Cơ cấu thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM QUA CÁC NĂM 1996 - 1997 - 1998 - 1999 (Trang 26 - 28)

- Của các hộ kinh doanh

2.5. Cơ cấu thành phần kinh tế.

Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng ở nước ta. Trong một thời gian thị trường tương đối dài chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô Viết và hướng nền kinh tế thuần nhất với 2 loại hình kinh tế ; kinh tế quốc doanh và

kinh tế tập thể. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI chúng ta đã khẳng định: chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước và coi trọng phát triển đa dạng các thành phần kinh tế (nhiều thành phần kinh tế ). Nhờ có chính sách này cả nước nói chung và huyện Gia lâm nói riêng nền kinh tế đã ngày càng sôi động bởi sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế:

* Kinh tế quốc doanh:

Đây chủ yếu là các doanh nghiệp lớn của Nhà nước . Trung ương, Thành phố. Đa số các doanh nghiệp loại này thường có vốn đầu tư lớn, quy mô lớn ngành quan trọng. Các doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn: Cơ khí và lắp ráp các máy móc công cụ sản xuất , công nghiệp điện tử, công nghiệp chế biến nông sản với công nghệ hiện đại, công nghiệp hoá chất, các sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp.

Dự kiến đến năm 2010 GDP của ngành công nghiệp trung ương và thành phố đạt 1.685.684 triệu đồng và chiếm 51,73% tổng giá trị công nghiệp trên toàn huyện. Năm 1999 giá trị công nghiệp trung ương và thành phố đạt khoảng 585000 triệu đồng.

* Thành phần kinh tế tập thể:

Thành phần kinh tế này đã và đang hồi phục phát triển nhưng nó không mang hình thức thái HTX của thời bao cấp mà HTX này chuyển sang tổ chức kiểu dịch vụ. Hiện tại huyện có hơn 22 HTX có đội bảo vệ thực vật, 26 HTX có đội làm đất, 17% HTX có tổ thú y, 24 HTX có tổ chức sản xuất giống lúa, tổ cung cấp thuốc trừ sâu và phân bón.

Hiện nay thành phần kinh tế tư nhân đang phát triển mạnh mẽ nhất vứói nhiều hình thức đa dạng, với tổng số hộ tham gia kinh doanh thương mại dịch vụ là

5750 hộ. Đây có thể nói là thành phần kinh tế trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện vì nó là đơn vị kinh tế tự chủ, tự hạch toán kinh tế, tự sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai?.

Thực trạng mấy năm vừa qua cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của huyện tương đối phát triển nhưng chưa cân đối, thành phần kinh tế quốc doanh làm ăn còn kém hiệu quả, hình thức kinh tế tập thể mới chỉ hồi phục phát triển chưa mạnh, còn kinh tế tư nhân chủ yếu là các hộ sản xuất nhỏ. Chính vì vậy Trung ương và thành phố nhất là UBND huyện cần có những chính sách hợp lý để cân đối các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia lâm.

Ngành dịch vụ của huyện Gia lâm tăng nhưng không đồng đều giữa các ngành. Đối với ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống tốc độ tăng khá cao.

Các hoạt động dịch vụ khác bao gồm dịch vụ bảo hiểm Nhà nước , hoạt động sổ số, hoạt động khoa học kỹ thuật, dịch vụ nhà ở, dịch vụ máy tính đều giảm qua các năm.

Trong cơ cấu GDP và ngành dịch vụ tính trên địa bàn huyện thì dịch vụ do huyện quản lý chiếm 75,05% còn lại dịch vụ Trung ương và Thành phố chiếm 24,97%. Như vậy trong cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung thì ngành nông mghiệp có tỷ trọng của trung ương và thành phố là không đáng kể, ngành công nghiệp có tỷ trọng cao, ngành dịch vụ hợp lý. Do đó các năm tiếp theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo ngành ở huyện Gia lâm để hợp lý và đạt yêu cầu chung của cả nước thì cần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp tới mức hợp lý, khuyến khích phát triển ngành dịch vụ ở các thành phần kinh tế .

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM QUA CÁC NĂM 1996 - 1997 - 1998 - 1999 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w