Thôn Năm 0,34 103 35,02
Hưng Đạo Đông 0,35 70 24,50
Hồng Phong 0,36 89 32,04
Tổng 262 91,56
(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra ) Ta có thể thấy tần suất phát sinh rác thải của các thôn dao động từ 0,34- 0,36kg/người/ngày, thôn có tần suất cao nhất là thôn Hồng Phong với 0,36kg/người /ngày, thôn có tần suất thấp nhất là Thôn Năm với 0,34kg/người/ngày. Tổng lượng rác thải tại các hộ điều tra là 91,56kg/Ngày. Thôn có lượng rác thải ra trên ngày nhiều nhất là Thôn Năm với lượng rác thải là 35,02kg/ngày do đây là thôn có dân số đông nhất.
4.1.2 Thực trạng rác thải nông nghiệp
Sơ đồ 4.1: Nguồn gốc phát sinh rác thải nông nghiệp
Nguồn rác thải nông nghiệp chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các vườn cây,... Do trong nông nghiệp mang tính mùa vụ nên lượng rác thải trong nông nghiệp khác với trong sinh hoạt, lượng rác thải nhiều hay ít phụ thuộc vào từng giai đoạn của hoạt động sản suất. Đồng thời loại rác thải cũng khác nhau ở từng thời kỳ bởi mỗi hoạt động thì lại thải ra loại rác khác nhau. Đối với rác thải trong chăn nuôi, rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, chai lọ đựng thuốc thú y… hoạt động chăn nuôi tại địa bàn xã đã và đang phát triển, số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn phân thải ra gây mùi hôi thối khó chịu ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Đây là thực trạng chung của cả xã. Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghiệp Trồng trọt (thực vật chết,cành,lá…) Thu hoạch nông sản
(rơm, rạ, thân cây ngô…) Chăn nuôi (Phân gia súc, gia cầm, động vật
chết)
Bao bì phân bón, thuốc BVTV
Giết mổ động vật, chế biên thực phẩm… Thú ý( Chai lọ đựng, kim
4.1.2.2 Khối lượng rác thải trong chăn nuôi
Bảng 4.2: Khối lượng chất thải trong chăn nuôi
STT Loài vật nuôi Tổng đầu con (con) Chất thải bình quân (kg/con/ngày) Tổng rác thải (Kg/ ngày) 1 Lợn 4.526 2 9052 2 Bò 23 10 230 3 Trâu 8 15 120 4 Gia cầm 46.304 0,2 9260,8 Tổng 18.662,8
(Nguồn: Ban thống kê xã) Ghi chú: Chất thải bình quân theo nguồn TCTK - cục chăn nuôi
Từ bảng trên ta thấy lượng rác thải chăn nuôi trên toàn xã là
18.662,8kg/ngày. Trong đó lượng rác thải phát sinh nhiều nhất là từ chăn nuôi gia cầm với 9260,8kg/ngày. Lượng rác thải chăn nuôi trong xã là rất lớn đòi hỏi phải có biện pháp xử lý thích hợp.
4.2 Thực trạng quản lý rác thải nông thôn trên địa bàn xã 4.2.1 Hệ thống bộ máy quản lý rác thải tại xã
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ quản lý rác thải của xã Đông Quang
UBND xã thực hiện ban hành những quy định chung về quản lý rác thải, đề xuất để ban hành mức thu phí vệ sinh hợp lý; xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm cho công tác quản lý môi trường, khen thưởng biểu dương, cảnh cáo kịp thời những tổ chức, gia đình, cá nhân… thực hiện tốt hoặc chưa tốt về vệ sinh môi trường; tuyên truyền giáo dục, phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
Cán bộ địa chính có vai trò kiểm tra, giám sát công tác quản lý rác thải của toàn xã phổ biến các quy định của UBDN đến các thôn trong xã
Cán bộ thôn có vai trò đôn đốc, giám sát trực tiếp việc quản lý rác thải tại thôn mình quản lý, tiến hành quản lý tổ vệ sinh môi trường trong thôn, phổ biến các quy định của UBND xã đến từng hộ gia đình
Tổ vệ sinh môi trường phối hợp với người dân là những người trực tiếp Cán bộ thôn
Cán bộ địa chính UBND xã (Chủ tịch xã)
Người dân Tổ vệ sinh môi trường thôn
tham gia vào công việc thu gom, xử lý rác thải tại địa bàn thôn