MMA ở lợn, hội chứng này ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn cái sau này. Tỷ lệ phối không đạt tăng lên ở đàn lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước sang lứa là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ và số lứa đẻ/năm của lợn nái sinh sản. Đặc biệt, nếu viêm tử

cung kéo dài kèm theo hiện tượng viêm bàng quang thì còn ảnh hưởng tới hoạt

động của buồng trứng và các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu.

- Theo Kudlay và cs (1975) [21] cho biết: E.coli không lên men dextrin, amidin, glycogen, xenlobioza. Ngoài ra E.coli còn còn một số đặc tính sinh hóa như:

+ E.coli làm sữa đông vón sau 24 - 37 giờở 370C. + Phản ứng sinh Indol: dương tính.

+ Phản ứng sinh H2S: âm tính.

+ Phản ứng M.R (Methyl Red): dương tính. + Phản ứng V.P (Voges Proskauer): âm tính. + Hoàn nguyên nitrat thành nitrit.

Các loại vi khuẩn: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Salmonella, E.coli và Pseudomonas spp là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung ở lợn nái và từđó làm tăng nguy cơ mắc hội chứng MMA trên đàn lợn sinh sản.

Dựa vào sự có mặt và không có mặt thường xuyên trong dịch tiết đường sinh dục của lợn có thể chia vi khuẩn ra làm hai nhóm chính:

- Nhóm vi khuẩn cố định là những vi khuẩn thường gặp trong dịch tiết

đường sinh dục của lợn như: Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella, E.coli.

- Nhóm vi khuẩn không có định là những vi khuẩn ít gặp trong dịch tiết

đường sinh dục của lợn như: Pseudomonas, Proteus…

- Theo Pierr Brovillet và Bernard Faroult đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm tử cung và viêm vú phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác

định nguyên nhân không chỉ dựa vào lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và nếu có thể phải dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm.

- Ở Liên Xô Papkov đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo tử cung đạt kết quả cao

Streptomycin: 0,25g Penicillin: 500.000UI

Dung dịch MgSO4 1% + VTM C

- Ở CuBa các bác sỹ thú y đã sử dụng dung dịch Lugol 5% và dùng thuốc Neometrina đặt trong tử cung điều trịđạt kết quả cao.

- Ippetkin dùng kháng sinh + Novocain 0,5%

- Dixensiviredep dùng Rivanol 0,1% để thụt rửa đạt kết quả cao và không

ảnh hưởng tới gia súc.

Một phần của tài liệu Tình hình mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản tại huyện Tam Nông t ỉnh, Phú Thọ và thử nghiệm hai phác đồ điều trị bệnh. (Trang 47)