Xuân Hương là một nhà thơ trào phúng, đả kích, Nhiều người nghĩ như vậy, Nhưng bảo Xuân Hương chỉ là nhà thơ trào phúng, đả kích thì quả chưa hiểu hết cái phong phú đa dạng của tâm hồn nhà thơ này. Con người cười nhiều và cười sâu chẳng bao giờ là người bộc tuệch, trống rỗng, ruột để ngoài da; mà là người có nhiều suy nghĩ, nhiều cảm xúc. Trữ tình và trào phúng không đối lập nhau cũng như cảm xúc và trí tuệ; trí tuệ càng sáng suốt thì cảm xúc càng khỏe khoắn, càng phong phú. Và ở những nhà văn, nhà thơ lớn, hai mặt đó vẫn thường thống nhất với nhau để nói lên tính chất đa diện của cuộc sống cũng như của tâm hồn tác giả, Trường hợp Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ ở giai đoạn này và trường hợp của Tú Xương, Nguyễn Khuyến ở giai đoạn kế tiếp là như thế. Hồ Xuân Hương, nhà thơ trữ tình biểu hiện trước hết ở lòng yêu mến thiên thiên của bà.
Ở trên có nói Hồ Xuân Hương ghét cay ghét đắng cảnh chùa chiền và ở đây chúng tôi nói Xuân Hương rất mực yêu mến thiên nhiên, điều đó không có gì mâu thuẫn cả. Cảnh thiên nhiên nhà thơ yêu mến là những cảnh bình thường mà cao rộng, có hình khối, có cây, có gió, có âm thanh, sắc màu... nghĩa là một thiên nhiên trữ tình trong bài thơ dài của tạo hóa, thiên nhiên làm đẹp cuộc sống của con người.
Và trước một thiên nhiên như vậy thì rõ ràng là nhà thơ say mê. Tấm lòng hồn nhiên, yêu đời của Xuân Hương mang đến cho thiên nhiên chất sống ngồn ngộn như nhựa mùa xuân. Thiên nhiên trong thơ Xuân Hương lúc thì bừng lên những nét sinh động dị thường:
Lắt lẻo cành thông cơn gió lốc, Đầm đìa lá liễu giọt sương treo,
Lúc lại hùng vĩ mà tươi vui:
Gió giật sườn non kêu lắc cắc, Sóng dồn mặt nước vỗ bong bong,
Trăng mùa thu trong con mắt Xuân Hương trông cũng ngon lành như một trái chín đỏ: Một trái trăng thu chín mõm mòm, và cũngnhư nhà thơ, nó mới duyên dáng tình tứ làm sao:
Năm canh lơ lửng chờ ai đó, Hay có tình riêng với nước non,
Cảnh của Xuân Hương thường là vậy, Nó không có cái màu phơn phớt nhàn nhạt của tranh thủy mạc. Nó không ưa những nét buồn buồn của một buổi chiều tà bóng xế, nó không thích những chiếc lá vàng rơi trước gió, hay con nai ngơ ngác trong rừng già,,,
Cảnh nào cũng cựa quậy, cũng cử động, cũng sống, cũng vui. Đó là đặc điểm của thiên nhiên trong sáng tác của Xuân Hương, Trước thiên nhiên bao la rộng lớn, nhà thơ thấy lòng mình hể hả như chắp cánh bay lên. Cảm hứng trữ tình trong những bài thơ viết về thiên nhiên của Xuân Hương là một xúc cảm lãng mạn hết sức tươi sáng. Nhưng khi quay lại cuộc đời riêng nhiều ngang trái của mình thì cảmhứng của Xuân Hương lắng lại, chất lãng mạn bay bổng tan đi, vàthay thế vào đó là những suy nghĩ chua chát:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi,
Đừng xanh như lá bạc như vôi,
Những bài thơ trữ tình viết về thân phận mình của Xuân, Hương thường đượm một màu buồn, Xuân Hương không úy mị khóc lóc cái buồn trong thơ Xuân Hương bình tĩnh mà thắm thía, kín đáo, nó toát lên từ đáy lòng của nhà thơ. Có thể nói ba bài tự tình của Xuân Hương tiêu biểu hơn cả cho thơ trữ tình của bà.
Bài thứ nhất có lẽ Xuân Hương làm vào lúc tuổi đã nhiều, nhưng đường tình duyên chưa tắt hết hy vọng. Bài thơ có bực tức, oán trách mà vẫn còn thừa tin tưởng:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, Oán hận trông ra khắp mọi chòm, Mõ thảm không khua mà cũng cốc, Chuông sầu không đánh cớ sao om, Trước nghe những tiếng thêm rên rĩ, Sau giận vì duyên để mõm mòm, Tài tử văn nhân ai đó tá,
Thân này đâu phải chịu gà tom!
Sau đó khá lâu, Xuân Hương làm tiếp bài thơ tự tình thứ hai trong một hoàn cảnh đã hoàn toàn đổi khác. Nhà thơ chắc đã đem thân đi làm lẽ. Cuộc đời làm lẽ của người đàn bà có thích thú nỗi gì, cho nên giữa một đêm khuya - ở đây lại cũng một đêm khuya! Dưới một vầng trăng ,sáng và bên một cốc rượu đầy, Xuân Hương ngẫm lại cuộc đời mình. Bài thơ tan dần cái bực tức, chỉ còn lại một nỗi buồn cô đơn, quạnh vắng:
Trơ cái hồng nhan, với nước non, Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn,, Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, , Mảnh tình san sẻ tý con con:
Bài tự tình thứ ba có thể Xuân Hương làm ra quãng giữa hai đời chồng. Cuộc đời ngang trái diễn ra trước mắt làm cho Xuân Hương từ một người thách thức với cuộc sống, trở thành một người bàng hoàng trước cuộc sống. Nhà thơ phân vân, bài thơ tự tình cũng lưỡng lự phân vân. Xuân Hương ví mình như chiếc bánh trôi nổi lênh đênh giữa dòng nước cả. Những vần thơ
hình ảnh và nhạc điệu, gợi lên một cảm giác bấp bênh, chới với:
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh, Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng, Nửa mạn phong ba luống bập bềnh, Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh, Ấy ai thăm ván cam lòng vậy Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh !
Con người viết những dòng thơ chua chát ấy vốn là một người rất tin ở mình:
ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!
Vốn là một con người rất mực lạc quan cởi mở. Dễ có vế câu đối tết nào độc đáo, sắc sảo như về câu đối tết sau đây của Xuân Hương:
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra, cho thiếu nữ đón xuân vào!
Mùa xuân và thiếu nữ! Đó là một biểu tượng cho đến ngày nay người ta vẫn còn dùng để nói về vẻ đẹp, về cái đáng yêu trong cuộc sống. Một tâm hồn tha thiết yêu đời là thế, cuối cùng đã buông tiếng thở dài ! Cái buồn của Xuân Hương làm quặn lòng người đọc. Đó là cái buồn của một kiếp người thông qua một con người, chứ không phải cái buồn cá nhân, cô độc. Nó không có ý nghĩa tiêu cực. Công thức ''buồn - tiêu cực'' là một công thức quá giản đơn, không phù hợp với thực tế vô cùng phức tạp của cuộc sống. Tất nhiên có cái buồntiêu cực suy đồi như tiếng khóc nỉ non của những kẻ nào đó trước một thực tại đã bị lịch sử lên án, hay tiếng kêu than của những phần tử thống trị bị tước hết quyền lợi, Nhưng nói chung, cuộc đời cũ, nhất là vào giai đoạn này, hết sức tàn bạo và bất công, mà con người lại không thấy phải thay đổi nó bằng cách nào, thì những ai tha thiết với cuộc sống, với vận mệnh của con người làm sao không buồn cho được! Cái buồn ở đây, vì vậy mà có ý nghĩa tố cáo nhất định của nó,