D i: Giá trị dự toán hạng mục công trình
T: Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ Tn : Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
5.8.2. Khoán gọn công trình
Theo phương thức khoán này, đơn vị nhận khoán (Xí nghiệp, tổ đội sản xuất xây lắp) được phân cấp quản lý tài chín và có tổ chức kế toán riêng. Đơn vị nhận khoán phải tổ chức cung ứng vật tư, lao động để tiến hành thi công. Khi công trình hoàn thành bàn giao quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ gía trị công trình theo giá nhận khoán và nộp cho đơn vị giao khoán một số khoản quy định. Đơn vị giao khoán chỉ là người có tư các pháp nhân đứng ra ký kết các hợp đồng xây dựng và chịu trách nhiệm pháp lý đối với chất lượng công trình và thời gian thi công.
Khi nhận khoán, bên khoán và bên giao nhận khoán phải lập hợp đồng giao khoán trong đó có ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi hoàn thành công trình nhận khoán, bàn giao, hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng.
Kế toán dùng các TK 621: “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622: “chi phí nhân công trực tiếp”, TK 623: “chi phí sử dụng máy thi công”, TK 627: “chi phí sản xuất chung” và TK 154: “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để phản ánh quan hệ thanh toán với đơn vị giao khoán, kế toán sử dụng TK 336 (3362) “Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ”.
Đơn vị nhận khoán hạch toán:
Nợ TK 111 “Tiền mặt”
Nợ TK 152 “ Nguyên vật liệu” Có TK 336 “ Phải trả nội bộ”
- Khi thực hiện sản xuất xây lắp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương tự như phần trên
- Khi bàn giao khối lượng xây lắp với bên giao khoán: Nợ TK 336 “ Phải trả nội bộ”
Có TK 154 “ CPSXKD dở dang” Đơn vị giao khoán hạch toán:
Để phản ánh quan hệ với đơn vị nhận khoán kế toán sử dụng TK 136 (1362) “Phải thu nội bộ”.
- Khi ứng vốn cho các đơn vị nhận khoán, kế toán ghi: Nợ TK 136: “ Phải thu nội bộ”
Có TK 111, 112, 152...
- Khối lượng xây lắp khoán hoàn thành do bên nhận khoán bàn giao: Nợ TK 154 “CPSXKD dở dang”
Có TK 136 “ Phải thu nội bộ”