Hiệu quả kinh doanh của Công ty TMHP.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG (Trang 28 - 32)

Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TMHP.

Bảng 8. Một số kết quả kinh doanh của Công ty TMHP.

Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2000/1999 2001 2001/2000

Tổng doanh thu Triệu đồng 16500 34000 206% 34500 101,5% Tổng chi phí (vốn) Triệu đồng 16179 33380 207% 33850 101,4%

Lợi nhuận Triệu đồng 321 620 93,14% 660 104,8%

Nộp ngân sách Triệu đồng 347 850 44,9% 1450 170,5%

Thu nhập bình quân (Người/tháng)

Nghìn đồng 450 480 6,6% 500 104,1%

Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty TMHP có một số nhận xét sau:

Về doanh thu: Tổng doanh thu năm 2000 tăng 106% so với năm 1999 năm 2001 tăng 1,4% so với năm 2000. Như vậy doanh thu của Công ty trong hai năm đều tăng mạnh so với năm 1999, nhưng mức tăng này không đều, đặc biệt là năm 2001 tỷ lệ tăng trưởng rất thấp 1,4% điều này có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Về chi phí vốn: Tổng mức vốn kinh doanh của Công ty bỏ ra cũng có sự tăng trưởng mạnh do nâng mức dư vay tối đa từ 12 tỷ lên đến 25 - 30 tỷ. Đặc biệt là

năm 2000 với mức tăng trưởng 107% so với năm 1999, năm 2001 mức tăng trưởng của vốn kinh doanh chỉ đạt 1,7% so với năm 2000 so với mức tăng trưởng của doanh thu thì tốc độ gia tăng chi phí vốn của năm 2000 lại cao hơn. Đây là mức tăng không hợp lý, thể hiện thực tế trình độ quản lý và sử dụng kinh phí của Công ty chưa hiệu quả. Sang năm 2001 tỷ lệ này tăng thấp hơn so với mức tăng của doanh thu, chứng tỏ Công ty đã có sự đổi mới, công tác quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Về lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả thu được sau khi trừ đi phần chi phí. Do vậy, lợi nhuận phụ thuộc rất lớn vào 2 yếu tố trên. Năm 2000, tuy tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí vốn, nhưng kết hợp với mức tăng trưởng "đột biến" của doanh thu đã tạo ra mức tăng trưởng tốt về lợi nhuận của Công ty. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng trong doanh thu chỉ đạt 1,4% so với năm 2000 nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng chi phí của năm 2001 (1,25%) mức lợi nhuận đạt được của Công ty vẫn duy trì ở mức tăng 4,8% so với năm 2000.

Về chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước: Trong 3 năm 1999 đến năm 2001 mức nộp ngân sách của Công ty mỗi năm một tăng. Năm 2001, tăng 44,9% so với năm 1999, Năm 2001 tăng 70,5% so với năm 2000. Điều đó phản ánh hiệu quả đóng góp về mặt xã hội của Công ty ngày càng được nâng cao.

Về thu nhập của CBCNV: Cùng với mức tăng trưởng mạnh của doanh thu trong các năm gần đây, kết hợp với việc nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả, đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao HQKD của toàn Công ty. Làm ăn có lãi, Công ty không quên quan tâm đến đời sống CBCNV. Hàng năm, thu nhập của CBCNV đều tăng, năm 2000 tăng 6,6% so với năm 1999 năm 2001 tăng 4,1% so với năm 2000. Đây là một cố gắng rất lớn của Công ty trong việc nâng cao đời sống của đội ngũ CBCNV nói riêng cũng như hiệu quả xã hội nói chung.

Bảng 9. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TMHP.

Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001

Tổng doanh thu Triệu đồng 16500 34000 34500

Tổng lợi nhuận Triệu đồng 321 620 650

Tổng vốn kinh doanh Triệu đồng 4750 8718 8846

Vốn lưu động Triệu đồng 3050 6418 6654 Vòn quay vốn kinh doanh Vòng 3,47 3,89 3,9 Vòng quay vốn lưu động Vòng 5,40 5,29 5,184

Sức sinh lời của VKĐ

Đồng 0,0675 0,0711 0,0734

Sức sinh lời của VLĐ Đồng 0,1052 0,0966 0,0976 Sức sinh lời của

VCĐ

Đồng 0,1888 0,2695 0,2941

Lợi nhuận/Doanh Thu

Đồng 0,0194 0,0182 0,0188

Đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TMHP ta có một số nhận xét sau:

Vòng quay của vốn kinh doanh : Năm 2000, 2001 vòng quay của vốn kinh doanh có tăng so với năm 1999. Đây là kết quả của Công ty trong quản lý và sử dụng vốn mỗi năm một hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, vòng quay của vốn lưu động lại có xu hướng giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút là do tốc độ tăng vốn lưu động nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sức sinh lời của vốn:

Qua bảng số liệu trên ta thấy sức sinh lời của vốn kinh doanh của Công ty mỗi năm một tăng. Đây là kết quả của việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và sử dụng chi phí

một cách có hiệu quả. Trong đó, sức sinh lời của vốn cố định có xu hướng tăng đều đặn và ổn định hơn sức sinh lời của vốn lưu động. Sức sinh lời tăng khẳng định hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Công ty ngày có hiệu qủa hơn.

Về lợi nhuận/ doanh thu: Do phải tích một phần lợi nhuận để chi trả nốt một số khoản nợ luỹ kế của những năm trước đó nên tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu của Công ty giảm từ 0,0194 năm 1999 xuống còn 0,0182 năm 2000, điều đó có nghĩa là trong tổng số doanh thu Công ty đã đánh mất đi 0,0012 đồng lãi suất so với năm 1999. Bước sang năm 2001, do kết hợp chặt chẽ hơn với công tác quản lý và sử dụng vốn nên tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu của Công ty đã tăng lên 0,0006 đồng so với năm 2000.

Bảng 10. Tình hình sử dụng lao động của Công ty TMHP.

Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001

Tổng doanh thu Triệu 16500 34000 34500

Tổng số CBCNV Người 160 187 195

Doanh thu/CBCNV Triệu 103,125 181,81 176,92

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng lao động của Công ty có xu hướng ngày một tốt hơn, biểu hiện cụ thể. Tổng số lao động của Công ty trong các năm đều tăng. Cùng với mức tăng về lao động là mức tăng đột phá về doanh thu, điều này đã làm cho tỷ lệ doanh thu/ CBCNV cũng tăng, đặc biệt là năm 2000 có mức tăng trưởng đột phá 76,30% so với năm 1999. Tuy nhiên tỷ lệ doanh thu/ CBCNV lại có xu hướng giảm xuống trong năm 2001, mức giảm tuyệt đối là -4,89 Triệu tương ứng với mức giảm tương đối là -2,7% Nhưng dù sao cũng có thể khẳng định quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng.

Bảng 11. Phân tích kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001

Tổng doanh thu Triệu 16500 34000 34500

Chi phí bán hàng Triệu 420 750 750

Tổng CBCNV(tiêu thụ ) Người 120 140 145

Chi phí bán hàng /doanh thu Đồng 0,0254 0,0220 0,0218

Doanh thu /CBCNV Triệu 173,50 242,85 237,93

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Chi phí bán hàng/ doanh thu: Trong ba năm từ 1999 đến 2001 có xu hướng giảm xuống. Như vậy bình quân một đồng doanh thu hàng năm, Công ty đều tiết kiệm được chi phí bán hàng so với năm trước. Đây là kết quả tốt, khẳng định việc sử dụng chi phí ngày một có hiệu quả và chứng tỏ hiệu quả tiêu thụ của Công ty ngày càng cao.

- Doanh thu/ 1CBCNV: Do làm công tác tiêu thụ nên chỉ tiêu doanh thu/ 1CBCNV của Công ty có sự tăng trưởng đột phá vào năm 2000 với mức tăng 405 so với năm 1999. Đây là kết quả đáng mừng, khẳng định hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của Công ty đã được nâng cao. Nhưng năm 2001 mặc dù doanh thu có tăng nhưng lại tăng chậm hơn tốc độ lao động nên đã làm cho doanh thu/ CBCNV giảm từ 242,85 Triệu năm 2000 xuống còn 237,93 Triệu. Điều đó phần lớn là do tác động của luật thuế mới - Thuế GTGT khiến cho Công ty gặp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG (Trang 28 - 32)