0
Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Các tiêu chuẩn thẩm định :

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NHTM (Trang 28 -34 )

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư :

2.1. Các tiêu chuẩn thẩm định :

Mỗi dự án đầu tư là tập hợp dự kiến về quy mô sản xuất, quy mô đầu tư, chi phí vận hành, giá cả, mức chiết khấu, thời gian tồn tại của dự án ... trong tương lai. Trên thực tế, bao giờ cũng có sự bất định về tương lai. Rất ít khi mọi chuyện diễn ra đúng như dự đoán.

Như vậy, những phương pháp đánh giá hiệu quả dự án sẽ khó loại trừ những “tính bất định của nhiều nhân tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư.”

Mỗi bến số cơ bản đưa vào các tiêu chuẩn tính toán hiệu quả tài chính dự án đâu tư như NPV, IRR ... là nguồn gốc bất định có tầm quan trọng lớn hoặc nhỏ. Một số biến số là nguồn gốc chung của tính bất định trong việc đánh giá các dự án đầu tư gồm : số vốn đầu tư, chi phí vận hành, doanh thu,. Mỗi biến số bao gồm số lượng và giá cả. Têm vào đó, thời gian là yếu tố chủ chốt trong kết hoạch đầu tư nên việc thực hiện một dự án có thể đi ngược lại sự đánh giá chính dự án này.

Yếu tố bất định : Tính bất định thường xảy ra bởi không thể đoán trước được các biến số khác nhau và ở cả mức độ hiệu quả và chi phí một cách chính xác như chúng sẽ xảy ra. Có nhiều yếu tố ảnh không chắc chắn làm ảnh hưởng đến kết quả của dự án, nhưng quan trọng nhất là :

+ Lạm phát : Được hiểu là giá cả phần lớn các khoản mục đầu vào hoặc đầu ra theo thời gian và gây sự thay đổi về tương quan giá cả. Mức tăng chính xác của giá cả luôn luôn không thể nhận biết được. Giá cả còn lên xuống do nguyên nhân của luật cung cầu, sở thích của người tiêu dùng.

Rõ ràng các biến số tài chính từ các bảng tài chính được đưa ra trong dự án là yếu tố đầu vào trực tiếp hoặc gián tiếp của các tiêu chuẩn thẩm định (NPV,IRR ... nêu trên) như : các thu nhập, các loại chi phí ... Các yếu tố này thường liên quan đến giá cả. Vì vậy, việc xác định giá cả của các yếu tố trong chi phí hay trong doanh thu của dự án sẽ có ảnh hưởng đến kết quả dự án.

Nếu các giá cả được cung cấp trong dự án là “giá cố định” – giá cố định là giá không thay đổi theo thời gian – và nếu các giá cố định được sử dụng trong suốt thời gian dự án xảy ra, như thế người lập dự án sẽ đơn giản hoá việc xây dựng các bản tóm tắt tài chính của một dự án nhưng nó cũng loại ra khỏi sự phân tích các thông tin kinh tế và tài chính có thể ảnh hưởng đến thành quả trong tương lai của dự án.

Nếu các giá cả của các yếu tố đầu vào và đầu ra trong thời gian hoạt động của dự án được điều chỉnh theo một diễn biến mà nhà thẩm định giả định cho các thời kỳ tương lai thì đó là “giá thực” – là giá có thể thay đổi trong tương lai. Giá thực được dự đoán trong mức cung cầu sẵn có, và các yếu tố ngoại lai có thể tác động lên chi phí sản xuất của nó. Sử dụng giá này sẽ giúp cho việc xây dựng các biến số của bảng tài chính của dự án sẽ tin cậy hơn, chính xác hơn, giúp cho nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn thẩm định.

Việc lựa chọn sử dụng loại giá nào sẽ có ảnh hưuởng tích cực khác nhau đến hiệu quả thẩm định tài chính dự án. Việc sử dụng giá cố định sẽ bỏ qua tác động của lạm phát. Sử dụng giá thực phần nào nêu lên chiều hướng thay đổi tương đối của giá trong tương lai, phần nào đó lại dự đoán được tác động của lạm phát.

Việc đề cập đến yếu tố lạm phát là khó song nếu có dự tính về nó thì việc thực hiện dự án trên thực tế sẽ giảm bớt khó khăn. Sở dĩ như vậy vì, một trong những yếu tố đầu vào của việc xem xét các tiêu chuẩn thẩm định là tài trợ đầu tư. Rõ ràng là lạm phát có tác động đến tài trợ đầu tư. Và khi ước tính tổng số tài trợ cho một dự án đầu tư , giả sử loại bỏ những khoản chi phí vượt quá gây nên bởi việc ước tính sai số lượng vật liệu cần thiết hay các thay đổi trong giá thực của vật liệu đó thì khoản chi phí gia tăng thêm nữa có thể là do lạm phát mặt bằng giá cả chung. Nếu dự án cần một khoản vay để tài trợ cho các kinh phí trong tương lai thì phải nhận ra rằng số lượng tài trợ cần thiết sẽ chịu ảnh hưởng của tổng số lạm phát giá cả xảy ra trong suốt thời gian xây dựng. Như vậy, nếu điều kiện này được dự kiến vào giai đoạn thẩm định, dự án có thể trôi qua khủng hoảng về tính thanh toán hay mất khả năng thanh toán nợ do tài trợ không đầy đủ.

Lạm phát thay đổi điều kiện tài chính thuần thực của một dự án theo một cách khác, đó là qua ảnh hưởng của lạm phát lên lãi suất danh nghĩa. Các bên cho vay tăng lãi suất danh nghĩa trên các khoản họ cho vay để bù đắp cho những khoản mất mát dự đoán và giá trị thực của khoản vay do lạm phát gây nên. Khi tỷ lệ lạm phát gia tưng, lãi suất danh nghĩa sẽ được gia tăng để đảm gảo giá trị quy đổi của các khoản thanh toán tiền laĩ và tiền vốn về thời điểm khi cho vay sẽ không giảm xuống thấp hơn giá trị ban đầu của khoản vay. Lạm phát làm giảm giá trị trong tương lại của các khoản tiền vay lẫn các khoản thanh toãn lãi suất thực. Vì vậy, các nhà ngân hàng khi thẩm định phải xem xét liệu dự án có chịu được mức lãi suất dự tính này hay không ? Điều này thật quan trọng cho việc đánh giá khả năng bền vững của dự án, vì lãi suất danh nghĩa tăng sẽ làm giảm chi phí xuất quỹ tăng cao hơn trong suốt những năm đầu của thời hạn hoàn trả có thể tạo ra những vấn đề khó khăn về thanh toán chó dự án nếu nó không tạo ra đủ các luồng thu được nhập quỹ trong kỳ.

Trong việc đánh giá một dự án, nhiều chuyên gia thẩm định cho rằng việc cố gắng tối đa để dự báo “chính xác” tỷ lệ lạm phát là không cần thiết. Điều thiết yếu là nhà thẩm định nên đưa ra các giả thiết liên quan đến việc tài trợ và hoạt động của dự án sao cho phù hợp vơi stỷ lệ lạm phát được giả thiết.

+ Những thay đổi trong công nghệ : Chất và lượng của đầu vào và đầu ra dùng để đanh giá dự án được dự tính theo những tri thức hiện thời. Tuy nhiên do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển theo hướng ngày càng hiện đãi dẫn đến sự ra đời những công nghệ mới có thể làm thay đổi những dự tính trước đó.

+ Công suất dự tính dùng trong khi đánh giá dự án có thể không bao giờ đạt được điều đó, đến lượt nó sẽ ảnh hường đến chi phí vận hành cũng như doanh thu. Vì có khi dự án chỉ đạt được NPV dương tại một công suất tới hạn nào đó. Nếu công suất thực tế không đạt được mức đó thì dự án trở thành không có hiệu quả.

+ Người ta thấy rằng : Vốn đầu tư cần thiết cho vốn cố đinh và vốn lưu động thường bị tính toán, dự đoán hụt và thời gian thi công xây dựng, thời gian chạy thử thường dài hơn đáng kể so với dự định. Điều này ảnh hưởng đến vốn đầu tư, chi phí vận hành và cả thu nhập.

+ Xác định lãi suất chiết khấu thích hợp : Thay đổi trong lãi xuất có ảnh hưởng lớn đến giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi phí. Dự án thường phải chị các khoản chi phí lớn trong những năm đầu, khi vốn đầu tư được thực hiện và các khoản thu nhập chỉ xuất hiện trong những năm sau, khi dự án thực sự đi vào hoạt động. Bởi vậy, khi lãi suất tăng, giá trị hiện tại của dòng thu nhập sẽ giảm nhanh hơn giá trị hiện tại của chi phí và do đó giá tại hiện tại ròng của dự án sẽ giảm xuống. Ki lãi suất này vượt qua một mức nào đó, giá trị hiện tại sẽ chuyển từ dương sang âm.

Như vậy, giá trị hiện tại ròng không phải là một tiêu chuẩn tốt, nếu không xác định được một lãi suất thích hợp. Việc xác định lãi xuất thích hợp là một vấn

đề khó khăn. Trong phân tích tài chính, việc xác định lãi suất thường được lựa chọn căn cứ vào chi phí cơ hội của vốn, tức là chi phí thực sự cho dự án. Vì hầu hết các dự án đều lấy kinh phí từ các nguồn khác nhau như vốn cổ phẩn, vốn vay ngân hàng, vốn ngân sách ... nên lãi suất sẽ là mức bình quân của chi phí từ các nguồn vốn khác nhau, tức là :

= i i i k r k r Trong đó : r : Lãi suất chiết khẩu.

ri : Lãi suất nguồn thứ i.

ki : Số vốn đầu tư nguồn thứ i.

Song thông thường các dòng thu nhập và chi phí cần được chiết khấu ở một mức không đồi.

+ Một lưu ý đối với tỷ suất nội hoàn : tỷ suất nội hoàn chỉ tồn tại khi trong dòng thu nhập ròng của dựa án có ít nhất một giá trị âm. Khi thu nhập thuần trong tất cả các năm đều dương thì dù lãi suất lớn thế nào thì giá trị hiện tại ròng vẫn dương. Vấn đề thứ hai và quan trọng hơn cả là có thể xảy ra tình huống không phải có một mà là có nhiều tỷ suất nội hoàn, gây khó khăn cho việc đánh giá dự án. Trong trường hợp này có thể sảy ra khi dự án có những thu nhập ròng âm đủ lớn vào các năm sau thời kỳ đầu tư ban đầu, tức là những năm sau khi dòng thu nhập đã trở thành dương. Điều này liên quan lớn đến những khoản đầu tư thay thế lớn, hoặc những biến cố bất thường diễn ra sau thời kỳ đần tư ban đầu.

Với những lý do nêu trên mà vấn đề đặt ra là chúng ta không chỉ xác định tính hợp lý của một dự án từ khía cạnh phận tích hiệu quả vốn đầu tư và khả năng tài chính của dự án mà phải phân tích độ nhạy cảm của dự án.

+ Phân tích độ nhạy cảm : Cho biết giá trị của các tiêu chuẩn hiệu quả thay đổi ra sao khi có sự thay đổi giá trị của bất kỳ yếu tố nào (giá bán đơn vị, chi phí đơn vị ...). Nó có thể được biểu thị như là sự thay đổi tuyệt đối dưới dạng tiêu chuẩn hiệu quả theo một biến số hoặc một loạt biến số. Dự án nhạy cảm với các yếu tố bất định và cần dự tính chính xác các biến mà tử số ước tính của chúng có thể có những sai sót đáng để ý. Việc phân tích độ nhạy cảm được minh hoạ dựa trên cơ sở của phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV).

Trong thực tiễn, không cần phải phân tích sự thay đổi của một hến số có thể mà người ta chỉ hướng việc phân tích vào các biến cốt lõi ảnh hưởng nhiều nhất đến dự án hoặc vì chúng là những thông số lớn hoặc có khả năng thay đổi đáng kể xung quanh trị số khả thi nhất.

Người ta có thể trắc nghiệm độ nhạy của giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án giả định theo các phương án và trị số vốn đầu tư, giá cả đầu vào hay giá cả sản phẩm của dự án hay tỷ lệ chiết khấu, công suất huy động thực tế ... khác nhau. Việc phân tích, kiểm tra trên cơ sở giả thiết nhiều phương án chứng minh độ nhạy rõ ràng của dự án đối với các điều kiện bất định.

Bất kỳ chỉ tiêu hiệu quả nào đều có thể được tính bằng cách dùng các phương án “bi quan” hoặc “lạc quan”. Phân tích độ nhạy cho phép hiểu tốt hơn biến số có tính chất sống còn đối với việc đánh giá dự án. Việc phân tích như vậy sẽ có ích cho nhứng người có trách nhiệm quản lý dự án sau này. Nó làm rõ các “khoảng tới hạn” đòi hỏi sự quan tâm quản lý sát sao nhằm đảm bảo kết quả kinh doanh của dự án.

+ Các bước của việc phân tích độ nhạy dự án :

- Xác định các biến then chốt dự kiến sẽ có tầm quan trọng lớn, có ảnh hưởng lớn tới sức sống của dự án.

- Tính các giá trị khác nhau dễ xảy ra nhất cho từng biến với khoảng dao động đã có.

- Kết hợp các giá trị khác nhau của các biến hợp lý để đưa ra kết luận.

Phân tích độ nhạy là công cụ đơn giản, thích hợp cho việc kiểm tra độ nhạy của dự án đối với các thay đổi của biến này hay biến khác. Mặc dù phân tích độ nhạy của dự án cũng có những hạn chế của nó như phạm vi thay đổi của mỗ biến thường có xác suất xuất hiện khác nhau. Hoặc những kết quả về phân tích độ nhạy không đem lại cho người ra Quyết định một giải pháp rõ ràng đối với vấn đề lựa chọn dự án. Song các nhà nghiên cứu lý thuyết và thực hành nhận thấy rằng nó là một công cụ hữu ích, nó đem lại cho người phân tích ý tưởng về một số điều không chắc chắn và hiệu quả của việc phân tích này sẽ cao khi được bổ trợ những hình thức phân tích thích hợp khác tuỷ vào điều kiện thực tế của từng dự án.

Tóm lại, việc lựa chọn các tiêu chuẩn phân tích tài chính phù hợp với điều kiện của mỗi dự án là cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả, vừa kết hợp được các mặt mạnh của các chi tiêu và vừa phù hợp với tình hình thực tế của mỗi ngành, lĩnh vực hoạt động của dự án và của mỗi quốc gia cũng như điều kiện cụ thể của ngân hàng.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NHTM (Trang 28 -34 )

×