Bn thân lm ngh àề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp, Xã Hồng Quang, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định (Trang 52)

0 Đường GT thuận tiện đến tận

CSSX Có Không 18 12 60 40 Mức độ cần thiết của nâng cấp đường GT Rất không cần thiết Không cần thiết Bình thường Cần thiết Rất cần thiết 1 3 4 16 6 3,3 10 13,3 53,4 20

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

Theo khảo sát các CSSX trong làng nghề, 100% chủ CSSX cho rằng đường giao thông trong khu vực làng nghề đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa, 100% cho rằng giao thông đảm bảo vận chuyển hàng hóa đến tận CSSX của họ. Tuy nhiên, đường giao thông ở làng nghề mới chỉ đáp ứng được nhu cần vận chuyển hàng hóa của các CSSX nhưng vẫn chưa đảm bảo được tính thuận tiện cao, 40% số CSSX được điều tra còn lại nói rằng giao thông chưa thuận tiện đến tận CSSX của họ vì lý do CSSX của họ nằm ở trong xóm có chiều rộng hẹp, khiến cho các xe tải không thể vào được CSSX của họ mà chỉ dừng được ở ngoài đường lớn. Họ phải mất công vận chuyển sản phẩm ra đường lớn hoặc vận chuyển nguyên liệu sản xuất vào trong CSSX, điều đó khiến họ rất mất thời gian và tiêu tốn công lao động. Theo số liệu điều tra thì có tới 53,4% số CSSX cần thiết cải tạo đường giao thông, 20% cố CSSX được điều tra rất cần thiết cải tạo đường giao thông. Bên cạnh đó, với sự đóng góp

không nhỏ của làng nghề vào tình hình phát triển chung của toàn xã cho nên ủy ban nhân dân xã đã có dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống đường giao thông trong làng. Dự án đang trong thời gian chuẩn bị và sẽ sớm được triển khai vào nửa cuối năm 2015.

Như vậy, về cơ bản, đường giao thông tương đối hoàn thiện và phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu của các CSSX. Chỉ có một số CSSX sản xuất trong đường xóm ngõ hẹp, xa trục đường chính của làng thì hệ thống đường giao thông không thể vào tận CSSX của họ được. Tuy nhiên đã có dự án cải tạo đường giao thông của xã, trong thời gian tới sẽ sớm được triển khai nhằm đảm bảo giao thông thuận tiện phục vụ cho sự phát triển của làng nghề.

4.2.2.3. Kho bãi chứa nguyên liệu và sản phẩm

Theo như số liệu điền tra thì 96,67% các CSSX không thuê kho bãi để chứa hàng mà họ sử dụng chính quỹ đất tự có như nhà ở, xưởng sản xuất làm kho bãi. Vì các CSSX trong làng nghề quỹ đất hạn hẹp, họ chỉ có đất để đầu tư vào xưởng sản xuất và mục đích nhà ở của họ, chứ họ không chú tâm đến vấn đề kho hàng, họ tận dụng trực tiếp xưởng sản xuất của mình hoặc khoảng sân trước nhà để chứa nguyên liệu cũng như tận dụng không gian sống là nơi để sản phẩm trước khi đem đi tiêu thụ. Điều này cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày của người dân trong làng nghề.

Diễn giải Tổng SL

Tỉ lệ % CSSX có kho bãi chứa NL

và SP Có Không 8 22 26,66 73,34

Kho bãi có dễ thuê Rất dễ Dễ khó 0 1 29 0 3,33 96,67

(nguồn: số liệu điều tra, 2015)

Tình trạng hiện nay của làng nghề chỉ có 8 CSSX có kho bãi chứa nguyên liệu và sản phẩm, chiếm 26,66% tổng số cơ sở điều tra. Còn lại tới 22 cơ sở (73,34%)không có kho bãi mà phải tận dụng diện tích nhà, xưởng làm kho chứa nguyên liệu và sản phẩm. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người dân trong làng nghề. Hầu hết các cơ sở đều cho rằng rất khó để thuê kho bãi chứa nguyên liệu và sản phẩm, vì quỹ đất trong làng hiện nay đã rất hạn chế. Giải pháp hiện nay là dự án quy hoạch cụm công nghiệp, nhằm di dời các CSSX ra khỏi khu dân cư, tạo điều kiện cho các cơ sở có đất để xây dựng kho bãi và nhà xưởng. Tuy nhiên tiến độ của dự án này vẫn còn đang rất chậm do sự hợp tác của người dân trong làng nghề còn hạn chế, và tư tưởng bám trụ với mảnh đất của tổ tiên để làm ăn đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi người dân trong làng nghề.

4.2.3. Về vốn

Bảng 4.5 : Nguồn vốn của các cơ sở sản xuất

Nguồn vốn Số lượng cơ

sở điều tra

Tỉ lệ (%)

Tổng số phiếu 30 100

Vốn tự có

Vốn vay người thân Vốn tín dụng Vốn chính sách Vốn khác 30 11 9 0

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề sản xuất hoa lụa Báo Đáp, Xã Hồng Quang, Huyện Nam Trực, Tỉnh Nam Định (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w