• Cơ cấu nguồn còn chưa hợp lí, chưa phù hợp. Hiện nay tăng trưởng nguồn vốn nhất là vốn trung, dài hạn trong dân cư và huy động từ nguồn tiền gửi của khách hàng vẫn là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, là khâu mở đường cho hoạt động kinh doanh của NHĐT&PTVN. Để huy động vốn được thì phải bảo đảm lợi ích của người gửi tiền lãi suất huy động cao nhưng cho vay đầu tư cũng với lãi suất cao thì doanh nghiệp không chấp nhận được. Đây là vấn đề khó khăn tạo sức ép đối với ngân hàng trong khi phải giữ vững và phát huy vai trò của ngân hàng chủ đạo trong phục vụ đầu tư phát triển.
Việc thực hiện chính sách tiền tệ là thử thách lớn cho hoạt động của ngành ngân hàng đặc biệt đối với NHĐT&PTVN, phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư trung, dài hạn trong điều kiện vốn trung, dài hạn còn ít, nên một phần phải dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tín dụng trung, dài hạn. Tuy đã được Chính phủ và Nhà nước cho phép nhưng điều này cũng có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng .
• Việc thực hiện chính sách tín dụng chỉ là bước đầu chưa đa dạng hình thức tín dụng trung, dài hạn, rủi ro tín dụng còn lớn chất lượng phân tích thẩm định dự án còn hạn chế so với yêu cầu vì vậy mà dẫn đến hiện tượng sau khi đến thời hạn, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, buộc ngân hàng phải chuyển các khoản nợ đó sang nợ quá hạn, nợ khó đòi, cuối cùng ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp do đó sẽ làm giảm chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
Là một ngân hàng có bề dày truyền thống về đầu tư xây dựng cơ bản nhưng công tác kinh tế kĩ thuật và tư vấn đầu tư thực hiện chưa được tốt. Việc phân tích đúc rút kết quả đầu tư còn quá ít, chưa có tính hệ thống, thường xuyên và kịp thời. Việc xây dựng quy chế quy trình thẩm định từ trung ương tới địa phương còn chưa làm tốt gây nên nhiều đầu mối thẩm đinh còn kéo dài thời gian nhất là khâu thẩm
định tại trung ương, chưa nâng cao được trách nhiệm của cán bộ thẩm định trực tiếp. Việc phân chia giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay chưa rõ ràng. Nhận thức về vai trò vị trí công tác thẩm định kinh tế kĩ thuật và tư vấn đầu tư có nới có lúc còn chưa thống nhất chưa ngang tầm với yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động.
• Nợ quá hạn và tiềm ẩn rủi ro.
So với những năm qua thì tỷ lệ nợ quá hạn của NHĐT&PTVN ngày càng giảm. Tuy nhiên mức giảm ấy còn thấp và đáng lo ngại đe doạ sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Sự giúp đỡ của ngân hàng đối với doanh nghiệp mới chỉ đơn thuần qua các hoạt động như điều chỉnh, gia hạn nợ, cho vay thêm vốn chứ chưa thực hiện được vai trò tư vấn, định hướng giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn gặp phải trong quá trình kinh doanh.
Cuối cùng là công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ chủ chốt của các cấp chưa hợp lý, bị động và nhiều lúc thiếu hụt. Cán bộ thì vừa thiếu về số lượng vừa yếu về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. 2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận luôn là bạn đồng hành. Nếu như ngân hàng chỉ chạy theo lợi nhuận cao mà thiếu sự thận trọng cần thiết thì có thể sẽ phải trả giá đắt cho những rủi ro gặp phải, nhưng ngược lại vì rủi ro mà không dám mở rộng cho vay thì có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh, mất đi nhiều khách hàng tốt. Đây là vấn đề nan giải mà hiện nay NHĐT&PTVN đang gặp phải. Vì mục tiêu an toàn vốn nên NHĐT&PTVN có xu hướng thu hẹp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vẫn biết cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua gặp nhiều rủi ro song không phải các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều như nhau. Đây là điểm ngân hàng nên chú ý hơn trong thời gian tới.
Hoạt động Marketing trong ngân hàng chưa được quan tâm chú ý. Hoạt động này mới chỉ được thực hiện đơn thuần dưới dạng các hoạt động bề nổi như tuyên truyền, quảng cáo chứ chưa thực sự xuất phát từ việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu khách hàng để tìm cách thoả mán tốt nhất nhu cầu đó. Lâu nay hoạt động Marketing vẫn thường được coi là nhiệm vụ của các nhân viên giao dịch trong khi đó mạng lưới thông tin về khách hàng còn yếu kém, ít áp dụng công nghệ thông tin vào việc thu thập các yếu tố về khách hàng, sản phẩm, dịch vụ…
NHĐT&PTVN hoạt động theo mô hình Tổng công ty, Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý, chịu trách nhiệm về sự phát triển của ngân hàng; Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của NHĐT&PTVN trước Hội đồng quản trị và trước Thống đốc, pháp luật về điều hành ngân hàng do đó việc thực hiện các qui trình nghiệp vụ của ngân hàng còn chưa được nhanh chóng và chính xác trong đó có cả nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn.
2.3.3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Khả năng của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu tín dụng trung dài hạn của ngân hàng là rất thấp. Những vướng mắc chủ yếu thường gặp phải trong thời gian qua là do doanh nghiệp không có đủ vốn tự có theo yêu cầu, không đủ tài sản thế chấp theo qui định đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không có dự án khả thi. Để đảm bảo nguyên tắc an toàn, các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải có số vốn tối thiểu nhất địng tham gia vào dự án, cụ thể hiện nay theo quyết định 324/1998 của Ngân hàng Nhà nước thì với những dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất hợp lý hoá sản xuất thì tỷ lệ vốn tối thiểu là 10% tổng giá trị vốn đầu tư; dự án xây dựng cơ bản mới 30%; dự án phục vụ đời sống 40%. Với tình trạng thiếu vốn phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì đây thực sự là rào cản không thể vượt qua được của nhiều doanh
nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Vướng mắc thứ hai là về tài sản thế chấp, theo tính toán hiện nay thì chỉ có 20% giá trị tài sản của các doanh nghiệp có thể sử dụng làm tài sản thế chấp hợp pháp, con số này là quá nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.
Cuối cùng là doanh nghiệp không có khả năng lập dự án khả thi. Có rất nhiều doanh nghiệp lập được các phương án kinh doanh rất tốt nhưng do không cụ thể hoá được thành các dự án khả thi nên cũng không được ngân hàng cho vay vốn.
Khả năng quản lý và sử dụng khoản vay của doanh nghiệp còn thấp điều này cũng một phần bắt nguồn từ sự hạn chế về vốn kéo theo trình độ trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tình trạng làm ăn thiếu trung thực thường xuyên xảy ra giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các ngân hàng và giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với nhau như sử dụng vốn vay không đúng mục đích, cung cấp thông tin không chính xác cho ngân hàng, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bên cạnh đó theo quyết định 417 của Ngân hàng Nhà nước đã qui định: Tất
cả các doanh nghiệp nhà nước vay vốn ngân hàng không cần phải có tài sản thế chấp hay bảo lãnh mà chỉ cần có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi thì được vay vốn. Điêù này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà
nước trong việc vay vốn của ngân hàng để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Song đối với ngân hàng, rủi ro lại càng cao vì phương án sản xuất kinh doanh dù có tốt đến đâu cũng có những khả năng xảy ra những sai sót khi đó ngân hàng sẽ không có gì đảm bảo cho khoản tín dụng của mình. Thêm vào đó ngân hàng lại không có một sự hỗ trợ nào của Nhà nước khi các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng gặp rủi ro.
2.3.3.3.Nguyên nhân khác
Môi trường pháp lý do hoạt động tín dụng trung, dài hạn chưa đầy đủ và đồng bộ chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót, khả năng thực thi của các luật về tài sản thế chấp còn yếu. Bên cạnh đó hiệu lực pháp lý của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự phát mại tài sản thế chấp.
Hoạt động cho vay trung, dài hạn còn chịu sự chi phối của nhiều cấp nhiều ngành chính vì vậy mà khi có một dự án cho vay theo chỉ định không có hiệu quả mà ngân hàng vẫn phải cho vay mặc dù ngân hàng biết trước dự án đầu tư này không đạt yêu cầu về thẩm định. Từ đó khiến cho hoạt động cho vay trung, dài hạn gặp nhiều khó khăn nợ quá hạn cao làm giảm chất lượng tín dụng trung, dài hạn của NHĐT&PTVN.
Một vấn đề nữa là mặc dù Chính phủ đã qui định các ngân hàng thương mại có quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về các quyết định đó song trên thực tế không phải lúc nào ngân hàng cũng có được quyền tự chủ đó. Có nhiều khi do những tác động từ nhiều phía như chính quyền địa phương nên ngân hàng vẫn phải cho vay đối với không ít những dự án có thể đem lại rủi ro cho ngân hàng.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng thiếu thông tin khi xem xét đánh giá khách hàng để quyết định cho vay. Điều đó một mặt hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, mặt khác làm tăng thêm tình trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng do đánh giá khách hàng không chính xác khiến cho chất lượng tín dụng không được cao.