KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BAN LÃNH ĐẠO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI :

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG MARKETING VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (Trang 36 - 38)

- Cần phải quan tâm hơn nữa đến chiến lược con người để phát huy và khai thách mọi tiềm năng, thế mạnh của các cán bộ nhân viên ngân hàng. Đặc biệt là khâu tổ chức tuyển dụng đến khâu bố trí công việc phải rất cẩn thận, khoa học, hợp lý. - Đưa tư duy kinh doanh theo quan đIểm Marketing vào tất cả các phòng ban, cán bộ

nhân viên ngân hàng.

- Thực hiện tốt các dịch vụ chăm sóc khách hàng và chất lượng dịch vụ

- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ.

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên các mặt nghiệp vụ , kiên quyết chỉ đạo khách phục kịp thời những tồn tại phát hiện qua kiểm tra.

- Xử lý linh hoạt các vấn đề đặt ra trong kinh doanh gắn lợi ích trước mắt với lâu dài.

- Thực hiện khoán tài chính; gắn chặt lợi ích vật chất với kết quả lao động của từng người lao động thường xuyên động viên, khen thưởng những người làm tốt có hiệu quả cao, đồng thời xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm nội quy, quy chế. - Không ngừng đổi mới, cải tiến phong cách phục vụ khách hàng, cải tiến nghiệp vụ,

dịch vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trên địa bàn.

- Xây dựng hình ảnh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội trong lòng công chúng bằng cách quảng cáo về sự an toàn, tiện lợi, tiết kiệm khi đến và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tổ chức khuyến mại, tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo khoa học,... để thu nhận được các ý kiến phản hổi từ bạn hàng, khách hàng của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Từ phân tích thực tiễn cho thấy, Marketing có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Điều đó đòi hỏi các Ngân hàng phải nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình về công việc kinh doanh, thị trường và khách hàng. Nhất là trong môi trường với sự biến đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, những chính sách mới, mức độ cạnh tranh và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để tồn tại trong môi trường cạnh tranh như thế mỗi Ngân hàng phải có những chiến lược lâu dài và cả những chiến lược dự phòng hướng theo thị trường và luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu bằng những biện pháp vượt trội đối thủ cạnh tranh.

Qua nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh, xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội, em nhận thấy Ngân hàng đã tiìm thấy cho mình những bước đi phù hợp và đã gặt hái được nhiều thành công quan trọng bước đầu đối với một Ngân hàng trẻ. Tuy nhiên, trước những thách thức và khó khăn, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội nhận thấy cần thiết phải thay đổi căn bản phong cách kinh doanh truyền thống sang kinh doanh theo triết lý Marketing.

Mặc dù đã được hoàn thành nhưng do trình độ, cũng như thời gian nghiên cứu còn có nhiều hạn chế nên khoá luân không thể tránh được những thiếu sót nhất định. Vì vậy, bất cứ một ý kiến đóng góp nào cũng là điều rất quý báu để việc nghiên cứu hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Đức Thảo và toàn thể các anh chị, cô chú trong phòng kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà nội, các thầy cô trong Khoa nghiệp vụ kinh doanh, các bạn đồng học đã giúp đỡ em hoàn thành bản khoá luận này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG MARKETING VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI (Trang 36 - 38)