Nhận biết các chất trong một hỗn hợp

Một phần của tài liệu Phương pháp giải bài tập nhận biết một số chất vô cơ (Trang 31)

II. Nội dung cụ thể

2.Nhận biết các chất trong một hỗn hợp

2.1. Phương pháp giải

- Cũng sử dụng bảng nhận biết các gốc axit hoặc muối của các kim loại . - Không được dùng thuốc thử có chứa các gốc axit giống các gốc axit mà đề bài yêu cầu .

- Nếu đề bài yêu cầu nhận bết n hoá chất trong hỗn hợp (hoặc dung dịch) thì phải nhận biết cả n hoá chất .

2.2. Một số bài tập vận dụng

Bài toán 1 :

Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 3 axit: HCl, HNO3, H2SO4 trong cùng một dung dịch loãng.

* Phân tích

Tất cả 3 hoá chất đều là axit nên để nhận biết từng axit học sinh phải dựa vào bảng nhận biết các gốc axit

* Giải:

Lấy 3 mẫu dung dịch :

- Mẫu 1 + BaCl2 → có kết tủa trắng, nhận biết được H2SO4

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

- Mẫu 2 + AgNO3 → Có kết tủa trắng xuất hiện, nhận biết được HCl HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3

- Mẫu 3 + Cu , to → có khí không màu thoát ra và hoá nâu trong không khí, nhận biết được HNO3

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO ↑ + 4H2O 2NO + O2 → 2NO2 ↑ ( màu nâu )

Bài toán 2 :

Cho hỗn hợp có chứa các chất: CuO, Ag2O, MnO2. bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết từng oxit trên .

Đề bài không hạn chế thuốc thử nhận biết, các oxit đều không tan, học sinh cần nắm được để hoà tan các oxit đó phải dùng axit sau đó mới cho dung dịch kiềm để nhận biết màu, MnO2 khi cho axit HCl vào còn cho khí có màu vàng lục

* Giải :

Cho dung dịch HCl vào :

- Có khí màu vàng lục bay ra là MnO2 :

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 ↑ +2H2O - Oxit còn lại tan: Theo phản ứng

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

- Nhỏ dung dịch NaOH và sản phẩm dung dịch muối của oxit này nếu thấy tạo kết tủa trắng xanh là CuCl2 suy ra được CuO

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓+ 2NaCl -Oxit nào không phản ứng được với HCl là Ag2O,còn lại.

Bài toán 3 :

Trong một bình chứa hỗn hợp khí gồm: CO2, H2, SO3, SO 2 bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết ra từng khí

* Phân tích :

Ở bài toán này học sinh cần nắm được CO2 và SO2 đều làm đục nước vôi trong nhưng SO2 còn làm mất màu dung dịch Br2, SO3 làm đục dung dịch BaCl2 và H2 khi đốt và làm lạnh có H2O sinh ra

* Giải : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho hỗn hợp khí đi qua bình đựng dung dịch BaCl2 dư, nếu có kết tủa trắng xuất hiện thì hỗn hợp có SO3

SO3 + H2O + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl Các khí còn lại không phản ứng với BaCl2

- Cho hỗn hợp còn lại đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy dung dịch Br2

nhạt màu dần (đến mất màu), hỗn hợp có SO2

SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4

Các khí còn lại không phản ứng

- Cho hỗn hợp khí còn lại qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư nếu có xuất hiện kết tủa, hỗn hợp có CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

- Khí còn lại đem đốt cháy và làm lạnh, sau đó cho CuSO4 khan (màu trắng ) vào chuyển thành màu trắng xanh chứng tỏ có H2O. Vậy khí đem đốt cháy đó là H2

2H2 + O2 → 2H2O

CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O * Chú ý :

- Nếu cho hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong trước thì CO2 và SO2 đều phản ứng và tạo kết tủa.Sau đó cho 2 kết tủa phản ứng với HCl,rồi lấy 2 khí để thử cũng nhận ra 2 khí.

- Khi cho hỗn hợp khí qua dung dịch Br2 dư để dữ lại toàn bộ SO2 trước sau đó mới nhận biết khí CO2thì việc nhận biết 2 khí sẽ dễ hơn.

Bài tập tương tự :

Bài 1 : Cho hỗn hợp chứa các chất: CuO, Fe3O4, MnO2, Ag2O hãy nhận biết từng chất trong hỗn hợp bằng phương pháp hoá học.

Bài 2 : Làm thế nào có thể nhận biết từng khí: H2, H2S, CO2, CO trong hỗn hợp của chúng bằng phương pháp hoá học?

Một phần của tài liệu Phương pháp giải bài tập nhận biết một số chất vô cơ (Trang 31)