IV. NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY.
1. Kế toán Nguyên vật liệu trực tiếp
Để thực hiện quá trình sản xuất, vật liệu đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố đầu vào. Đây là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Tại Công ty Nguyên vật liệu gồm nhiều chủng loại, có tính năng, công dụng khác nhau và được dùng kết hợp để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Căn cứ vào phiếu sản xuất sản phẩm do phòng Kế hoạch kỹ thuật chuyển sang, vật liệu mua về được thống kê ở bộ phận viết phiếu nhập kho theo số lượng ghi trên hoá đơn sau đó xuất kho theo số lượng, chủng loại, quy cách đã định mức trong phiếu sản xuất.
Tại Công ty, vật liệu mua về, xuất dùng cho các bộ phận được kế toán dùng giá thực tế để theo dõi tình hình luân chuyển vật liệu. Thường thì ở công ty không mua vật liệu dự trữ mà dùng tới đâu mua tới đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp mua vật liệu về tham gia nhập kho thì thủ kho và người giao vật tư sẽ tiến hành kiểm tra số lượng vật liệu nhập kho. Căn cứ vào các chứng từ mua vật liệu như: Hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán, biên bản kiểm nghiệm vật tư thủ kho lập phiếu nhập kho tại phân xưởng làm 4 liên:
- Một liên để lưu kho
- Một liên ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán phân xưởng.
- Một liên chuyển phòng kế toán công ty làm căn cứ đối chiếu, kiểm tra. - Một liên người mua hàng giữ.
Kế toán phân xưởng sau khi nhận được hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho vật liệu sẽ tiến hành tổng hợp lại vào cuối tháng và lập bảng kế hoá đơn chứng từ chi phí vật tư hàng hóa mua vào và bảng tổng hợp vật tư. Sau đó chuyển lên phòng Kế toán công ty. Kế toán công ty sau khi nhận được tập chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu tính hợp lệ, hợp pháp sau đó tiến hành lập chứng từ ghi sổ.
Mẫu 01
Công ty cơ khí và sửa chữa Mẫu số: 01-VT
công trình cầu đường bộ II Ban hành theo QĐ số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16-12-1998 của Bộ Tài Chính