2.2.3.1. Xử lý thô
- Xử lý số liệu về thễ lực: Dựa vào cân nặng, chiều cao, vòng ngực để tính chỉ số pignet và BMI.
- Xử lý bài test Raven: Điểm được tính theo khoá chấm điểm của Raven [1], mỗi bài tập đúng được một điểm. Tính tổng số điểm của mỗi bộ bài tập của từng cá nhân trừ điểm trung bình kỳ vọng của từng bộ bài tập tương ứng trong bảng kỳ vọng. Neu hiệu này dao động trong khoảng ± 2 SD và hiệu giữa tống điếm làm được của cả ba bộ bài tập trừ điếm kỳ vọng của tất cả các bài < 6 thì kết quả trắc nghiệm đạt yêu cầu và được xử lý tiếp. Với những bài đạt yêu cầu, tính chỉ số IQ theo công thức của D. Wechsler và phân loại các mức trí tuệ theo tiêu chuẩn phân loại trí tuệ của D. Wechsler [77].
- Xử lý điếm trí nhớ: Mỗi con vật nhớ đúng được 1 điểm, tổng điểm trí nhớ của trẻ là số các con vật mà trẻ trả lời chính xác.
2.2.3.2. Xử lý số liệu bằngphuơngpháp thống kê xác suất dùng cho y, sinh học Các số liệu được xử lý theo toán xác suất thống kê dùng trong y, sinh
học [29], [47]. Việc tính toán sô liệu được thực hiện trên máy vi tính băng phần mem Microsoft Excel 2003. Các giá trị thống kê gồm có: giá trị trung bình ( X ), độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương quan (r).
- Tính giá trị trung bình:
Trong đó: X - giá trị trung bình; Xi - giá trị thứ i của đại lượng X; n - số cá thể ở mẫu nghiên cún.
n
(n > 30)
Trong đó: SD - độ lệch chuẩn; Xi - X- độ lệch tiêu chuẩn của từng giá trị so với giá trị trung bình; n - số mẫu nghiên cứu.
- Hệ số tương quan Pearson (r) được tính bằng chương trình Tools Data Analysis - Regression theo công thức:
Trong đó: Xj - từng giá trị của đại lượng X; Yj - từng giá trị của đại lượng Y; n - số mẫu có trong công thức; r - hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y.
So sánh hai giá trị trung bình của hai mẫu theo phương pháp Student - Fisher với mức ý nghĩa a = 0,05.
Kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan theo phân vị Student với các mức ý nghĩa a = 0,05 và a = 0,001.
Kết quả nghiên cứu được so sánh với số liệu trong bảng “Chuấn tăng trưởng của trẻ em toàn thế giới 2006” (theo [36]), cuốn “Hằng số sinh học của người Việt Nam” (HSSH) [68], cuốn “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, thế kỷ XX” (GTSH) [69] và kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 3.1. Các chỉ số thể lực của trẻ em lứa tuỗỉ mầm non
3.1.1. Chiều cao của trẻ em
3.1.1. ỉ. Chiêu cao của trẻ em nam
Ket quả nghiên cún chiều cao của trẻ em nam lứa tuổi mầm non từ 1 - 6 tuổi được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Chiều cao của trẻ em nam
- Tính độ lệch chuẩn theo công thức:
Tuổi n Chiều cao (cm) Số trẻ em có chiều cao trong khoảng
X ± SD Tăng Ma x (1) Min (2) (l)-(2) 1 6 3 75,48 ± 1,59 - 77,0 72,5 4,5 90,48 2 6 7 84,97 ± 2,04 9,49 88,0 82,0 6,0 91,04 3 6 7 92,43 ± 1,59 7,46 95,0 89,0 6,0 91,04 4 6 8 98,88 ± 2,45 6,45 103,0 95,5 7,5 85,30 5 6 8 104,98 ± 2,10 6,10 107,0 101,5 5,5 88,24 6 6 1 110,64 + 2,89 5,66 114,0 107,0 7,0 78,69 Tổng 3 9 4
Tăng trung bình/năm
7,03
87,56
số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, từ 1 đến 6 tuổi, chiều cao của trẻ em nam tăng dần. Cụ thể là chiều cao của trẻ em nam tăng từ 75,48 ± 1,59 cm lúc 1 tuổi lên 110,64 + 2,89 cm lúc 6 tuổi, tăng thêm 35,16 cm, tăng trung bình 7,03 cm/năm. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ em nam tăng không đều theo lứa tuổi. Mức tăng chiều cao của trẻ em nam cao nhất ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi (tăng 9,49 cm/năm) và thấp nhất ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi (tăng 5,66 cm/năm).
Mức độ khác nhau về chiều cao giữa trẻ em nam cao nhất với trẻ em nam thấp nhất trong cùng một độ tuổi không nhiều, thay đổi từ 4,5 cm lúc 1 tuổi đến 7,5 cm lúc 4 tuổi. Tỉ lệ trẻ em nam có chiều cao nằm trong khoảng giá trị trung bình ở các lứa tuổi tương đối cao (87,56 %). Tỉ lệ này thấp nhất là 78,69 % lúc 6 tuổi và cao nhất là 91,04 % lúc 2 và 3 tuổi. Điều này chúng tỏ, trong cùng một độ tuổi, chiều cao của trẻ em nam tương đối đồng đều.
3.1.1.2. Chiều cao của trẻ em nữ
Ket quả nghiên cứu chiều cao của trẻ em nữ lứa tuổi mầm non từ 1 - 6 tuổi được thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.2.
Bảng 3.2. chỉều cao của trẻ em nữ
Tuổi n Chiều cao (cm) Số trẻ em có chiều
cao trong khoảng
X ± S D Tăng Ma x (1) Min (2) (1) - (2) 1 63 74,28 + 2,01 - 76,0 70,5 5,5 87,3 2 67 83,30 ± 1,80 9,02 87,0 81,0 6,0 91,04 3 70 90,86 ± 2,36 7,56 94,5 87,5 7,0 88,57 4 60 97,28 + 1,87 6,42 101, 0 94,0 7,0 86,67 5 66 104,26 ± 2,30 6,98 106, 5 100,0 6,5 90,91 6 61 109,72 ± 2,38 5,46 112, 0 105,0 7,0 91,80 Tổng 3 8 7
Tăng trung bình/năm
7,09
89,41
Số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, chiều cao của trẻ em nữ lúc 1 tuổi là 74,28 ± 2,01 cm và lúc 6 tuổi là 109,72 ± 2,38 cm. Như vậy, từ 1 đến 6 tuổi, chiều cao của trẻ em nữ tăng thêm 35,44 cm, tăng trung bình 7,09 cm/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của trẻ em nữ không đều qua các năm. Chiều cao của trẻ em nữ tăng nhanh nhất ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi (tăng 9,02 cm/năm) và tăng chậm nhất ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi (tăng 5,46 cm/năm).
Mức độ khác nhau về chiều cao giữa trẻ em nữ cao nhất với trẻ em nữ thấp nhất trong cùng một độ tuổi không nhiều, thay đổi từ 5,5 cm lúc 1 tuổi đến 7 cm lúc 3 tuổi, 4 và 6 tuổi. Tỉ lệ trẻ em nữ có chiều cao nằm trong khoảng giá trị trung bình ở các lứa tuổi tương đối cao, từ 86,67 % lúc 4 tuổi đến 91,8 % lúc 6 tuổi. Điều này cho thấy, trong cùng một độ tuổi, chiều cao của trẻ em nữ tương đối đồng đều.
Hình 3.2. Chiều cao của trẻ em nữ
3.1.1.3. So sánh chiều cao của trẻ em theo tuối và giới tính
Ket quả so sánh chiều cao của trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 - 6 tuổi theo tuổi và giới tính được thế hiện qua bảng 3.3 và hình 3.3, 3.4.
Bảng 3.3. Chiều cao của trẻ em theo tuổi và giới tính
Tuổi Chiều cao (cm) x} -
x2 p (1- p (1- 2) Nam (1) Nữ (2) n X ± S D Tăng n x ± SD Tăng 1 6 3 75,48 ± 1,59 - 63 74,28 ± 2,01 - 1,20 < 0,05 Chiều cao (cm)
2 67 84,97 ± 2,04 9,49 67 83,30 + 1,80 9,02 1,67 < 0,05 7 84,97 ± 2,04 9,49 67 83,30 + 1,80 9,02 1,67 < 0,05 3 6 7 92,43 ± 1,59 7,46 70 90,86 ± 2,36 7,56 1,57 < 0,05 4 6 8 98,88 ± 2,45 6,45 60 97,28 ± 1,87 6,42 1,60 < 0,05 5 6 8 104,98 ±2,10 6,10 66 104,26 + 2,30 6,98 0,72 > 0,05 6 6 1 110,64 + 2,89 5,66 61 109,72 + 2,38 5,46 0,92 >0,05 Tăng trung bình 7,03 7,09
Số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, từ 1 đến 6 tuối, chiều cao của trẻ em tăng liên tục. Cụ thể là chiều cao của trẻ em nam tăng từ 75,48 ± 1,59 cm lúc 1 tuối lên 110,64 ± 2,89 cm lúc 6 tuối, tăng thêm 35,16 cm. Chiều cao của trẻ em nữ tăng từ 74,28 + 2,01 cm lúc 1 tuổi lên 109,72 ± 2,38 cm lúc 6 tuổi, tăng thêm 35,44 cm. Mỗi năm, chiều cao của trẻ em nam tăng trung bình 7,03 cm/năm, chiều cao của trẻ em nữ tăng trung bình 7,09 cm/năm. Như vậy, tốc độ tăng chiều cao của trẻ em nữ lớn hon so với của trẻ em nam 0,06 cm/năm. Điều này cho thấy, từ 1 đến 6 tuổi, tốc độ tăng chiều cao của trẻ em nam và của trẻ em nữ khác nhau không nhiều.
Tốc độ tăng chiều cao của trẻ em không đều. Trẻ càng nhỏ, mức tăng chiều cao càng nhiều. Ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, chiều cao của trẻ em tăng nhanh nhất (tăng 9,49 cm/năm ở trẻ em nam và 9,02 cm/năm ở trẻ em nữ). Ớ giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi, mức tăng chiều cao của trẻ em nhỏ nhất (tăng 5,66 cm/năm ở trẻ em nam và 5,46 cm/năm ở trẻ em nữ).
Trong cùng một độ tuổi, trẻ em nam luôn cao hơn trẻ em nữ. Sự khác biệt về chiều cao của trẻ em theo giới tính thể hiện rõ ở giai đoạn từ 1 đến 4 tuổi (p<0,05), còn ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi, mức chênh lệch này không đáng kể (p>0,05).
3.1.2. Cân nặng của trẻ em
Chiều cao (cm)
Mức tăng (cm)
3.1.2.1. Cân nặng của trẻ em nam
Ket quả nghiên cứu cân nặng của trẻ em nam lứa tuổi mầm non từ 1 - 6 tuổi được thể hiện qua bảng 3.4 và hình 3.5.
Bảng 3.4. Cân nặng của trẻ em nam
Tuổi n Cân nặng (kg) Số trẻ em có cân
nặng trong khoảng X ± S D Tăng Ma x (1) Mi n (2) (l)-(2) 1 63 9,41 ±0,65 - 10, 7 8,2 2,5 80,95 2 67 11,65 ±0,85 2,24 12, 5 10,0 2,5 85,07 3 67 13,19 + 0,82 1,54 14 11, 6 2,4 85,07 4 68 14,62 + 0,90 1,43 15, 5 13,0 2,5 82,35 5 68 16,07 + 0,95 1,45 17 14, 3 2,7 83,82 6 61 17,75 ± 1,01 1,68 18, 7 16,0 2,7 81,97 Tổng 3 9 4
Tăng trung bình/năm
1,67
83,25
Số liệu trong bảng 3.4 cho thấy, cân nặng của trẻ em nam tăng liên tục theo tuổi. Từ 1 đến 6 tuối, cân nặng của trẻ em nam tăng thêm 8,34 kg, tăng trung bình
Cân nặng (kg)
1,67 kg/năm. Tuy nhiên, cân nặng của trẻ em nam tăng không đều qua các năm. Ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, mức tăng cân nặng của trẻ em nam cao nhất (tăng 2,24 kg/năm). Ở giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi, mức tăng cân nặng của trẻ em nam thấp nhất (tăng 1,43 kg/năm).
Mức độ khác nhau về cân nặng giữa trẻ em nam nặng nhất với trẻ em nam nhẹ nhất trong cùng một độ tuổi không nhiều, thay đổi tù' 2,4 kg lúc 3 tuổi đến 2,7 kg lúc 5 và 6 tuổi. Tỉ lệ trẻ em nam có cân nặng nằm trong khoảng giá trị trung bình ở các lứa tuổi tương đối cao, thấp nhất là 80,95 % lúc 1 tuổi và cao nhất là 85,07 % lúc 2 và 3 tuổi. Điều này cho thấy, trong cùng một độ tuổi, cân nặng của trẻ em nam khác nhau không nhiều.
3.1.2.2. Cân nặng của trẻ em nữ
Ket quả nghiên cứu cân nặng của trẻ em nữ lứa tuổi mầm non từ 1 - 6 tuổi được thế hiện ở bảng 3.5 và hình 3.6.
Bảng 3.5. Cân nặng của trẻ em nữ
Tuổi n Cân nặng (kg) Số trẻ em có cân
nặng trong khoảng X ± S D Tăng Ma x (1) Mi n (2) (l)-(2) 1 6 3 9,22 ± 0,80 - 10,0 7,7 2,3 84,13 2 6 7 1 ] ,27 ± 0,93 2,05 12,2 9,5 2,7 85,07 3 7 0 12,68 + 0,89 1,41 13,5 11,0 2,5 84,29 4 6 0 14,06 ± 0,84 1,38 15,5 12,5 3,0 76,76 5 6 6 15,77 + 0,85 1,71 16,5 14,2 2,3 83,33 6 6 1 17,44 + 0,75 1,67 18,7 16,0 2,7 81,96 Tổng 3 8 7
Tăng trung bình/năm 1,64
82,69
Số liệu trong bảng 3.5 cho thấy, cân nặng của trẻ em nữ lúc 1 tuổi là Hình 3.4. Mức tăng chiều cao của trẻ em theo tuổi và giới tính
9,22 ± 0,80 kg và lúc 6 tuổi là 17,44 ± 0,75 kg. Từ 1 đến 6 tuổi, cân nặng của trẻ em nữ tăng thêm 8,22 kg, tăng trung bình 1,64 kg/năm. Tốc độ tăng cân nặng của trẻ em nữ không đồng đều theo lứa tuối, có lứa tuổi tăng nhanh, có lứa tuổi tăng chậm. Cụ thể là cân nặng của trẻ em nữ tăng nhanh nhất ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi (tăng 2,05 kg/năm) và tăng chậm nhất ở giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi (tăng 1,38 kg/năm).
Mức độ khác nhau về cân nặng giữa trẻ em nữ nặng nhất với trẻ em nữ nhẹ nhất trong cùng một độ tuổi không nhiều, thay đổi từ 2,3 kg lúc 1 và 5 tuổi đến 3 kg lúc 4 tuổi. Tỉ lệ trẻ em nữ có cân nặng nằm trong khoảng giá trị trung bình ở các lứa tuổi tương đối cao, thấp nhất là 76,76 % lúc 4 tuổi và cao nhất là 85,07 % lúc 2 tuổi. Điều này chứng tỏ, trong cùng một độ tuổi, cân nặng của trẻ em nữ khác nhau không nhiều.
Cân nặng (kg) 20 -) 17.44 15.77 16 - 14.06 12.68 11.27 9.22 8 4 - JÇuoi
Hình 3.4. Mức tăng chiều cao của trẻ em theo tuổi và giới tính
12 -
0
Bảng 3.6. Cân nặng của trẻ em theo tuối và giới tính Tuổi Cân nặng (kg) X, - *2 p (1- 2) Nam (1) Nữ (2) n X + SD Tăng n X ± S Đ Tăng 1 6 3 9,41 ±0,65 - 63 9,22 ± 0,80 - 0,19 >0,05 2 6 7 11,65 ±0,85 2,24 67 11,27 + 0,93 2,05 0,38 <0,05 3 6 7 13,19 ± 0,82 1,54 70 12,68 + 0,89 1,41 0,51 <0,05 4 6 8 14,62 + 0,90 1,43 60 14,06 + 0,84 1,38 0,56 < 0,05 5 6 8 16,07 + 0,95 1,45 66 15,77 ± 0,85 1,71 0,30 >0,05 6 6 1 17,75 ± 1,01 1,68 61 17,44 + 0,75 1,67 0,31 >0,05 Tầng trung bình 1,67 ĩ,64
Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, từ 1 đến 6 tuổi, cân nặng của trẻ em tăng dần. Cụ thể là cân nặng của trẻ em nam tăng từ 9,41 ± 0,65 kg lúc 1 tuổi lên 17,75 ± 1,01 kg lúc 6 tuổi, tăng thêm 8,34 kg. Cân nặng của trẻ em nữ tăng từ
9,22 ± 0,80 kg lúc 1 tuổi lên 17,44 ± 0,75 kg lúc 6 tuổi, tăng thêm 8,22 kg. Mỗi năm, cân nặng của trẻ em nam tăng trung bình 1,67 kg/năm. Cân nặng của trẻ em nữ tăng trung bình 1,64 kg/năm, thấp hơn của trẻ em nam 0,03 kg/năm. Điều này cho thấy, từ 1 đến 6 tuổi, tốc độ tăng cân nặng của trẻ em nam và của trẻ em nữ khác nhau không nhiều.
Tốc độ tăng cân nặng của trẻ em diễn ra không đồng đều theo lứa tuổi. Ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, cân nặng của trẻ em tăng nhanh nhất. Trong đó, cân nặng của trẻ em nam tăng 2,24 kg/năm và của trẻ em nữ tăng 2,05 kg/năm. Từ 2 đến 6 tuổi, tốc độ tăng cân nặng của trẻ em ít hơn. Cân nặng của trẻ em nam tăng khoảng 1,43 - 1,68 kg/năm, cân nặng của trẻ em nữ tăng khoảng 1,38 - 1,71 kg/năm.