1. Hiện t−ợng chè xuống cấp
- Mật độ không bảo đảm, cây nhỏ, tán bé, chết mất khoảng.
- Chè nhiều tuổi nh−ng không giao tán, nhiều cành nhỏ, cành tăm h−ơng, có hiện t−ợng chết khô cành, thân cành có nhiều nấm mốc, địa y.
- Lá nhỏ, vàng, mỏng, búp nhỏ, th−a, năng suất chè giảm dần.
2. Nguyên nhân
Hiện t−ợng chè xuống cấp không phải là sinh lý tự nhiên mà nguyên nhân chính là do canh tác không đúng kỹ thuật, cụ thể nh− sau:
2.1 Do trồng trọt
- Chọn giống ch−a tốt: Lấy từ cây mẹ có phẩm chất, năng suất không cao, không ổn định. Lấy hạt còn non ch−a chín hoàn toàn nên tỷ lệ nảy mầm thấp, sức sống cây con kém.
- Đào rãnh nông, thậm chí soi rạch, không bón đủ l−ợng phân hữu cơ, chất xanh tr−ớc khi trồng làm cho bộ rễ phát triển kém, dễ bị chết khi gặp hạn.
- Trồng quá dầy, không có cây phân xanh, cây che bóng. Trồng trên đất có tầng canh tác nông ch−a đạt 60cm, nhiều đá, độ dốc cao, đất bị sói mòn, bạc màu.
2.2 Do chăm sóc
- Bón thiếu phân, không cân đối chỉ bón đạm không bón lân, kali trong nhiều năm, đặc biệt không bón phân hữu cơ làm cho đất bị nghèo kiệt, chai cứng.
- Do không đ−ợc tủ gốc, không trồng cây phân xanh, cây che bóng để bảo vệ đất và cây chè, đất dễ bị sói mòn, rửa trôi.
- Do sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, chất kích thích trong thời gian dài.
2.3 Do kỹ thuật hái đốn
- Đốn không đúng kỹ thuật, vết đốn năm sau không bảo đảm đúng khoảng cách vết đốn năm tr−ớc 3-5cm.
- Do hái không đúng kỹ thuật: Hái không chú ý đến việc nuôi tán, chừa lá nuôi cây, hái theo kinh nghiệm hái sạch.
3. Cải tạo chè xuống cấp
Để ngăn chặn hiện t−ợng chè xuống cấp phải tuân thủ đúng quy trình sản xuất, thâm canh chè, áp dụng các biện pháp:
3.1 Điều hoà mật độ cây
- Với những n−ơng chè trồng quá dầy cần chặt bỏ hàng hoặc cây trong hàng để bảo đảm mật độ từ 1,6 - 1,8 vạn cây/ha. Tức là khoảng từ 700-750 cây/sào với chè hạt, 650-700 cây/sào với chè cành.
- Với n−ơng chè mất khoảng, cần trồng dặm bằng cây chè con đủ tiêu chuẩn. Tr−ớc khi trồng phải đào rạch, hoặc hố sâu 40cm, bón đủ phân hữu cơ, chăm sóc nh− phần sinh lý cây chè con.
3.2 Cải tạo đất
- Bón bổ sung phân hữu cơ (phân chuồng, hoặc ép xanh), có thể tạo ra nguồn phân hữu cơ tại chỗ bằng cách trồng băng phân xanh.
- Tủ gốc giữ ẩm và chống sói mòn.
3.3 Tạo cho v−ờn chè có sinh thái phù hợp
- Tạo ra các nhóm cây lâu năm trên đỉnh đồi.
- Trồng cây muồng làm cây che bóng: Với mật độ 8- 10 cây/sào, khoảng cách 7m x 7m, trồng nanh sấu.
3.4 Cải tạo lại bộ khung tán chè
Tuỳ vào từng n−ơng chè cụ thể mà áp dụng ph−ơng pháp đốn đau hay đốn trẻ lại.
- Với n−ơng chè tuổi còn ít ( 10- 15 năm) bị xuống cấp nên áp dụng ph−ơng pháp đốn đau, vết đốn thân chính cách mặt đất 40-45cm; cành bên 50-55cm. Tr−ớc khi đốn 1 năm cần bón 1 tấn phân hữu cơ + 22kg lân Lâm thao cho 1 sào (360m2) đào rạch bón vùi.
- Với n−ơng chè sau 15 năm trở đi bị xuống cấp nặng cần đốn trẻ lại, vết đốn thân chính cách mặt đất 25-30cm, cành bên 40-45cm. Tr−ớc khi đốn 1 năm bón đủ phân chuồng + lân nh− đốn đau.
3.5 Hái nuôi tán
Với chè xuống cấp tuỳ theo tình hình thực tế n−ơng chè mà có thể hái nuôi tán (chỉ hái búp đủ tiêu chuẩn) để lại 1 cá 2 lá thật (hái lứa đầu) 1 cá 1 lá thật từ lứa thứ 2 trở đi. Hoặc có thể để 1 2 năm không hái cho chè hồi phục.
3.6 Chăm sóc
Với chè xuống cấp cần bón đầy đủ, cân đối đạm, lân, kali nh− chè kinh doanh; đặc biệt chú ý bón đủ l−ợng phân hữu cơ. Ngoài ra cần phái làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh nh− chè kinh doanh, hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, tăng c−ờng tủ gốc cho chè.
29