II. NỘI DUNG
5. Một số giải pháp về việc huy động vốn của doanh nghiệp
5.1. Các biện pháp của nhà nước nhằm nâng cao khả năng huy động vốncủa doanh nghiệp. của doanh nghiệp.
Nhà nước với vai trò là nhân tố điều chỉnh, xây dung những nền tảng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần có những biện pháp , tác động phù hợp để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Dưới đây là một số biện pháp của nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp thu hút nguồn vốn có hiệu quả hơn.
- Nhà nước cần nỗ lực đổi mới cơ chế chính sách, pháp luật về tài chính, tiền tệ và đầu tư, từ đó tạo dung một môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, thông thoáng và minh bạch, tạo điều kiện ổn định lành mạnh cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng cơ sở pháp lý vững vàng ổn định hợp lý. Hệ thống luật pháp cần được đơn giản hóa, dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc thị trường và có thể áp dụng dễ dàng ngay sau khi ban hành, hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán, xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Cơ chế chính sách cần tạo cho doanh nghiệp quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, đặc biệt những phân biệt đối xử, nhưng ưu đãi bao cấp tài chính với các doanh nghiệp nhà nước cần được xóa bỏ.
- Vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cần được giải quyết dứt điểm tránh để tình trạng kéo dài, gây lãng phí tiền của nhà nước. Vấn đề định giá đúng và công khai minh bạch mọi thông tin trước khi bán cổ phần là cần thiết để nâgn cao hiểu quả thu hút vốn đầu tư.
- Chính phủ cũng cần có những biện pháp nhằm bảo đàm nền kinh tế phát triển ổn định, cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài.
- Chính phủ cần tháo gỡ những vướng mắc và tạo nhiều kênh huy động vốn kinh doanh đầu tư và phát triển cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở rộng các hình thức phát hành trái phiếu tín phiếu được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp.
- Đối với các bộ ban ngành thì bộ tài chính cần nghiên cứu và phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn dài hạn và có hiệu quả cho các doanh nghiệp, bộ tài chính và ngân hàng nhà nước cần phối hợp hoàn chỉnh bộ khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động của thị trường huy động vốn, tăng cường liên kết thị trường huy động vốn và thị trường dịch vụ tài chính.
5.2. Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại.
Các ngân hàng cần tăng cường huy động vốn, cân đối cơ cấu huy động vốn và cho vay trong ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo khả năng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp.
Trong hoạt động them định các dự án đầu tư, ngân hàng cần đảm bảo tính bảo mật của dự án đồng thời có sự giám sát vừa phải, không ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Ngân hàng cũng cần phát triển đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ tài chính của mình.
Ngân hàng thương mại có thể chiết khấu hoặc cho cầm cố thương phiếu, trái phiếu doanh nghiệp… để tăng tính thanh khoản cho các công cụ này.
Ngân hàng cần xây dựng một cơ chế quản trị rủi ro hợp lý, đặc biệt lưu ý tính hợp pháp của các tài sản cầm cố, tránh tình trạng không thể thanh lý do thiếu cơ sở pháp lý.
5.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp vừa là đối tượng thu hút vốn vừa là nơi quyết định hiệu quả đầu tư của vốn do vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để tăng cường khả năng thu hút vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Trước tiên, doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị tài chính một cách hợp lý, co hiệu quả. Doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu vốn hợp lý trên cơ sở cân bằng, điều hòa các nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Doanh nghiệp cần sử dụng triệt để và có hiệu quả các kênh huy động vốn trong từng điều kiền và thời điểm nhất định.
Đối với những doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn nước ngoài thì doanh nghiệp cần có những kế hoạch chi tiết về dự án đầu tư, kế hoạch kinh doanh trong 5-10 năm tới, đồng thời sử dụng kiểm toán quốc tế, thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần chủ động nâng cao tính minh bạch về tình hình tài chính, có định hướng kinh doanh rõ nét và lành mạnh để có thể thu hút các nguồn vốn. Vấn đề tăng hiệu quả sử dụng vốn, đổi mới trang thiết bị, áp dụng các công nghệ hiện đại… cũng là những biện pháp tốt nhằm nâng cao khả
năng thu hút vốn của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo nguồn lợi nhuận để lại để tiến hành tái sản xuất mở rộng.
Phải có một cơ chế lãi suất linh hoạt và chịu sự điều tiết của thị trường. Trên thị trường tài chính, lãi suất là phương tiện quan trọng nhất điều tiết cung cầu tiền vốn. Cơ chế lãi suất linh hoạt nhạy bén sẽ cung cấp cho người vay những thông tin tài chính kịp thời, chính xác để tư đó có những quyết sách phù hợp với thực tế, thúc đẩy lưu thong tiền vốn và tăng cạnh tranh thị trường. Trái lại, khi cơ chế lãi suất cứng nhắc sẽ làm mất tính linh hoạt trên thị trường và không kích thích sự phát triển các công cụ tài chính, hạn chế cung cầu vốn… Trên thực tế chính sách lãi suất của Việt Nam đang dần được nới lỏng, tăng quyền tự chủ cho các tổ chức tài chính, tín dụng.
Phải có các công cụ tài chính phong phú, đa dạng. Số lượng và hình thức các công cụ nay sẽ quyết định phạm vi giao dịch và quy mô thị trường tài chính. Với sự ra đời của thị trường chứng khoán thì các công cụ tài chính sẽ dần được bổ sung và phát triển hoàn thiện.Xây dựng và đa dạng hóa các tổ chức tài chính ngân hàng, các công ty tài chính,…những chủ thể chính tham gia thị trường trong môi trường cạnh tranh. Việc xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức tài chính sẽ khuyến khích sự đa dạng và cạnh tranh , giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin. Cuối cùng để thị trường tàichính có thể phát triển đầy đủthìkinh tế xãhội phải tương đối ổn định đểcácnhà đầu tưyêntâm và phải có mộthệ thống phápluật toàn diện, bảovệquyền lợicủanhàđầutư
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn tài chính để tăng khả năng huy động vốn cũng như khả năng tiếp cận các nguồn vốn tiềm năng. Các công ty tư vấn sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình tài chính công ty, xây dựng cấu trúc vốn tối ưu, các phương pháp thu hút vốn tối ưu và cuối cùng là giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cân nguồn vốn phù hợp.