THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO VI PHẠM NGUYÊN LÍ ĐỒNG NHẤT CỦA TƯ DUY

Một phần của tài liệu TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI DƯỚI GÓC ĐỘ LẬP LUẬN (Trang 92)

3. LẼ THƯỜNG ĐƯỢC CỐ ĐỊNH HÓA THÀNH NHỮNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HAY NHỮNG LỐI NÓI QUEN

3.2.1.1. THỦ PHÁP GÂY CƯỜI DO VI PHẠM NGUYÊN LÍ ĐỒNG NHẤT CỦA TƯ DUY

Nguyên lí đồng nhất của tư duy yêu cầu một sự vật phải luôn đồng nhất với chính nó. Trong quá trình tư duy về đối tượng, không được tùy tiện thay đổi hình thức chữ viết (âm đọc) hay ý nghĩa của đối tượng. Truyện cười Việt Nam hiện đại thường tồn tại ở dạng hội thoại nên đối tượng được truyền từ lượt lời này sang lượt lời khác, từ tư duy của người này sang tư duy của người khác. Đó là cơ hội để nhân vật giao tiếp có thể thay đổi, đánh tráo đối tượng phục vụ cho chiến lược giao tiếp của mình. Chính sự thay đổi, đánh tráo đó tạo nên bước ngoặt tư duy bất ngờ khiến cho người đọc bật lên tiếng cười sảng khoái. Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi rút ra một số thủ pháp đánh tráo đối tượng tư duy như sau:

a. Thủ pháp gây cười bằng đánh tráo khái niệm

- Đánh tráo hai khái niệm diễn đạt bằng từ có âm giông nhau nhưng chữ và nghĩa khác nhau

Ví dụ: (92) LẤY VỢ HAI LÀM GÌ?

Tòa hỏi bị cáo:

- Anh lấy vợ hai làm gì?

- Thưa tòa, tôi lấy vợ hai làm dì. Tòa đập bàn quát:

- Anh không hiểu câu hỏi của tòa à?

- Thưa, tôi lấy vợ hai làm dì ạ. (Truyện cười lô-gic)

Từ “gì” trong câu hỏi của tòa là đại từ dùng để hỏi trong khi đó từ “dì” trong câu trả lời của bị cáo là danh từ chỉ “người vợ kế của cha trong quan hệ với con của người vợ trước” [35, 341]. Do trong tiếng Việt cách phát âm của “gì” và “dì”

gần giống nhau nên tòa đã không hiểu câu trả lời của bị cáo là: “tôi lấy vợ hai về làm mẹ kế cho con tôi”.

Tương tự là truyện “Nước Lào” (truyện số 44 – đã dẫn). Do nghe phải lời rao của những người bán hàng bị ngọng: “Ai mua bánh mì lào”, “Ai mua gạo lào”, “Ai mua chiếu lào”,… cậu bé đã hiểu sai về tình hình hàng hóa trên thị trường nước ta: “Hàng hóa nước Lào đang bày bán nhiều nhất trên thị trường nước ta”. Thực chất những lời rao đó phải là: “Ai mua bánh mì nào”, “Ai mua gạo nào”, “Ai mua chiếu nào”,…

Tiếng cười trong những câu chuyện này mang đặc trưng ngôn ngữ Việt. Nó phản ánh hiện tượng phát âm phức tạp do một số âm vị tiếng Việt có nhiều hình thức thể hiện.

- Đánh tráo hai khái niệm diễn đạt bằng từ có âm và chữ giông nhau nhưng nghĩa khác nhau

Đây là một kiểu đánh tráo khái niệm hay gặp nhất trong truyện cười Việt Nam hiện đại. Lợi dụng sự giống nhau cả về âm về chữ, các nhân vật trong truyện cười đã chủ động đánh tráo hai khái niệm để được nét nghĩa có lợi cho mình.Ví dụ:

(93) QUÊN

Người bồi bàn chạy đuổi theo khách hàng chưa thanh toán tiền và nói: - Dạ, thưa quý ông quên chưa thanh toán!

- Thì tôi uống chính là để quên đi mọi chuyện cơ mà. (Cười xưa và nay)

Từ “quên” trong câu nói của bồi bàn nhằm mục đích nhắc nhở ông khách thanh toán tiền rượu trước khi ra về. Nhưng lợi dụng nét nghĩa của từ “quên” là “không còn lưu giữ trong trí nhớ” trong câu nói quen thuộc: “uống là để quên đi mọi chuyện”, khách hàng đã đồng nhất “quên thanh toán” với “quên mọi chuyện trên đời (vì say)” rồi đánh tráo hai khái niệm đó nhằm mục đích khỏi phải trả tiền rượu.

Một ví dụ khác là truyện: (94) RÈN LUYỆN

- Bố ơi! Khi lớn lên con muốn trở thành nhà thám hiểm Bắc cực bố ạ! - Tốt đấy!

- Con muốn được rèn luyện ngay từ bây giờ! - Làm thế nào mà rèn luyện ngay từ bây giờ được?

- Con muốn mỗi ngày bố cho con tiền ăn kem để con quen dần với cái lạnh bố ạ! (Cười xưa và nay)

Khi nghe được ước mơ của con là muốn trở thành nhà thám hiểm Bắc Cực, ông bố rất vui. Nhưng ngay sau đó, ông bố đã bị đứa con dẫn dắt để thỏa mãn nhu cầu được ăn kem của nó. Nó đã khéo léo đồng nhất việc rèn luyện vốn có nét nghĩa là “luyện tập thường xuyên để đạt tới một phẩm chất hay trình độ nhất định” [35, 1064] (ở đây là rèn luyện để trở thành nhà thám hiểm Bắc Cực) với “rèn luyện cho quen với cái lạnh” bằng cách ăn nhiều kem.

Truyện “Kinh nghiệm” cũng lợi dụng sự giống nhau về âm và chữ của khái niệm để đánh tráo nghĩa. (95) KINH NGHIỆM

Nhìn cô gái còn trẻ quá, bà hiệu trưởng trường mầm non ân cần bảo :

- Trường có chỉ tiêu lấy cô nuôi dạy trẻ, nhưng đây là trường điểm, cần giáo viên kinh nghiệm. Cô đã có kinh nghiệm về trẻ con chưa ?

- Thưa bà, rất nhiều năm ạ. Trước kia tôi đã từng là trẻ con nên không có gì là lạ. (Vợ chồng cùng cười) “Kinh nghiệm là hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải” [35, 679]. Lợi dụng nét nghĩa “kinh nghiệm là sự từng trải”, cô gái đã đồng nhất kinh nghiệm dạy trẻ con với từng là trẻ con nên không thiếu kinh nghiệm rồi tráo đổi chúng để trả lời bà hiệu trưởng: “Trước kia tôi đã từng là trẻ con nên không có gì là lạ”. Tiếng cười bật ra vì trên đời, ai chả từng là trẻ con. Nếu lí luận như cô gái này thì ai cũng có thể làm được nghề trông trẻ.

Những từ đồng âm khác nghĩa được sử dụng tối đa cho thủ pháp gây cười đánh tráo khái niệm. Ví dụ: (96)CÓ CHÍ

Duy: Dạo này tao thấy mày có chí ghê quá! Thanh: Ủa, sao biết?

Duy: Tại... tao thấy mày hay gãi đầu.

(vietfun. com)

Hai từ đồng âm khác nghĩa là: “chí” với nghĩa là ý chí và “chí” với nghĩa là

con chí (con chấy) đã được Duy cố tình tráo đổi. Cậu đã gài bẫy để cô bạn hiểu từ “chí” với nghĩa là ý chí và lời nói “có chí ghê quá” là một lời khen, sau đó bất ngờ đánh tráo khái niệm ý chí thành con chí để cô bạn phát hoảng khi biết rằng “có chí ghê quá” là một lời chê bai khủng khiếp. Tiếng cười sảng khoái bùng nổ.

Tương tự là truyện: (97) CẢNH BÁO ĐÊM TÂN HÔN

- Em yêu dấu, anh xin hứa với em là anh sẽ không bao giờ phụ em.

Nàng sung sướng mỉm cười. Sáng hôm sau thức dậy, nàng lo cơm nước cho cả hai và chuẩn bị đi làm. Nàng gọi:

- Anh ơi, vào đây phụ em một tay, sắp đến giờ đi làm rồi. Anh chồng nhăn nhó:

- Em sao mà mau quên quá, đêm qua anh đã nói gì nào? (camcuoi.com)

Đặt trong tình huống là đêm tân hôn, câu nói của người chồng hướng người vợ và độc giả hiểu từ “phụ” theo nghĩa “không làm trái điều mình đã hẹn ước, đã thề nguyền, hoặc phản lại công ơn, sự tin cậy của người khác” [35, 1015]. Nhưng câu trả lời sau đêm tân hôn của người chồng làm cho người đọc bất ngờ bởi với anh ta, “phụ” có nghĩa là “phụ giúp”, nghĩa là “anh sẽ không bao giờ phụ giúp em”. Truyện cười thể hiện tiếng cười vui vẻ về cuộc sống gia đình.

Một truyện cười tương tự là: (98) RÚT KINH NGHIỆM

Một thanh niên đến thăm gia đình bạn gái.

- Dạ thưa bác, cháu vừa đi công tác về, có chút quà nhỏ biếu gia đình. - Anh cứ vẽ! – Bố nàng cười.

- Dạ, cháu cũng từng là họa sĩ đấy ạ. – Chàng được dịp giới thiệu. - Họa sĩ mà vẽ ít thế này thôi ư? Lần sau nhớ rút kinh nghiệm nhé!

(Truyện cười lô-gic)

Khi được nhận quà, người Việt có thói quen cảm ơn bằng quán ngữ “anh/chị cứ vẽ” hàm ý rằng: tình cảm hai bên là quan trọng, không cần bày đặt mua sắm quà cáp. Từ “vẽ” trong quán ngữ chỉ sự “bày đặt thêm những cái không cần thiết” [35, 1416]. Trong truyện, tiếng cười hé mở khi chàng trai hay khoe nhân dịp bố bạn gái cảm ơn đã đánh tráo khái niệm “vẽ” thành khái niệm “vẽ tranh” để quảng cáo cho bản thân. Nhưng tiếng cười thật sự bùng nổ khi ông bố nhân sự đánh tráo đó, sử dụng đòn “gậy ông đập lưng ông” chê bai “món quà ít”: “họa sĩ mà vẽ ít thế này thôi ư? Lần sau nhớ rút kinh nghiệm nhé!”.

Đôi khi, các nhân vật hài không cố tình đánh tráo khái niệm mà tiếng cười bật ra do họ ngộ nhận hoặc vô tình không hiểu ý nghĩa khái niệm. Ví dụ: (99) VÔ CÙNG KÌ LẠ

Thầy giáo : Như các em đã biết, ôxi được phát hiện ra vào thế kỉ 18… Học sinh thắc mắc : Thế thì trước đó con người thở bằng cái gì ?

(Nụ cười trẻ thơ)

Từ “phát hiện” vốn có nghĩa là “tìm ra cái chưa ai biết” [35, 988], tức là ngoại diên của nó bao gồm cả những cái đã, đang tồn tại nhưng ở thời điểm trước khi “phát hiện” thì con người chưa từng biết đến. Ôxi là một ví dụ tiêu biểu. Ôxi có cùng với quá trình hình thành trái đất, loài người xuất hiện sau đó và hít thở ôxi như một lẽ hiển nhiên để duy trì sự sống. Có thể nói, loài người nhờ ôxi mà tồn tại. Nhưng trước thế kỉ 18, loài người chưa có ý thức về cái khí họ vẫn hít vào, vai trò và tác dụng của nó. Chỉ đến năm 1774, nhà hóa học Priestley mới phát hiện ra vai trò, tính chất và cấu tạo của ôxi.

Truyện rất ngắn nhưng tiếng cười bật ra ngay vì sự nhầm lẫn do học sinh đã đồng nhất nét nghĩa của từ “phát hiện” với từ “xuất hiện”. Cậu bé nghĩ rằng trước khi con người phát hiện ra ôxi thì ôxi không tồn tại, do đó băn khoăn: “trước đó con người thở bằng cái gì?”

- Đánh tráo hai khái niệm diễn đạt bằng cụm từ có âm và chữ giông nhau nhưng nghĩa khác nhau

Xét ví dụ: (100) DỰA VÀO DÂN

Trên tàu, anh lính trẻ dựa vào cô gái đẹp, ngủ. Tàu lắc, anh ta bật dậy. Cô gái hỏi: - Sao anh cứ dựa vào tôi thế?

- Thì cô bảo, bộ đội chẳng dựa vào dân thì dựa vào ai?

(Truyện cười lô-gic)

Bị khiển trách về hành vi khiếm nhã của mình, anh lính trẻ đã nhanh trí đánh tráo khái niệm “dựa vào dân” với nghĩa gốc chỉ “mối quan hệ gắn bó giữa bộ đội với nhân dân nhằm tăng cường lực lượng quân đội, phục vụ cho đất nước” thành “dựa vào cô gái đẹp để ngủ”. Theo đó, anh cũng đồng nhất khái niệm “dân” với khái niệm “cô gái đẹp”. Truyện đem đến cái cười đùa vui, hóm hỉnh vì sự ngụy biện khéo léo của anh lính trẻ.

Một truyện khác lại gây cười bằng sự vô tình hiểu sai ý nghĩa của cụm từ:

(101) TUẦN ĐẦU TIÊN

Thấy chồng mua một đôi giày mới đã lâu mà vẫn còn để nguyên trong hộp nên vợ hỏi :

- Ngày mai có thể đi được rồi. Ông bán hàng có nói trước với anh là tuần đầu tiên giày sẽ đi hơi chật. (Kho tàng truyện tiếu lâm)

Truyện gây cười bởi cách hiểu sai lầm về cụm từ “tuần đầu tiên” của ông chồng. Chủ hàng khuyên “tuần đầu tiên giày đi sẽ hơi chật” tức là trong thời gian sử dụng, tuần đầu tiên giày sẽ hơi chật. Nhưng ông chồng lại hiểu là: tuần đầu tiên kể từ khi mua, giày sẽ hơi chật, để một tuần sau thì tự nhiên giày sẽ rộng ra. Chính vì thế dẫn tới hành động ngớ ngẩn của ông chồng là cất giày kĩ trong hộp, một tuần sau lấy ra đi.

b. Thủ pháp gây cười bằng đánh tráo nghĩa

- Đánh tráo nghĩa đồng nhất thành các nghĩa khác biệt

Thủ pháp gây cười bằng lập luận đánh tráo nghĩa đồng nhất thành nghĩa khác biệt được vận dụng khi người nói cố gắng xây dựng một hình thức lập luận có nhiều luận cứ khác biệt nhưng thực chất các luận cứ đó đồng nhất về nội dung. Ví dụ:

(102) ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN

Trong lúc tranh cãi quyết liệt, không ai chịu ai, người vợ đề xuất ý kiến:

- Tôi có hai phương án giải quyết được vấn đề này. Thứ nhất: chúng ta đều phải thừa nhận là tôi đúng.

- Thế còn phương án thứ hai? Người chồng hỏi.

- Cả hai chúng ta phải thừa nhận là anh sai. (Cười hở 10 cái răng)

Mặc dù chia làm hai phương án: “thứ nhất…, thứ hai…”, thứ nhất là vợ đúng và thứ hai là chồng sai. Nhưng thực chất hai phương án đó không hề phủ định lẫn nhau, ngược lại chúng cùng bổ sung cho nhau để đi đến nhận định đồng nhất là: “Cả hai chúng ta phải thừa nhận là tôi đúng, anh sai”. Truyện gây cười bởi sự thắng thế tuyệt đối của vợ trong màn vợ chồng tranh luận.

Tương tự là truyện “Đã thỏa thuận” (truyện số 52 – đã dẫn). Ông chồng và người đọc đều bị cái hình thức “khi thì… bà ấy nghe tôi”, “khi thì… tôi nghe bà ấy” đánh lừa. Thực chất: “khi ý kiến nhất trí thì bà ấy nghe tôi” hay “tôi nghe bà ấy” thì cũng không khác gì nhau, đều là một ý kiến. Cái quan trọng là “khi ý kiến không đồng nhất”. Tiếng cười đến đây bật lên sảng khoái vì trong mâu thuẫn, ông chồng lại quyết đinh: “tôi nghe bà ấy”. Như vậy, tuy là “đã thỏa thuận” và về hình thức có sự công bằng nhưng thực chất trong cả hai tình huống ông chồng đều “nghe lời vợ”.

Hai ông chồng trong cả hai truyện “Đề xuất và lựa chọn” và “Đã thỏa thuận” đều gia nhập tuýp các nhân vật hài sợ vợ của truyện cười Việt Nam hiện đại.

- Đánh tráo các nghĩa khác biệt thành nghĩa đồng nhất

Nếu đánh tráo khái niệm, tư tưởng đồng nhất thành các khái niệm, tư tưởng khác biệt để ngụy tạo ra nhiều lí do thì ngược lại, đánh tráo các khái niệm, tư tưởng khác biệt thành khái niệm, tư tưởng đồng nhất giúp người nói che giấu bản chất của sự việc. Ví dụ: (103) KIỂM TRA MỘT NHÀ HÀNG

Ban kiểm tra thực phẩm xem thực đơn của một nhà hàng và hỏi bếp trưởng: - Anh hãy cho chúng tôi biết món pate thỏ nhà hàng của các vị chỉ làm bằng thịt thỏ đúng không?

- Dạ, cũng không hoàn toàn như vậy, chúng tôi cho thêm một chút thịt ngựa. - Tỷ lệ bao nhiêu?

- Nửa nọ nửa kia: một con thỏ, một con ngựa ạ! (Cười xưa và nay)

Truyện gây cười bởi thói ngụy biện cho cách làm ăn gian dối, trá hình của nhà hàng. Sự gian dối dần bị lộ tẩy khi bếp trưởng thừa nhận pate thỏ có “một chút” thịt ngựa. Sau đó, “một chút” mà tỷ lệ lại là “nửa nọ nửa kia” rồi “nửa nọ nửa kia” lại là “một con thỏ và một con ngựa”. Tiếng cười đến cuối truyện bùng nổ giòn giã vì bếp trưởng đã cố tình đồng nhất hai tư tưởng khác biệt: “nửa nọ nửa kia” và “một con thỏ và một con ngựa”. Ai cũng biết một con ngựa sẽ có số kilogam thịt nhiều gấp nhiều lần một con thỏ nên nếu pate mà có tỷ lệ “một con thỏ, một con ngựa” thì món pate đó chủ yếu làm bằng thịt ngựa và nó phải là pate ngựa mới đúng.

Có lập luận được tạo nên bởi nhiều lần đồng nhất các tư tưởng khác biệt. Ví dụ: (104) HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

Tại một cuộc thi hành pháp của trường Luật. Thầy giáo hỏi: - Thế nào được coi là phạm luật lừa đảo?

Một học sinh nói: Nếu như thầy không cho em qua kì thi này tức là phạm tội lừa đảo.

Thầy giáo vô cùng kinh ngạc hỏi: Sao lại trả lời như vậy, lẽ nào học sinh lại dám nói như vậy?

Học sinh đáp: Theo luật hành pháp: Phàm là lợi dụng cái không biết của người khác, mà bắt người khác phải chịu tổn thất chính là phạm tội lừa đảo.

(Cười xưa và nay)

Để chứng minh cho lập luận “thầy không cho em qua kì thi này tức là phạm tội lửa đảo”, học sinh đã đồng nhất các khái niệm sau:

- “cái không biết của người khác” đồng nhất với “sự không biết của học sinh” - “bắt người khác phải tổn thất” đồng nhất với “không cho qua kì thi này”

Mà “lợi dụng cái không biết của người khác mà bắt người khác phải chịu tổn thất chính là lừa đảo”. Nên nếu thầy không muốn phạm tội lừa đảo thì phải cho học

Một phần của tài liệu TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI DƯỚI GÓC ĐỘ LẬP LUẬN (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w