1. Các câu hỏi
Câu hỏi 1: Nêu tiêu chuẩn để chọn cá giống?
Câu hỏi 2: Trình bày các biện pháp kỹ thuật xác định kích cỡ, chất lượng cá giống, và phương pháp xác định số lượng cá giống cần mua.
2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.1.1. Đánh giá chất lượng cá giống, xác định được mẫu cá giống.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng đánh giá chất lượng cá giống tốt, xấu và phương pháp xác định mẫu cá giống.
- Nguồn lực:
+ Cân (loại 5kg): 01 chiếc + Vợt cá giống: 03 chiếc
+ Chậu nhựa (loại 20 lít): 03 chiếc + Chậu nhựa (loại 7 lít): 03 chiếc + Vở: 1 cuốn/1 nhóm
+ Bút: 1 cái/1 nhóm
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 7 - 10 người học.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Công tác chuẩn bị nhân lực, dụng cụ. + Đánh giá chất lượng cá tốt, xấu
+ Tính được mẫu cá giống. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị nguyên vật liệu,
thiết bị
Đầy đủ theo nguồn lực
2 Đánh giá chất lượng cá
giống
Phân biệt được cá giống tốt, xấu
3 Xác định mẫu cá Xác định đúng số lượng và chỉ tiêu.
2.2. Bài thực hành số 3.1.2. Bài tập: Tính lượng cá giống cần mua để thả
vào ao có diện tích 15.000m2, dự kiến nuôi với mật độ 3con/m2
.
- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng tính toán lượng cá giống cần mua - Nguồn lực:
+ Máy tính cá nhân: 1 cái/1 nhóm + Vở: 1 cuốn/1 nhóm
+ Bút viết: 1 cái/1 nhóm
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người học - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Công tác chuẩn bị nhân lực, dụng cụ. + Tính được số lượng mẫu
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Đúng theo nguồn nhân lực yêu cầu
2 Tính toán Phương pháp tính toán
3 Đưa ra kết quả Kết quả đúng
2.3. Bài thực hành số 3.1.3. Chọn cá giống bằng ngoại hình
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn kỹ năng chọn cá giống chất lượng tốt.
- Nguồn lực: + Cá giống: 6 kg + Chậu 20 lít: 6 chiếc + Vợt: 3 chiếc
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 5 - 6 nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 người - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Công tác chuẩn bị nhân lực, dụng cụ. + Quan sát cá giống
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chuẩn bị cá giống 3 kg
2 Chuẩn bị chậu 3 chiếc
3 Chọn cá giống Đánh giá chất lượng cá
4 Kết quả Cá giống khỏe, màu sáng bóng, vây
vẩy hoàn chỉnh…
3. Kiểm tra
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kích cỡ và chất lượng giống cá chim vây vàng.
- Thời gian kiểm tra: 2 giờ
- Phương pháp tổ chức kiểm tra: Tổ chức cho người học chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị để cân đo cá.
- Sản phẩm đạt được: Xác định đúng kích cỡ cá và đúng chất lượng cá chim vây vàng giống.
C. Ghi nhớ
- Cá giống khỏe mạnh, phản ứng nhanh nhẹn với tác động bên ngoài. - Vây vẩy hoàn chỉnh, màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu của bệnh là cá có chất lượng tốt.
Bài 2: Vận chuyển cá giống Mã bài: MĐ 03-02 Mục tiêu
- Nêu được phương pháp đóng cá và xử lý trong quá trình vận chuyển; - Thực hiện được kỹ thuật đóng túi vận chuyển cá giống, xử lý được cá giống trong quá trình vận chuyển;
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
A. Nội dung
Cơ sở khoa học của vấn đề vận chuyển cá sống:
Muốn nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình vận chuyển chúng ta phải tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá trong khi vận chuyển, trên cơ sở đó tìm các biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu
tố lý hoá học đến cơ thể của cá như: pH, O2, H2S, NH3….
Quá trình vận chuyển trong môi trường mật độ dày, dẫn đến cường độ hô hấp lớn, lượng tiêu hao ôxy lớn. Mặt khác các sản phẩm thải như nước giải, phân cá ngày một tăng, lúc này một số cá chết cũng bị phân hủy. Các phản ứng hóa học trong môi trường nước vận chuyển tăng lên làm sinh ra nhiều khí độc như CO2, H2S, NH3... làm ảnh hưởng đến qúa trình hô hấp của cá. Trong quá trình vận chuyển cá sống, ngoài việc cung cấp đầy đủ ôxy cho cá, còn phải hạn chế sự có mặt của các chất khí độc: CO2, H2S, NH3...
Trong quá trình vận chuyển các tác động cơ học do vận chuyển cũng làm cho cá sây sát, đây cũng là một trong những điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cá làm ảnh hưởng đến đời sống của cá trong khi vận chuyển.
Thể chất của cá tốt sẽ có khả năng chịu đựng được với điều kiện mật độ dày, thiếu ôxy và các yếu tố độc hại, là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự sống của cá.
1. Xác định thời điểm vận chuyển
Xác định thời điểm vận chuyển được căn cứ vào:
- Thời điểm thả giống: Sau khi cải tạo, chuẩn bị ao, tiến hành lấy nước vào ao. Sau 2 - 4 ngày, môi trường nước trong ao ổn định, kiểm tra môi trường và thả giống.
- Khoảng cách từ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá chim vây vàng đến ao nuôi thương phẩm.
- Căn cứ vào phương thức vận chuyển cá giống tại địa phương.
- Những vấn đề cần phải giải quyết hoặc có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển cá chim vây vàng.
2. Xác định hình thức vận chuyển
Trong vận chuyển cá giống nói chung và các đối tượng khác nói riêng có nhiều phương pháp. Phương pháp vận chuyển ảnh hưởng đến việc chuẩn bị phương tiện vận chuyển và chất lượng con giống sau khi vận chuyển.
Với mỗi phương pháp vận chuyển khác nhau sẽ có những dụng cụ khác nhau. Nếu sử dụng phương pháp vận chuyển ngắn, cần chuẩn bị các dụng cụ và phương tiện đơn giản như: xô, chậu, lồ, bể bạt, bể composis, xe đạp, xe máy... Nếu vận chuyển xa phải chuẩn bị thùng xốp và phương tiện là ôtô, thuyền thông thủy, hoặc máy bay.
Nếu lựa chọn phương pháp vận chuyển không phù hợp, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng con giống trong quá trình vận chuyển và tỷ lệ sống của cá sau khi thả.
2.1. Vận chuyển kín
Vận chuyển kín là hình thức chuyển cá trong các bao bì kín với nguồn ôxy hòa tan vào nước trong bao bì chủ yếu được bơm từ các bình ôxy với áp lực cao vào túi vận chuyển sau khi ép hết không khí ra ngoài. Lượng ôxy chứa
trong bao vận chuyển chiếm khoảng 20% (0,025kg/cm2
).
Bao bì chứa cá phổ biến là các bao ni lông trong với nhiều kích thước khác nhau. Với cá giống, thường sử dụng bao ni lông 80 (120) x 40 (60)cm dày hoặc 2 bao lồng vào nhau.
Hình 3.2.1. Túi cá để vận chuyển kín
Lượng nước cho vào túi vận chuyển thường chiếm khoảng 1/4 - 1/3 thể tích bao sau khi bơm căng ôxy.
Có thể cho nước đá vào trong bao cá để duy trì nhiệt độ thích hợp trong
khi vận chuyển là khoảng 20 - 220
Nếu bao cá được đặt trong thùng xốp hay thùng giấy, có thể cho nước đá vào bao ni lông nhỏ, buộc chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng.
Hình thức này thường áp dụng để vận chuyển cá giống nhỏ, cá có nhu cầu ôxy cao.
2.2. Vận chuyển hở
Là hình thức vận chuyển mà ôxy hòa tan vào nước chứa cá trực tiếp từ không khí hay từ máy sục khí hoặc có sự trao đổi nước giữa vật chứa cá với nước bên ngoài.
Bao bì chứa cá phổ biến là các thùng composite, thùng nhựa, tấm bạt nhựa đặt trong khung gỗ hoặc thùng xe…
Hình 3.2.2. Vận chuyển bằng lồ quây bạt
Lượng nước cho vào dụng cụ vận chuyển thường là tối đa để làm giảm mật độ cá trong quá trình vận chuyển.
Có thể dùng nước đá cho vào dụng cụ vận chuyển để duy trì nhiệt độ
thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 22 - 240
C.
Có thể cung cấp thêm ôxy vào nước bằng phương pháp sục khí.
Hình thức này thường được áp dụng để vận chuyển cá giống có kích cỡ lớn, số lượng nhiều, với quãng đường dài.
3. Xác định mật độ cá vận chuyển
3.1. Xác định quãng đường và thời gian vận chuyển
Trong vận chuyển giống cũng như tất cả các đối tượng khác, xác định thời gian vận chuyển đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng con giống.
Thời gian vận chuyển ảnh hưởng nhiều đến số lượng, chất lượng con giống. Nếu thời gian vận chuyển càng dài cá giống dễ bị yếu và chết, làm
ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của quá trình vận chuyển cũng như là của quá trình nuôi sau này. Chính vì vậy thời gian vận chuyển tối đa không nên kéo dài quá 16 giờ và vận chuyển vào lúc trời mát, nhiệt độ trong quá trình vận
chuyển nên dao động trong khoảng 20 - 240
C.
Thời gian vận chuyển cũng có ảnh hưởng đến phương pháp vận chuyển. Đối với vận chuyển bằng phương pháp vận chuyển hở thì chỉ vận chuyển được trong quãng đường và thời gian ngắn, ngược lại với phương pháp vận chuyển kín thì thời gian và quãng đường vận chuyển sẽ kéo dài hơn.
Nếu thời gian vận chuyển ngắn, có thể dùng phương pháp vận chuyển đơn giản bằng quang gánh, xe đạp và xe máy. Nhưng nếu vận chuyển trên một quãng đường xa phải dùng ôtô, tàu hỏa hoặc dùng máy bay để đảm bảo chất lượng và tỷ lệ sống của con giống trong quá trình vận chuyển.
Để xác định được thời gian vận chuyển phải căn cứ vào:
- Thời điểm thả giống: Sau khi cải tạo, chuẩn bị ao, tiến hành lấy nước vào ao. Sau 5 - 7 ngày, môi trường nước trong ao ổn định, kiểm tra môi trường và thả giống.
- Khoảng cách từ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá chim vây vàng đến ao nuôi.
- Căn cứ vào phương pháp vận chuyển cá giống tại địa phương.
- Những vấn đề phải giải quyết hoặc có thể phát sinh trên đường vận chuyển.
3.2. Xác định mật độ vận chuyển
- Cỡ giống từ 3 - 5cm vận chuyển với mật độ 800 - 1000 con/kg/ túi 50 lít nước
- Đối với cỡ cá giống từ 6 - 8cm mật độ vận chuyển dao động trong khoảng 500 - 800 con/kg/túi 50 lít nước.
3.3. Luyện ép cá Mục đích luyện cá: Mục đích luyện cá:
Tập cho cá có khả năng chịu đựng với điều kiện khó khăn trong quá trình vận chuyển.
Ruột cá không chứa thức ăn, cá không thải phân gây tiêu hao oxy, tạo khí độc trong vật chứa trong quá trình vận chuyển.
Thực hiện qua 2 bước:
- Luyện 2 lần trong ngày và thực hiện liên tục trong 3 - 4 ngày trước khi vận chuyển cá.
- Thực hiện vào buổi sáng, chiều, khi nhiệt độ nước không quá cao.
Hình 3.2.3. Kéo lưới luyện ép cá giống - Dùng lưới kéo từ
từ, nhẹ nhàng từ đầu ao đến cuối ao.
- Dồn và giữ cá trong lưới khoảng 15-30 phút.
- Hạ lưới, thả cá ra ao.
Hình 3.2.4. Dồn và giữ cá trong lưới
Yêu cầu: Làm chậm, nhẹ nhàng, không làm cá hoảng hốt, cọ sát vào lưới gây xây xát.
- Hoặc có thể lội khắp ao, dùng nhánh cây khô khuấy nhẹ đáy để sục bùn đục nước, tạo môi trường bất lợi cho cá. Kết hợp vớt sạch rong, rác trong ao.
- Ngừng cho cá ăn 1 ngày trước khi vận chuyển. Bước 2: Nhốt cá mật độ cao
- Đặt giai chứa bằng lưới mềm không gút có diện tích từ
2m2 trở lên ở nơi có nước sạch,
mức nước trong giai 1 - 1,5m, miệng giai phải cao hơn mức nước khoảng 30cm. - Mật độ nhốt cá: + Cỡ cá 5 - 6cm: 1.000 - 1.500con/m3. + Cỡ cá 7 - 8cm: 800 - 1.000con/m3.
Hình 3.2.5.Chứa cá trong giai mật độ cao - Thời gian: Đêm trước khi vận chuyển (Thời gian cá trong giai khoảng 10 - 12 giờ).
4. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển
4.1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển
Trước khi đưa cá vàng dụng cụ vận chuyển cần phải chuẩn bị được đầy đủ các dụng cụ và phương tiện vận chuyển. Để đảm bảo cho một đợt vận chuyển cá giống cần phải có các dụng cụ, thiết bị và một số yêu cầu sau:
- Chuẩn bị dụng cụ phải đảm bảo chất lượng và số lượng cho quá trình vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tối đa sự suy giảm chất lượng của cá giống và xử lý những biểu hiện bất thường trong quá trình vận chuyển.
- Số lượng và chủng loại dụng cụ vận chuyển phụ thuộc vào phương pháp vận chuyển và thời gian vận chuyển.
Với mỗi loại dụng cụ vận chuyển cần có những tiêu chuẩn về chất lượng để đảm bảo số lượng và chất lượng cá trong quá trình vận chuyển. Tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi loại như:
+ Túi ni lông đóng cá có độ dày từ 0,15 - 0,18mm, túi thường có màu trắng, có dạng hình ống, chiều dài của túi dao động từ 1,2 - 1,4m, chiều rộng của túi từ 60 - 70cm.
Cấu trúc phụ của túi: Ống cao su ở đầu để tiếp ôxy, đường kính ống từ 0,5 - 0,6cm, chiều dài từ 20 - 25cm, trong ống cao su có lắp thêm ống trúc, mục đích là khi buộc túi thì ống cao su không bị tắc, ống cao su này dùng để tiếp ôxy.
Túi ni lông thường được dùng trong vận chuyển cá giống cần đảm bảo yêu cầu:
Túi sạch;
Không bị thủng; Không bị rách;
Không bị mục nát.
+ Bao tải xác rắn được xử dụng phổ biến trong vận chuyển cá giống. Bao tải xác rắn chất lượng tốt cần đảm bảo những tiêu chí:
Có mắt lưới phù hợp; Không bị rách, thủng; Không bị mục nát.
Hình 3.2.6. Túi ni lông Hình 3.2.7. Bao tải xác rắn
+ Dây chun để buộc bao, dây phải chắc chắn, không mục nát (dễ đứt).
+ Vợt vớt cá có bán kính 50 - 60cm, lưới cước hoặc ni lông mềm, không có gút. Kích thước mắt lưới 2a = 1 - 2mm.
Hình 3.2.8. Dây chun buộc Hình 3.2.9. Vợt cá giống
+ Thùng xốp là một trong những dụng cụ vận chuyển quan trọng, đặc biệt vận chuyển đi xa bằng ôtô hay máy bay. Thùng xốp dùng để vận chuyển cần đảm bảo các tiêu chí sau:
Thùng xốp cứng, chắc; Thùng xốp không có mùi;
Thùng xốp có độc do đựng hóa chất hoặc chất thải; Thùng xốp có nắp đậy.
Hình 3.2.10. Thùng xốp đảm bảo chất lượng
+ Bể composite phải đảm bảo chất lượng, không bị mục nát, không bị rò rỉ. Có nhiều loại bể khác nhau và kích thước cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào từng quãng đường và hình thức vận chuyển mà chọn từng loại khác nhau.
Hiện nay, có 2 loại chính dùng để vận chuyển cá giống là bể kín và bể hở. Bể kín là loại trên đỉnh bể có một nắp để cấp nước và cá vào bể, ngoài ra có 2 van trên bể để cung cấp ôxy và thoát khí ra ngoài (hình);
Van tiếp ôxy
Van thoát khí