Chiến lược chỉ có ý nghĩa khi được cụ thể hóa thành một kế hoạch hành động chi tiết.
Điều này đặc biệt quan trọng ở những địa phương và khu vực phức tạp, nơi tư duy chiến lược thường chịu nhiều rủi ro thất bại khi chuyển sang bước triển khai. Nhiều
thành quả tích cực mà các địa phương nhỏđạt được bắt nguồn từ thực tế là việc phân công trách nhiệm dễ dàng và tạo ra những quy trình quyết định đơn giản và nhanh chóng hơn so với những địa phương lớn và phức tạp hơn.
Một kế hoạch hành động nên liệt kê từng hành động, cộng với bốn yếu tố bổ sung sau cho mỗi hành động:
1. Ai chịu trách nhiệm?
2. Hành động được triển khai như thế nào? 3. Hành động này tốn bao nhiêu chi phí? 4. Thời hạn dự kiến hoàn thành?
Mức độ chi tiết như vậy mang lại nhiều ích lợi. Thứ nhất, mỗi người liên quan trong kế hoạch hành động đều biết mình phải hoàn thành những gì. Thứ hai, người làm công tác tiếp thị có thể dễ dàng nhận biết các hành động khác nhau có đang được thực hiện một cách thỏa đáng hay không. Thứ ba, nếu đến gần cuối thời hạn người ta phát hiện chi phí vượt quá ngân sách, thì chi tiết kế hoạch cho phép hủy một số hành
động nào đó cùng chi phí của chúng.
Một số nước châu Á thường lập ra những danh sách dài các dự án ngắn hạn và dài hạn, được sử dụng đồng thời như một công cụ marketing. Danh sách chi tiết được công bố để công khai tiến độ thực hiện và, trong một số trường hợp, thu hút những khách hàng tiềm năng quan tâm đến địa phương.
Khi các địa phương ở châu Á triển khai những chiến lược marketing cho địa phương, nhất thiết phải đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể trong đó xác định rõ hành động của những người tham gia. Không thiết lập mục tiêu rõ ràng và lập kế
hoạch hành động chi tiết là một trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất đe dọa sự
phát triển thành công của địa phương.