MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN VĨ MÔ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KẾT QUẢ VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH MẮT HÀ NỘI (Trang 30 - 33)

Trong những năm qua, hệ thống chính sách của nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong thực tiễn vẫn tỏ ra còn một số điều bất cập, trong bài viết này em xin nêu ra một số kiến nghị về các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và công ty cổ phần kính mắt Hà Nội nói riêng.

3.3.1.Nhanh chóng đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động.

Công ty kính mắt Hà Nội trước kia là doanh nghiệp nhà nước, nhưng từ khi được nhà nước cho cổ phần hoá công ty kính mắt chính thức trở thành công ty cổ phần. Vì vậy thị trường chứng khoán là rất cần thiết, để công ty có thể hoạt động theo đúng nghĩa công ty cổ phần trong trường quốc tế.

Mặc dù còn một điều đáng lo ngại là các công ty vừa mới được cổ phần hoá do đó trình độ tổ chức, kỹ năng và kinh nghiêm quản lý là chưa nhiều. Song nếu nghĩ như vậy thì không biết đến bao giờ các doanh nghiệp được cổ phần hoá mới đủ sức cạnh tranh trong trường quốc tế, các doanh nghiệp không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong

khu vực và thế giới thì làm sao có thể hào nhập nền kinh tế khu vực và thế giới được! khi nhà nước mở rộng thị trường chứng khoán một cách triệt để và sâu sắc thì có rất nhiều cơ hội và thử thách đối với tất cả các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào thích ứng được trong cơ chế đầy năng động này thì doanh nghiệp đó rất thành công và do đó qui mô doanh nghiệp sẽ tăng không phải theo hàm số tuýen tính mà tăng lên theo hàm phi tuyến ! Điều đó kích thích các doanh nghiệp phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý phải đổi mới nhanh chóng trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất….

Điều này đặt ra trước mắt các doanh nghiệp một thế giới mới, nơi mà “Cạnh Tranh” được đưa lên hàng đầu, cạnh tranh là lẽ sống, không cạnh tranh thì không thể tồn tại ! Nhưng cạnh tranh phải theo đúng nghĩa của nó tức là phải đưa ra thị truờng sản phẩm với chất lưoựng tốt hơn, giá rẻ hơn, chất lượng phục vụ cao hơn…. Tóm lại là phải đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.

Điều này buộc các doanh nghiệp phải hoàn thiện và phải ngày càng hoàn thiện hơn trình độ tổ chức, trình độ quản lý, kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết.

Từ những suy nghĩ còn hạn chế của bản thân, em nghĩ rằng chỉ có như vậy các doanh nghiệp mới phát huy được hết nội lực của mình, mới đủ sức cạnh tranh trong trường quốc tế, mới đưa được nền kinh tế nước ta hoà nhập và sánh ngang các cường quốc thế giới.

3.3.2.Có chính sách hỗ trợ về vốn.

Thực tế, trang thiết bị máy móc công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp nước ta còn rất lạc hâụ, một số doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ lạc hậu mấy thế hệ! Để có lượng vốn đủ lớn cần thiết mua công nghệ mới, nội lực của doanh nghiệp không đủ, đòi hỏi nhà nước phải có một chính sách cho vay vốn hợp lý, có thể là:

_ Cho phép phát hành trái phiếu trong công ty để thu hồi vốn nhàn rỗi đầu tư cho công nghệ. Hiện nay với mức lương cơ bản bậc 1 trong công ty kính mắt là 700.000 đồng/ công nhân/tháng, lương bình quân của công nhân là 1.000.000 đồng/ công nhân/tháng thì việc huy động vốn bằng trái phiếu là dễ thực hiện.

_ Tạo điều kiện cho công ty vay vốn với lãi suất ưu đãi với điều kinện phương án đổi mới công nghệ có tính khr thi, áp dụng các phương thức thế chấp thông thoáng hơn. Các thủ tục vay vốn gọn nhẹ hơn để công ty có thể nhanh chóng đổi mới công nghệ, tiến hành sản xuất một cách nhanh chóng.

Để làm được điều này, nhà nước cần quan tâm thực sự đến các doanh nghiệp và từng bước đổi mới hệ thóng quản lý tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tính tự chủ trong cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KẾT QUẢ VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH MẮT HÀ NỘI (Trang 30 - 33)