Chính phủ cần có biện pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng đồng thời ổn định lãi suất để làm tiền đề các công ty BĐS có thể nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ccác cơ quan quản lý Nhà nước cần có những đường lối, chính sách hỗ trợ để phát triển thị trường vốn
Nhà nước không cần tập trung đầu tư nhiều vốn và có thể giảm bớt vốn đầu tư của Nhà nước ở lĩnh vực này để tập trung đầu tư ở những lĩnh vực cần thiết hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này luận văn đã đưa ra những kết luận cơ bản nhất về hiệu quả hoạt động của các công ty nhóm ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ đó, tác giả gợi ý một số hàm ý chính sách quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nhóm ngành BĐS. Các kiến nghị được đề xuất cho bản thân các công ty BĐS, các ngân hàng thương mại, cơ quan quản lý Nhà nước cũng như những nhà đầu tư.
KẾT LUẬN
Luận văn đã tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của các công ty nhóm ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013 bằng việc phân tích các chỉ số tài chính để nắm bắt thực trạng về hiệu quả hoạt động, đề tài còn xây dựng mô hình để xác định các yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của các công ty nhóm ngành BĐS. Kết quả phân tích đã chỉ ra hiệu quả hoạt động của các công ty BĐS liên tục giảm khi doanh thu sụt giảm, chi phí lãi vay tăng, áp lực hàng tồn kho lớn. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty bao gồm: thời gian hoạt động, quản trị khoản phải thu, cấu trúc vốn, tỷ lệ lãi gộp, quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý công ty, lạm phát, lãi suất. Đối với hiệu quả tài chính, thì tăng trưởng ROA ảnh hưởng thuận chiều lên tăng trưởng ROE và tăng trưởng đòn bẩy tài chính lại có ảnh hưởng thuận chiều hay nghịch chiều. Cuối cùng luận văn kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nhóm ngành BĐS trên TTCK Việt Nam.