Phân tích doanh số và khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM (Trang 26 - 27)

Những người quản lý dòng sản phẩm cần biết doanh số bán và lợi nhuận của từng mặt hàng trong dòng sản phẩm mà mình phụ trách và tình trạng của các loại sản phẩm đó so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư hay rút lui một cách chính xác. Bảng sau là thí dụ về phân tích doanh số và lợi nhuận của 5 thương hiệu của một doanh nghiệp. Mỗi thương hiệu chiếm một tỷ trọng riêng trong tổng doanh số và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bảng 2-2: Doanh số và lợi nhuận theo loại sản phẩm

Sản phẩm Tỷ trọng doanh thu (%) Tỷ trọng lợi nhuận (%) A B C D E 50 30 10 5 5 30 30 20 15 5 Tổng số 100 100

Nếu như một thương hiệu có doanh thu cao, lợi nhuận cao, doanh nghiệp cần bảo vệ chặt chẽ thương hiệu này tránh sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh, vì đây là nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp. Mặt hàng A chiếm 50% tổng doanh số bán và 30% tổng lợi nhuận. Hai mặt hàng đầu chiếm 80% tổng doanh số bán và 60% tổng lợi nhuận. Nếu hai mặt hàng này đột nhiên bị đối thủ cạnh tranh gây thiệt hại thì doanh số bán và khả năng sinh lợi của loại sản phẩm sẽ bị suy sụp. Sự tập trung cao độ của doanh số bán vào một số ít mặt hàng là một dấu hiệu về sự sung yếu của loại sản phẩm đó. Một thương hiệu có lợi nhuận thấp và doanh thu thấp cần được cân nhắc kỹ càng xem có nên duy trì sự tồn tại của nó hay loại bỏ nó. Điều cần lưu ý là không chỉ chú ý đến những kết quả hiện tại, mà cần nhận định cả xu thế tương lại của các thương hiệu nữa

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w