hoạt động, TTHCM chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện.
- Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài.
Nguồn tư liệu và phương tiện để học sinh tiếp cận với TTHCM
- Sử dụng sách giáo khoa có đề cập đến Hồ Chí Minh (100% học sinh)
- Sách báo, ti vi, (có 40% học sinh thành phố, thị xã mới theo dõi thường xuyên, còn 60% không có điều kiện để theo dõi, hoặc không quan tâm. hay ít quan tâm)
- Sách đọc thêm về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh (qua tranh. ảnh hay văn viết) được học sinh các lớp tiểu học và đầu cấp trung học cơ sở quan tâm nhiều hơn học sinh trung học phổ thông.
- Bảo tàng, di tích lịch sử, nhà truyền thống, nói chuyện, dự thi tìm hiểu lịch sử được thực hiện ở nhiều trường, chủ yếu dưới hình thức tập thể
Nhưng hiệu quả chưa cao vì:
+ Số ít học sinh chỉ xem hơn tìm hiểu trao đổi, chép bài của nhau để có thành tích là đơn vị tham gia đông đảo cuộc thi.
+ Sách báo đến các vùng sâu, vùng xa khó khăn hơn là sóng truyền hình và phát thanh;
+ Học sinh e ngại nhất là những quyển sách viết về lý luận cao xa, dài dòng, họ thích những lời diễn đạt đơn giản, sâu sắc, ngấm dần mà thấm thía.
Nhận xét:
- Sự hiểu biết về Bác Hồ và TTHCM ở phổ thông còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của TTHCM đến suy nghĩ, hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có hiệu quả cao.
- Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định và trong thực tế đã “sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của Bác.