Nghĩa: Hội nghị đã phân tích, đánh giá chính xác sự phát triển của tình hình, đề ra

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi học sinh giỏi lớp 9 theo chuẩn (Trang 29)

- là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ở 2 miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

- Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 36. Miền Bắc đã thực hiện những nhiệm vụ gì sau khi Hiệp định Pa- ri năm 1973 về

Việt Nam được kí kết?

Hiệp định Pari được kí kết, quân Mĩ và đồng minh rút khỏi nước ta, so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hoà bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho miền Nam tiền tuyến.

+ Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội :

- Đến cuối tháng 6-1973, miền Bắc căn bản hoàn thành việc tháo gỡ thuỷ lôi, bom mìn do Mĩ thả trên biển, trên sông.

- Sau 2 năm (1973-1974) về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, hệ thống thuỷ nông, mạng lưới giao thông... Kinh tế có bước phát triển.

- Đến cuối năm 1974, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên một số mặt quan trọng đã đạt và vượt mức năm 1964. Đời sống nhân dân được ổn định.

+ Chi viện cho miền Nam :

- Trong 2 năm 1973 – 1974, miền Bắc chi viện cho miền Nam, Campuchia, Lào gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong... Đặc biêt trong 2 tháng đầu năm 1975, gấp rút đưa vào miền Nam 57 000 bộ đội.

- Về vật chất – kỹ thuật, miền Bắc đã đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược.

Câu 37. Căn cứ vào điều kiện lịch sử nào Đảng ta đề tra chủ trương giải phóng hoàn toà

miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì? + Hoàn cảnh:

- Hiệp định Pari được kí kết, quân Mĩ và đồng minh rút khỏi nước ta, so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng.

- Chiến thắng Phước Long tháng 1-1975 chứng tỏ thế và lực của ta hơn hẳn địch.

+ Nội dung: Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975 đề ra

chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976.

- Nhưng Bộ Chính trị nhấn mạnh, cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

- Bộ chính trị cũng nhấn mạng cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

- ý nghĩa: Hội nghị đã phân tích, đánh giá chính xác sự phát triển của tình hình, đề ra

phương hướng hành động đúng đắn, thể hiện quyết tâm chiến lược cao giải phóng hoàn toàn miền Nam khi thời cơ đến.

Câu 38. Trình bày diễn biến của chiến dich Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng?

+ Diễn biến:

- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, do địch nhận định sai hướng tiến công của quân ta mà lực lượng địch ở đây mỏng... Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

- Trận mở màn then chốt ở Buôn Ma Thuật ngày 10 - 3 - 1975 giành thắng lợi. Trước đó quân ta đánh nghi binh vào Plâycu, Kon Tum nhằm thu hút quân địch. Địch phản công, nhưng bị thất bại.

- Ngày 14 - 3-1975, địch rút khỏi Tây Nguyên, bị quân dân ta truy kích tiêu diệt. đến ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

+ Ý nghĩa:

- Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của nguỵ quân, nguỵ quyền, không thể cứu vãn được.

- Chuyển từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

*) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3) + Diễn biến : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngày 21 - 3, quân ta tiến công Huế và chặn đường rút chạy của địch. Ngày 26 - 3 ta giải phóng Huế. Cũng thời gian này, ta giải phóng thị xã Tam Kỳ toàn tỉnh Quảng Ngãi...

- Sáng 29 - 3, quân ta tiến công Đà Nẵng, đến 3 giờ chiều, Đà Nằng hoàn toàn giải phóng. - Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ giải phóng.

+ Ý nghĩa: Chiến thắng Huế - Đà Nẵng đã gây nên tâm lý tuyệt vọng trong nguỵ quyền,

đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

Câu 39. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

(1954-1975 ) ?

*) Nguyên nhân thắng lợi:

- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ. Phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự- chính trị – ngoại giao.

- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở 2 miền.

- Có sự đoàn kết giúp đỡ nhau của 3 dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

*) Ý nghĩa lịch sử:

- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.

- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 40. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?

- Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam được giải phóng, nước ta được thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng ở mỗi miền Bắc - Nam lại tôn tại hình thức nhà nước khác nhau (miền Bắc có Quốc Hội, có chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà; Miền Nam không có Quốc Hội mà chỉ có Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam).

- Để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước, đồng thời phù hợp với thưc tế lịch sử dân tộc: "Nước Việt Nam là một, đân tộc Việt Nam là môt", Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

*) Quá trình thống nhất:

- Hôi nghị lần thứ 24 BCH Trung ương Đảng (9-1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Từ 15 đến 21 -11 -1975 đại biểu hai miền Nam - Bắc đã họp Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước và đã nhất trí hoàn toàn chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. - Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, Quốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên đã thông qua và quyết định nhiều vấn đề quan trọng về một nước Việt Nam thống nhất.

Nội dung:

- Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại, quyết định tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca. Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài

Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu ban dự thảo hiến pháp.

*) Ý nghĩa:

- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, ý chí độc lập, thống nhất tổ quốc của toàn Đảng và nhân dân ta. đã phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

- Tạo điều kiện để ta tiếp tục thống nhất trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...

- Tạo những điều kiện thuận lợi để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 41. Vì sao Đảng ta tiến hành đổi mới? Nội dung Đường lối đổi mới của Đảng?

*) Hoàn cảnh lịch sử: + Trong nước:

- Trải qua 10 năm thực hiện hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 - 1980 và 1981 - 1985), ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên các lĩnh vự của đời sống xã hội. Song gặp không ít khó khăn. Khó khăn ngày càng lớn, đưa đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nhất là về kinh tế xã hội.

- Đổi mới là do yêu cầu phát triển đất nước, do phải khắc phục sai lầm, khuyết điểm trong 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đó, nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.

+ Thế giới:

- Đổi mới còn xuất phát từ sự thay đổi trong tình hình thế giới, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học –kĩ thuật.

- Xu thế thế giới lúc bấy giờ: nhiều nước tiến hành cải cách như cải cách ở Trung Quốc 1978, cải tổ ở Liên Xô 1985, đã tác động đến nước ta.

*) Đường lối đối mới của Đảng:

- Đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001).

+ Nội dung:

- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi học sinh giỏi lớp 9 theo chuẩn (Trang 29)