Hệ thống thông tin trong trạm:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-TRẠM BIẾN ÁP 110kV–HOÀI NHƠN (Trang 62)

Trạm được trang bị hệ thống liên lạc bao gồm hệ thống bộ đàm, SCADA, các kênh liên lạc bằng điện thoại trong nghành và của bưu điện... Để liên lạc giữa các nhân viên vận hành trong trạm với các điều độ cấp trên trong quá trình làm việc (thao tác). Cung cấp tín hiệu về tình trạng làm việc của các thiết bị trong trạm cho A3 hay việc điều độ B36 có thể trực tiếp thao tác các máy cắt phía 35kV, 22kV thông qua hệ thống SCADA. Phục vụ thông tin liên lạc với khách hàng...

CHƯƠNG III

TÌM HIỂU SƠ ĐỒ NHẤT THỨ 3.1. Một số quy định và sơ lược về đánh số thiết bị trong trạm: a. Quy định chữ số đặc trưng cho cấp điện áp

+ Điện áp 500kV: lấy chữ số 5 + Điện áp 220kV: lấy chữ số 2 + Điện áp 110kV: lấy chữ số 1 + Điện áp 66kV: lấy chữ số 7 + Điện áp 35kV: lấy chữ số 3 + Điện áp 22kV: lấy chữ số 4 + Điện áp 15kV: lấy chữ số 8

+ Điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù ≥ 15kV diều lấy số 9.

b. Tên thanh cái được quy định gồm các ký tự

+ Ký tự thứ nhất lấy là chữ C

+ Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp, được lấy chữ số theo quy định trên. + Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cáfi riêng số 9 ký hiệu thanh cái vòng. Ví dụ: C12 là thanh cái 2 điện áp 110kV.

+ Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy chữ số theo quy định trên. Riêng máy cắt kháng ký hiệu là chữ K, tụ là chữ T.

+ Ký tự thứ hai (ba đối với máy cắt háng và tụ) đặc trưng cho vị trí của máy cắt và được quy định như sau:

- Máy cắt của máy biến áp: lấy số 3. - Máy cắt của đường dây: lấy số 7, 8. - Máy cắt của máy biến áp tự dùng: lấy số 4. - Máy cắt của tụ bù ngang, dọc, quay: lấy số 0. - Máy cắt của kháng điện: lấy số 0. + Ký tự thứ ba thể hiện số thứ tự: 1, 2, 3 …

Khi đánh số các máy cắt ở thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẻ thì đánh số thứ tự lẻ.

+ Riêng đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái, hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất lấy số của hai thanh cái đó.

+ Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00.

Ví dụ: - 412 là máy cắt liên lạc giữa 2 thanh cái số 1 và thanh cái số 2 cấp điện áp 22kV

- 131 là biểu thị máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp 110k.

d. Tên máy biến áp được quy định gồm các ký tự

+ Một hoặc hai ký tự đầu được quy định như sau: - Máy biến áp lực ký hiệu là chữ T.

- Máy biến áp tự ngẫu ký hiệu là chữ AT. - Máy biến áp tự dùng ký hiệu là chữ TD.

- Máy biến áp kích từ máy phát ký hiệu là chữ TE. - Máy biến áp tạo trung tính ký hiệu là TT.

+ Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp. Đối với máy biến áp tự dùng ký tự tiếp theo là ấp điện áp và số thứ tự.

Ví dụ: - T1 là máy biến áp số 1.

- TD41 biểu thị máy biến áp tự dùng số 1 cấp điện áp 22kV. - AT1 biểu thị máy biến áp tự ngẫu số 1.

e. Tên máy biến điện áp được quy định gồm các ký tự

+ Hai ký tự đầu là TU.

+ Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.

Ví dụ: TU 171 là máy biến điện áp ngoài đường dây 171; TU C41 là máy biến điện áp của thanh cái số 1 điện áp 22kV.

f. Tên máy biến dòng điện được quy định gồm các ký tự

+ Hai ký tự đầu là TI.

+ Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.

Ví dụ: TI 371 là máy biến dòng điện cấp điện áp 35kV nối với máy cắt 371 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

g. Tên chống sét được quy định gồm các ký tự

+ Hai ký tự đầu là CS.

+ Ký tự thứ ba là dấu phân cách (-)

+ Tiếp theo lấy tên thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau ba ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.

Ví dụ: CS-3T1 là chống sét của máy biến áp T1 phía 35kV

+ Các ký tự đầu là tên của máy cắt nối trực tiếp với dao cách ly (đối với dao cách ly của TU, các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).

+ Ký tự tiếp theo được quy định như sau:

- Dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao. - Dao cách ly đường dây (về phía đường dây) lấy số 7

- Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3. - Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9.

Ví dụ: 331-3 là dao cách ly của MBA T1 phía điện áp 35kV

i. Tên dao tiếp địa được quy định gồm các ký tự

+ Các ký tự đầu là tên của dao cách ly có liên quan trực tiếp. + Ký tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được quy định như sau: - Tiếp địa của đường dây lấy số 6.

- Tiếp địa của máy biến áp, kháng điện, và TU lấy số 8. - Tiếp địa của máy cắt lấy số 5.

- Tiếp địa của thanh cái lấy số 4.

Ví dụ: 331-38 là dao tiếp địa của máy biến áp T1 phía 35kV

j. Tên của kháng điện

- Hai ký tự đầu là chữ KH.

- Ký tự thứ ba đặc trưng cho cấp điện áp theo quy định. - Ký tự thứ tư là số 0.

- Ký tự thứ năm là số thứ tự của mạch mắt kháng điện. Ví dụ: KH504 biểu thị kháng điện 500kV mắc ở mạch số bốn.

- Ba ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy là các chữ TBD, đối với tụ bù ngang lấy là các chữ TBN.

- Ký tự thứ tư đặc trưng cho cấp điện áp, được lấy theo quy định. - Ký tự thứ 5 là số 0.

- Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện với tụ bù dọc, đối với tụ bù ngang lấy theo số thứ tự của bộ tụ

Ví dụ: + TBD501 biểu thị tụ bù dọc điện áp 500kV mắc ở mạch số 1

+ TBN302 biểu thị tụ bù ngang điện áp 35kV mắc ở mạch số 2.

3.2. Sơ đồ nhất thứ (Bản vẽ kèm theo):3.2.1. Tìm hiểu sơ đồ trạm 3.2.1. Tìm hiểu sơ đồ trạm

a. Phía 110kV

Trạm 110kV Hoài Nhơn sử dụng hệ thống một thanh góp phía cao áp. Nhận điện từ trạm 110 kV Phù Mỹ qua đường dây mạch kép 173/E18 cấp điện qua DCL 173-7, MC 173, DCL 173-1 đến thanh cái C11 và nhận điện từ trạm 110 kV Đức Phổ qua xuất tuyến 172/E18 cấp điện qua DCL 172-7, MC 172, DCL 172-1 đến thanh cái C11 và nhận điện từ Nhà máy thủy Điện vĩnh Sơn qua xuất tuyến 171/E18 cấp điện qua DCL 171-7, MC 171, DCL 171-1 đến thanh cái C11.

Sau đó từ thanh cái này được nối với hai dao cách ly 131-1 và 132-1 rồi qua hai máy cắt 131 và 132 tới hai MBA T1 và T2.

- MBA T1 hạ xuống thành cấp 35kV và 22kV thông qua máy cắt 331 cấp cho thanh cái C31 và máy cắt 431 cấp cho thanh cái C41.

- MBA T2 hạ xuống thành cấp 22kV thông qua máy cắt 432 cấp cho thanh cái C42, từ đây ta có các xuất tuyến cung cấp cho các hộ tiêu thụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phía 110kV của trạm có sơ đồ nối điện có tính linh hoạt và độ tin cậy cung cấp điện cao.

b. Phía 35kV

Trạm 110kV Hoài Nhơn sử dụng hệ thống sơ đồ một thanh góp lấy từ máy biến áp T1 cung cấp cho hai xuất tuyến đi thị trấn Bình Dương và thị trấn Tam Quan qua máy cắt 371 và 372

c. Phía 22kV

- Trạm Hoài Nhơn sử dụng hệ thống sơ đồ một thanh góp phân đoạn bằng máy cắt hợp bộ 412.

- Cung cấp cho 7 xuất tuyến:

+ Xuất tuyến 471 một phần cấp cho huyện Hoài Ân và toàn bộ huyện An Lão. + Xuất tuyến 472 cấp cho thị trấn Bồng Sơn và xã Hoài Đức

+ Xuất tuyến 473 cấp cho xã Hoài Thanh – Hoài Hải

+ Xuất tuyến 474 cấp cho thị trấn Bồng Sơn và xã Hoài Mỹ + Xuất tuyến 477 cấp cho xã Hoài Ân

+ Xuất tuyến 478 cấp cho thị trấn Bồng Sơn và xã Hoài Xuân + Xuất tuyến 475, 476 là 2 xuất tuyến dự phòng.

- Trong chế độ làm việc bình thường máy cắt hợp bộ 412 ở vị trí đóng.

- Ưu điểm của sơ đồ này là vận hành đơn giản, giá thành thấp và có độ tin cậy tương đối cao do giảm được xác suất mất điện của các phụ tải khi sự cố trên một mạch, phân bố phụ tải đều trên các MBA. Nhược điểm của nó là khi sửa chữa máy cắt của một mạch nào đó, phụ tải của nó sẽ bị mất điện trong suốt thời gian sửa chữa. Đặc biệt khi máy cắt hợp bộ 412 thường đóng thì khi xảy ra ngắn mạch trên các phân đoạn lân cận thì nó sẽ tự động cắt ra để đảm bảo sự làm việc bình thường của các phân đoạn còn lại song như vậy sẽ làm tăng dòng điện ngắn mạch trong mạng.

3.3. Mặt bằng Trạm (Bản vẽ kèm theo):

3.4. Phương thức vận hành, quy trình thao tác các thiết bị:3.4.1. Quy trình thao tác máy cắt 3.4.1. Quy trình thao tác máy cắt

1. Máy cắt cho phép đóng, cắt phụ tải và ngắn mạch trong phạm vi khả năng cho phép của máy cắt.

2. Kiểm tra máy cắt đủ tiêu chuẩn đóng cắt trước khi thao tác.

3. Máy cắt cần phải được đưa ra kiểm tra, bảo dưỡng (theo qui trình vận hành máy cắt hoặc hướng dẫn của nhà chế tạo) trong các trường hợp sau:

+ Số lần cắt ngắn mạch đến mức qui định; + Số lần thao tác đóng cắt đến mức qui định; + Thời gian vặn hành đến mức qui định.

4. Trước khi đưa máy cắt đang ở chế đọ dự phòng vào vận hành, phải kiểm tra lại máy cắt và các bộ phận liên quan, đảm bảo máy cắt vận hành bình thường. 5. Việc tiến hành thao tác máy cắt chỉ cho phép khi mạch điều khiển ở trạng thái tốt

và không chạm đất. Việc tiến hành thao tác trong trường hợp có chạm đất trong mạch điều khiển chỉ cho phép trong ché độ sự cố.

6. Sau khi thao tác bất kỳ máy cắt nào cũng phải kiểm tra chỉ thị tại chỗ trạng thái của máy cắt, khóa điều khiển của máy cắt nếu sau đó có thao tác tại chỗ dao cách ly hai phía của máy cắt đó.

Phải kiểm tra trạng thái mở của máy cắt hợp bộ trước khi thao tác di chuyển từ trạng thái vận hành sang thí nghiệm hoặc ngược lại.

7. Việc đóng cắt thử máy cắt được thực hiện khi đảm bảo được một trong các yêu cầu sau:

a. Các dao cách ly hai phía của máy cắc được cắt hoàn toàn và chỉ đóng dao tiếp địa hoặc tiếp địa di động ở một phía của máy cắt này.

b. Nếu đóng dao cách ly một phía của máy cắt, phải cắt tất cả các tiếp địa của ngăn máy cắt này.

8. Cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của đèn tín hiệu và của đồng hồ đo lường mà không cần kiểm tra chỉ thị trạng thái tại chỗ trong các trường hợp sau:

a. Sau khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía của máy cắt này.

b. Sau khi thao tác máy cắt, việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện bằng điều khiển từ xa (tại phòng điều khiển trung tâm)

c. Thực hiện thao tác từ xa.

9. Các máy cắt đã có tổng dòng cắt ngắn mạch hoặc có số lần cắt ngắn mạch đến mức qui định nhưng khi cần thiết, sau khi đã kiểm tra máy cắt đủ tiêu chuẩn vận hành và được sự đồng y của giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật đơn vị quản lý vận hành thiết bị thì cho phép được cắt sự cố thêm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.2. Thao tác dao cách ly

- Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ ơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó do đơn vị quản lý vận hành ban hành. Cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện trong các trường hợp sau:

+ Đóng và cắt các điểm trung tính của các máy biến áp, khán điện

+ Đóng và cắt cuộn dây dập hồ quang khi trong lưới điện không có hiện tượng chạm đất

+ Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi thanh cái hoặc dao cách ly liên lạc thanh cái đã đóng

+ Đóng và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn dây dẩn + Đóng và cắt cách ly nối tắt thiết bị

+ Đóng và cắt máy biến điện áp, máy biến dòng điện

Các trường hợp đóng cắt không tải các máy biến áp lực, các đường dây trên không, các đường cáp phải được các đơn vị quản lý vận hành thiết bị cho phếp tùy theo từng loại dao cách ly.

- Các bộ truyền động cơ khí hoặc tự động của dao cách ly dùng để đóng cắt dòng điện từ hóa, dòng điện nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải đảm bảo hành trình nhanh chóng và thao tác dứt khoát - Trước khi thực hiện dao cách ly hai phía máy cắt thì phải kiểm tra máy cắt đã cắt tốt 3 pha, khóa điều khiển máy cắt neus dao cách ly đó được thao tác tại chổ

- Thao tác tại chỗdao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và dứt khoát, nhưng không được dập mạnh ở cuối hành trình.Trong quá trình đóng (hoặc cắt) dao cách ly nghiêm cấm cắt ( hoặc đóng) lưỡi dao trở lại khi thấy hồ quang

- Sau khi kết thúc thao tác dao cách ly cần phải kiểm tra vị trí các lưỡi dao phòng tránh trường hợp chưa đóng cắt hết hành trình, lưỡi dao trượt ra ngoài hàm tĩnh.

3.4.3. Trình tự thao tác tách máy biến áp ra sửa chữa

Kiểm tra trao lưu công suất, huy động nguồn hoặc thay đổi kết lưới thích hợp tránh quá tải các máy biến áp khác hoặc các đường dây liên quan.

Chuyển nguồn tự dùng nếu nguồn tự dùng lấy qua máy biến áp đó. Khóa chế độ tự động điều chỉnh điện áp dưới tải (nếu có).

Cắt máy cắt các phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp theo trình tự quy định (cắt phía phụ tải trước, cắt phía nguồn sau).

Kiểm tra máy biến áp không còn điện áp.

Cắt các dao cách ly liên quan cần thiết phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp theo trình tự đã được quy định.

Cắt áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có). Đóng tiếp địa cố định phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp.

Đơn vị quản lý vận hành thực hiện các biện pháp an toàn, treo biển báo theo quy trình

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-TRẠM BIẾN ÁP 110kV–HOÀI NHƠN (Trang 62)