Quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÃI CHÁY (Trang 25 - 29)

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ

Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn: CBTD chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn bao gồm: Hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay.

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: CBTD kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn, báo cáo lãnh đạo về tình trạng của hồ sơ. Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đủ thì yêu cầu khách hàng bổ sung. Lập phiếu giao nhận hồ sơ cho khách hàng và sao gửi phòng quản lý rủi ro sau khi nhận hồ sơ pháp lý, phương án sản xuất kinh doah, hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu có) và các báo cáo tài chính.

Bước 2: Thẩm định điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định, kiểm soát, trình duyệt tờ trình thẩm định

Thẩm định và lập tờ trình thẩm định: Căn cứ vào các tài liệu do khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được từ quá trình kiểm tra thực tế tại đơn vị và các nguồn khác, CBTD trực tiếp thẩm định khách hàng vay vốn thông qua quy trình chấm điểm tín dụng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, phân tích ngành, dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, xác định phương thức cho vay, lãi suất cho vay, lập tờ trình thẩm định, ký và trình lãnh đạo phòng khách hàng.

Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định.

CBTD phải nêu rõ ý kiến của mình có đòng ý cho vay hay không đồng ý cho vay, lý do…

Trình Trưởng phòng tín dụng: Sau khi lập xong tờ trình, CBTD tập hợp lại hồ sơ, báo cáo Trưởng phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, bổ sung thêm những thông tin về khách hàng và dự án, có ý kiến độc lập đề xuất cho vay, không cho vay…

Trình lãnh đạo: CBTD chịu trách nhiệm tập hợp lại hồ sơ tín dụng, tờ trình của phòng tín dụng và các phòng chức năng khác trình Lãnh đạo quyết định.

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình báo cáo rủi ro

Cán bộ quản lý rủi ro sau khi nghiên cứu hồ sơ của phòng khách hàng cung cấp, thẩm định rủi ro, lập báo cáo rủi ro và trình lên lãnh đạo phòng quản lý rủi ro.

Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro kiểm tra, rà soát, chuyển báo cáo rủi ro lên phòng khách hàng.

Bước 4: Xét duyệt cho vay

CBTD sao gửi hồ sơ đến các thành viên, lãnh đạo phòng khách hành thực hiện chức năng thư ký hội đồng tín dụng. Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay, tờ trình thẩm định, báo cáo rủi ro (ghi ý kiến phê duyệt đồng ý/không đồng ý) và ký văn bản trả lời thông báo cho khách hàng.

Bước 5: Soạn thảo, kiểm soát, kí HĐTD, Hợp đồng bảo đảm, làm thủ tục giao nhận giấy tờ tài sản bảo đảm.

Khi khoản vay được phê duyệt, CBTD thông báo và thỏa thuận với khách hàng về các điều kiện trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm; dự thảo hợp đồng và các văn bản liên quan cho trưởng phòng. Trưởng phòng kiểm tra, chỉnh sửa lại, sau đó trình Lãnh đạo ký chính thức.

Thực hiện công chứng, chứng thực đối với hợp đồng bảo đảm; đăng ký giao dịch bảo đảm, thực hiện các thủ tục giao nhận và nhập kho giấy tờ tài sản bảo đảm, giấy tờ liên quan đến cơ quan bảo hiểm.

CBTD nhập dữ liệu về khách hàng, khoản vay, và tài sản bảo đảm vào chương trình INCAS theo quy định của NHCT.

- Thời hạn xem xét quyết định cho vay không quá 12 ngày làm việc kể từ khi Chi nhánh nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Chi nhánh.

- Ký hợp đồng tín dụng: hợp đồng tín dụng được lập thành 06 bản chính, khách hàng vay vốn giữ 01 bản, ngân hàng giữ 03 bản, gửi phòng công chứng 01 bản, gửi cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm 01 bản.

Bước 6: Giải ngân, kiểm tra giám sát.

Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân: CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay: hợp đồng cung ứng vật tư hàng hóa, bản gốc hóa đơn, chứng từ thanh toán, kèm bảng kê…

Giải ngân: Khách hàng hoàn chỉnh các nội dung chứng từ gồm mẫu giấy nhận nợ, bảng kê rút vốn, ủy nhiệm chi hoặc giấy rút tiền khác… Nếu chứng từ giải ngân chưa đủ điều kiện thì CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung.

Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân. CBTD nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS.

Bước 7: Kiểm tra, giám sát món vay

Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng là hoạt động theo dõi, kiểm tra của NHCV nhằm xác định mức độ thực tế đạt được so với yêu cầu theo quy định cho vay của NHNN, NHCT và cam kết của khách hàng trong suốt quá trình xem xeté cho vay.

Đối với khách hàng có tần suất giao dịch trên 7 lần/tháng, kiểm tra sử dụng vốn vay mỗi tháng một lần và đột xuất khi cần thiết.

Đối với khách hàng có tần suất giao dịch nhở hơn 7 lần/tháng, chậm nhất 5 ngày làm việc (giải ngân bằng tiền mặt), 10 ngày làm việc (giải ngân bằng chuyển khỏan) và kiểm tra sử dụng món vay lần đầu tiên.

Việc kiểm tra được lập thành biên bản. Định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần khi kiếm tra toàn diện tình hình tài chính và thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp.

Bước 8: Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh

Theo dõi trả nợ gốc, lãi, phí: CBTD theo dõi việc thu nợ theo từng khoản vay, thời hạn trả nợ bao gồm cả gốc, lãi, phí, thông báo trước khi đến hạn cho khách hàng khi đến hạn về việc thanh toán các khoản nợ vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nợ: Đến hạn trả nợ, CBTD căn cứ thỏa thuận trong HĐTD, phòng giao dịch kế toán sẽ thực hiện thu nợ

Xử lý phát sinh: Do trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trả nợ trước hạn, điều chính kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn. CBTD lập tờ trình xem xét khả năng ảnh hưởng của các vấn đề phát sinh này tới kết quả thẩm định ban đầu của phương án, đề xuất hướng xử lý, trình trưởng phòng và người có thẩm quyền quyết định.

Bước 9: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Đối với phương thức cho vay từng lần: Nếu bên vay yêu cầu thì CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình lãnh đạo phòng kiểm soát, ký tắt và trình người có thẩm quyền.

Đối với phương thức cho vay theo hạn mức: trường hợp không tiếp tục cho vay thì không cần thanh lý hợp đồng. Trường hợp tiếp tục cho vay thì cần lập biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng.

Bước10: Giải chấp tài sản

Thực hiện theo quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản. NHCV thực hiện hồ sơ xuất bì TSBĐ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BÃI CHÁY (Trang 25 - 29)