ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI (Trang 25 - 28)

TẠI CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI.

Qua những đặc điểm và những phân tích ở trên cho thấy nổi lên một số ưu điểm và những phân tích ở trên cho thấy nổi lên một số ưu điểm và tồn tại như sau:

Ưu điểm:

- Về tổ chức quản lý công ty đã không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy và công tác quản lý, từng bước sắp xếp lại các bộ phận theo phương hướng tinh giảm biên chế và cho phù hợp với điều kiện và quy trình công nghệ mới. Việc bố trí cán bộ vào những công việc đều dựa trên cơ sở năng lực và trình độ chuyên môn, chú trọng đề bạt cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao và nhiệt tình công tác. Tăng cường bồi dưỡng đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ, công nhân nhất là khi có đầu tư công nghệ mới.

- Về đầu tư: trong một số năm gần đây công ty đã không ngừng đầu tư công nghệ kỹ thuật mới, hầu hết kỹ thuật công nghệ trong những dây truyền sản xuất chính được đầu tư mới. Như vậy đã tạo ra một năng lực mới căn bản để có thể sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong nước và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài.

- Về sản phẩm: không ngừng cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm từ việc đơn giản chỉ sản xuất ra một số loại bít tất chủ yếu phục vụ thị trường nội địa nay công ty đã sản xuất được nhiều chủng loại khác nhau, không những đáp ứng được thị trường trong nước mà có những sản phẩm xuất khẩu sang thị trường khó tính như Nhật Bản.

- Về định mức và giá thành: công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, bố trí hơp lý sản xuất đã từng bước giảm được chi phí cho sản xuất cụ thể năm 2001 giảm được 20% giá thành so với định mức.

- Về thị trường công ty không ngừng củng cố thị trường bằng cách ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm công ty còn tăng cường tham gia các hội nghị khách hàng, triển lãm, hội chợ, quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Mặt khác, công ty đã đầu tư cho việc phát triển thị trường mới như xuất khẩu sang thị trường Nhật và Lào.

Tuy vậy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn tồn tại một số

nhược điểm sau đây:

- Về tổ chức quản lý: trước hết về bộ máy của công ty còn quá cồng kềnh, vừa thừa lại vừa thiếu. Bộ phận hành chính còn nặng nề, quan liêu và còn chiếm tới 20% số lao động. Trong khi đó chưa thiết lập được phòng Marketing để chuyên lo việc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều bộ phận năng lực cán bộ còn

hạn chế, ví dụ như phòng xuất nhập khẩu trình độ chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn hạn chế. Hệ thống thông tin điều hành chưa được cải tiến, còn chịu nhiều ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp, chưa ứng dụng tin học trong việc quản lý và điều hành. Đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ cán bộ, công nhân trong bộ phận hành chính còn cao.

Về đầu đầu tư kỹ thuật công nghệ mới: tuy đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị mới nhưng máy móc, nguyên vật liệu được nhập khẩu từ các thị trường như Hàn Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật ...

Như vậy tạo ra một sự thiếu đồng bộ trong sản xuất, hơn nữa lại phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nguyên vật liệu nước ngoài (80%) không tận dụng được nguyên vật liệu sẵn có và nhân công lao động trong nước. Hơn nữa trong sản xuất cũng chỉ đạt được hơn 50% năng lực công nghệ gây một lãng phí trong sản xuất do phải khấu hao lớn. Về sản phẩm: tuy đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhất là thị trường nước ngoài khó tính. Mẫu mã, chất lượng sản phẩm còn chịu ảnh hưởng rất nhiều của hệ thống tiêu chuẩn và quản lý chất lượng trong nước, công ty chưa tham gia ISO 9000 do vậy rất khó khăn trong việc xuất khẩu và thâm nhập những thị trường mới.

Về chi phí sản xuất: do việc khấu hao hớn cho cả phần máy móc không sản xuất hết năng lực, do quản lý bộ máy hành chính còn cồng kềnh, do nguyên vật liệu hầu hết phải nhập khẩu nhất là khi tỷ giá ngoại tệ giảm sút như hiện nay tạo nên chi phí trong sản xuất của công ty còn cao, gây ra sự giảm sút lợi nhuận, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Về thị trường: công ty đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất hướng ra thị trường nước ngoài, nhưng công ty lại quá phụ thuộc vào thị trường Nhật và Lào chiếm hơn 70% thị phần xuất khẩu, trong trường hợp 2 thị trường trên có sự biến động đột biến sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa việc quá phụ thuộc vào thị trường Nhật và Lào tạo ra sự bất lợi trong giao dịch ký hợp đồng, đồng thời giảm khả năng và cơ hội cạnh tranh của sản phẩm của công ty trên thị trường. Mặt khác hoạt động marketing của công ty còn yếu, từ những việc như nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu mới thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước. Chiến lược sản phẩm chưa rõ, hầu hết việc phát triển

sản phẩm mang tính bột phát, chạy theo thị trường. Đặc biệt chính sách giá cả hiện nay còn thiếu sức cạnh tranh do chi phí sản xuất cao, giá bán giảm dần đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm, việc thiết lập kênh phân phối còn gặp nhiều cản trở do nguồn lực tài chính hạn chế, do quan hệ đại lý, do thiếu sự quan tâm thích đáng ...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT KIM HÀ NỘI (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w