0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Quy hoạch tổng mặt bằng

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI (Trang 25 -25 )

Tổng mặt bằng nhà máy được thiết kế đảm bảo các yêu cầu sau :

Chấp hành các tiêu chuẩn thiết kế Công nghiệp: đảm bảo tính liên hoàn giữa các công đoạn sản xuất trong nhà máy, giao thông thuận tiện, đáp ứng các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy, tiêu chuẩn vệ sinh Công nghiệp, …

Đám ứng các yêu cầu thẩm mỹ Công nghiệp.

Đảm bảo tỉ lệ cây xanh cần thiết đối với yêu cầu vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp.

CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

SƠ BỘ

VI.1. Đánh giá tác động môi trường VI.1.1. Giới thiệu chung

Công ty TNHH Vận tải Ô tô Gia Lai đầu tư nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai tại xóm 4, xã Ia Kênh, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực nhà máy và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường, hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính nhà máy khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

VI.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo:

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường; Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ về việc Quy định về đánh giá môi trường chiến lược; đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 09/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp;

- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;

- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ- BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;

VI.2. Tác động của dự án tới môi trường

VI.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án

Quá trình xây dựng nhà máy có thể xảy ra một số tác động đến môi trường thông qua những đặc thù riêng của từng hoạt động. Các nguồn gây ô nhiễm, các loại chất thải và những tác động của chất thải đến môi trường được thể hiện ở bảng sau:

Bảng: Các nguồn tác động có thể xảy ra trong quá trình xây dựng

STT Nguồn Chất thải Tác động môi truờng

1

Các phương tiện cơ giới san ủi mặt bằng.

- Bụi, khí thải. - Dầu nhớt rơi, vãi.

- Ô nhiễm không khí xung quanh; - Ô nhiễm nguồn nước mặt; - Tác động đến đa dạng sinh học. 2 Các phương tiện vận tải tập kết nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. - Bụi, khí thải.

- Dầu nhớt rơi, vãi. - Ô nhiễm không khí xung quanh;- Ô nhiễm nguồn nước mặt

3 Xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Bụi từ các phương tiện thi công: máy trộn, đầm nén. - Tiếng ồn;

- Chất thải rắn xây dựng.

- Ô nhiễm môi truờng không khí; - Ô nhiễm môi trường cảnh quan.

4

Tập kết công nhân trên công trường.

- Chất thải rắn sinh họat; - Nước thải sinh hoạt.

- Ô nhiễm môi trường cảnh quan; - Ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và nước ngầm.

VI.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

Tác động từ khí thải:

Sản xuất bột giấy bằng công nghệ FPMS không có chất thải khí, do sử dụng nguyên liệu chủ yếu là làm bằng phương pháp tan rã trong nước có men sinh học.

Tác động từ nước thải:

Từ trước đến nay hạng mục đầu tư sản xuất bột giấy là hạng mục luôn được xem là gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất, đặc biệt tại hai (2) khâu: Khâu ngâm nguyên liệu và khâu thải hồi nước bẩn. Với công nghệ sản xuất bột giấy bằng hệ thống thiết bị đồng bộ FPMS thì cả hai khâu này hoàn toàn yên tâm vì:

(1)- Cả 2 khâu xử lý sản xuất bột giấy và tẩy trắng bột giấy đều không dùng tới chất hóa học.

(2)- Thuốc nước ngâm làm rã rời nguyên liệu là một loại men enzyme sinh học vô hại, sử dụng tuần hoàn. Sau khi nguyên liệu gỗ keo lá tràm, bạch đàn,bã mía và các loại nguyên liệu khác được đưa vào ngâm xử lý, đồng thời thải ra các loại nước bẩn (toàn quá trình ước tính mỗi tấn bột sản sinh khoảng 70m3 nước), vì toàn bộ lượng nước sản sinh ra từ loại men sinh học không phải là thuốc hóa học, sau đó đều được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và quay vòng sử dụng lại.

- Nước thải sản sinh trong quá trình sản xuất bột giấy theo công nghệ FPMS chủ yếu là nước trong công đoạn rửa bột giấy. Do vậy, công việc xử lý nước thải rất dễ dàng bằng hệ thống XWF. Thiết bị XWF chiếm diện tích đất rất nhỏ, vốn đầu tư ít, thao tác dễ dàng, chi phí vận hành rất thấp.

- Nước ngâm rã nguyên liệu trong bể có thể trực tiếp dùng trở lại

- Nước trong giai đoạn xử lý rửa sạch phải thoát ra và cần xử hỗ trợ của thuốc tệ như MPA, lượng dùng thường khoảng 0.5% dạng nước và ALZO3 3%: 8-10%.

- Thiết bị xử lý nước thải có năng lực xử lý: 5m3- 500m3/giờ. Đặc điểm thiết bị: là sử dụng thuốc ít, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả xử lý: Tỷ lệ COD bị loại trừ đạt 85- 95%; Tỷ lệ SS bị loại trừ đạt trên 95%. Sau khi xử lý, nước thải hoàn toàn đạt tiêu chuẩn để dùng lại, tỷ lệ nước thải bẩn từ nhà máy sản xuất giấy thải ra được sử dụng lại 80% (Xử lý toàn trình nước thải).

Tác động từ bụi, tiếng ồn, độ rung và chất thải rắn:

Bụi trong nhà máy sản xuất bột giấy chủ yếu có một phần nhỏ trong khâu băm chặt nguyên liệu. Tỷ lệ bụi trong chỉ số cho phép của tiêu chuẩn quốc gia.

Tiếng ồn và độ rung chỉ có do tiếng ồn và độ rung của máy, đều trong chỉ số tiêu chuẩn quốc gia cho phép.

Công nghệ không để lại chất thải rắn.

VI.3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm VI.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án

Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng… Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực.

Tận dụng tối đa các phương tiện thi công cơ giới, tránh cho công nhân lao động gắng sức, phải hít thở nhiều làm luợng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên.

Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như mũ, khẩu trang, quần áo, giày ….tại những công đoạn cần thiết.

Hạn chế ảnh hưởng tiếng ồn tại khu vực công trường xây dựng. Các máy khoan, đào, đóng cọc bêtông… gây tiếng ồn lớn sẽ không hoạt động từ 18h – 06h.

Chủ đầu tư đề nghị đơn vị chủ thầu và công nhân xây dựng thực hiện các yêu cầu sau: + Công nhân sẽ ở tập trung bên ngoài khu vực thi công.

+ Đảm bảo điều kiện vệ sinh cá nhân.

+ Tổ chức ăn uống tại khu vực thi công phải hợp vệ sinh, có nhà ăn…

Hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh được xây dựng đủ cho số lượng công nhân cần tập trung trong khu vực.

Rác sinh hoạt được thu gom và chuyển về khu xử lý rác tập trung.

Có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường, an toàn lao động và kỷ luật lao động cho công nhân.

VI.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng

Nhằm tạo cảm quan hài hòa trong môi trường xanh, nhà máy sẽ được trồng nhiều loại cây xanh phần hàng rào xung quanh nhà máy, các tuyến lối đi chính và các vườn hoa tại khu vực văn phòng hành chính, nhà ăn công nhân, và khu giải trí công nhân.

Phương pháp sản xuất bột giấy theo dây chuyền công nghệ thiết bị FPMS là hệ thống thiết bị sản xuất bột giấy không thoát nước bẩn làm ô nhiễm môi trường như phương pháp sản xuất bột giấy truyền thống trước đây; Sản phẩm dây chuyền thiết bị đã được sự kiểm tra của Cục Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm; Cục Bảo vệ môi trường đồng ý chấp thuận triển khai dây chuyền công nghệ thiết bị trong cả nước.

Danh mục thiết bị xử lý nước thải :

S

TT Tên thiết bị Model Dung lượng( KW) ( cái)SL

1 Máy lọc siêu vi XWN2 1

2 Máy nồi hơi đít xoáy (tổ hợp) XWF 150 1

3 Máy bơm nước sạch 5.5 2

VI.4. Kết luận

Việc hình thành dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai từ giai đoạn xây dựng đến giai đoạn đưa dự án vào sử dụng ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Nhưng Công ty TNHH Vận tải Ô tô Gia Lai đã cho phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm và đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng môi trường tại nhà máy và môi trường xung quanh trong vùng dự án được lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự án mang tính khả thi về môi trường.

CHƯƠNG VII: NHÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC DỰ ÁN

VII.1.Mô hình hệ thống tổ chức của nhà máy

Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty TNHH Vận tải Ô tô Gia Lai. Mô hình hệ thống tổ chức của nhà máy như sau:

VII.2. Nhu cầu lao động

Chức danh Số lượng

Giám đốc nhà máy 1

Phòng kỹ thuật sản xuất 2

Phòng thí nghiệm, kiểm tra chất lượng sp 3

Công nhân sản xuất 20

VII.3. Hình thức quản lý dự án

27

PGĐ KINH DOANH

Nông vụ Kinh Doanh Tiếp thị

PGĐ ĐIỀU HÀNH

Xưởng sản xuất Kế hoạch Đầu tư Tài chính Hành chính tổng hợp GIÁM ĐÔC CÔNG TY GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án, năng lực quản lý của doanh nghiệp, hình thức quản lý thực hiện dự án là: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

Với hình thức quản lý này, Công ty chịu trách nhiệm tổ chức triển khai dự án thông qua “Ban quản lý điều hành Dự án” do Giám đốc Doanh nghiệp quyết định thành lập. Ban quản lý điều hành Dự án được đăng ký hoạt động tại nhà máy và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, có con đấu và tài khoản độc lập để tạo điều kiện quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất .

Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ của nước ngoài, thiết bị văn phòng, công tác tư vấn, khảo sát, thiết kế, lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu,… thực hiện theo quy chế đấu thầu của nhà nước.

VII.4. Tiến độ thực hiện dự án

Biểu đồ thời gian thực hiện và tiến độ thi công lắp đặt công trình

______2013______/_______ 2014________ Thời gian (Tg)

Nội dung

7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8

Thiết kế cơ bản thiết bị của TQ và thẩm tra 1

Thiết kế chi tiết thiết bị TQ 1

Phía TQ vận chuyển thiết bị 3

Chuẩn bị mặt bằng xưởng 3

Thiết kế thi công Nhà xưởng

Hạng mục khác 2

Thi công và lắp đặt Nhà xưởng 3

Hạng mục khác

Vận hành và sản xuất thử 2

VII.5. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan đếnn dự án VII.5.1. Mối quan hệ với Công ty

Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai trực thuộc Công ty TNHH Vận tải Ô tô Gia Lai, có con dấu riêng và được mở tài khoản độc lập tại địa phương.

Vấn đề tổ chức sản xuất và hạch toán sản xuất của nhà máy được thực hiện theo quy định, quy chế hiện hành của Công ty và pháp luật của nhà nước, trong đó cần phải khai thác tối đa năng lực con người và thiết bị của nhà máy. Ban giám đốc Công ty và các phòng chức năng của Công ty phải có trách nhiệm tổ chức tuyển dụng cán bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, Kỹ thuật cho cán bộ Công nhân viên của nhà máy. Sau khi dự án được phê duyệt, Công ty sẽ xây dựng quy chế hoạt động và Bộ máy quản lý sản xuất Kinh doanh của nhà máy.

Bộ máy tổ chức của nhà máy chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ban giám đốc Công ty.

VII.5.2. Mối quan hệ với các cơ quan nhà nước

Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai nằm trong khuôn khổ dự án tổng thể kinh doanh của Công ty TNHH Vận tải Ô tô Gia Lai. Dự án này cần thiết được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Gia Lai, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, Sở NN & PTNT tỉnh Gia Lai, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Gia Lai.

CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN

XII.1. Kết luận

Báo cáo thuyết minh Nhà máy sản xuất bột giấy Gia Lai là căn cứ để các cấp chính quyền phê duyệt chủ trương và trên cơ sở đó nhà đầu tư triển khai các nguồn lực để phát triển.

Không chỉ tiềm năng về kinh tế về thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm mà dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư niềm tin lớn khi thu hồi vốn đầu tư nhanh.

Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước Việt Nam và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động.

Vậy dự án thực hiện sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi như sau: Mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư.

Cải thiện đời sống cho người dân.

Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, chủ trương kêu gọi đầu tư của nhà nước. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho thấy dự án thực hiện sẽ mang lại nhiều hiệu quả.

Không gây hại đến môi trường

Vì vậy Công ty TNHH Vận tải Ô tô Gia Lai kính đề nghị các cơ quan chức năng tạo

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT BỘT GIẤY GIA LAI (Trang 25 -25 )

×