IV. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC:
3.4 Kết luận Chương III
Với việc sử dụng phần mềm Contest Pro luận văn đã tiến hành tính toán, phân tích trường nhiệt độ và ứng suất nhiệt trong thân đập Hủa Na với 5 kịch bản, về
nhiệt độban đầu của hỗn hợp vữa bê tông và tốc độ thi công. Quá trình tính toán đã đến tương đối đầy đủ các yếu tốđiều kiện biên.
Từ kết quả tính toán và phân tích các điều kiện ưu nhược điểm của các phương
án, tác giảđề nghị lựa chọn PA3: với nhiệt độ hỗn hợp bê tông ban đầu của khoảnh
đổkhông vượt quá 25oC và thời gian giãn cách giữa các khoảnh đổ là 6-9 ngày đảm bảo tiến độ vượt lũ và đưa công trình vào vận hành đúng thời hạn đồng thời vẫn
đảm bảo điều kiện an toàn nứt vì nhiệt.
Từ kết quả tính toán cho thủy điện Hủa Na tác giả kiến nghị áp dụng cho các công
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu tác giả đưa ra một số kết luận sau:
1. Ảnh hưởng nứt, nhất là nứt xuyên do nhiệt trong quá trình thi công bê tông khối lớn diễn ra rất phổ biến gây nguy hiểm cho công trình, gây tốn kém trong xử lý và làm chậm tiến độ thi công. Vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt nhất là nhiệt độ ban đầu hỗn hợp bê tông và thời gian giãn cách giữa các khoảnh đổ, đối với công trình thủy điện đảm bảo an toàn nứt trong suốt quá trình vận hành là cần thiết.
2. Khi tính toán và phân tích trường nhiệt độ và ứng suất nhiệt trong thân đập CVC Hủa Na ứng với nhiệt độban đầu của hỗn hợp bê tông tự nhiên và khống chế thời gian giãn cách giữa các khoảnh đổ từ 6-9 ngày (thi công đập trong 16 tháng) đảm bảo tiến độ vượt lũ, cho thấy đập khôngđảm bảoan toàn về nứt do nhiệt. 3. Khi khống chế nhiệt độ ban đầu hỗn hợp bê tông dưới 25oC đập đảm bảo an toàn về nứt do nhiệt với cùng điều kiện thời gian thi công đập (6-9 ngày giản cách giữa các khoảnh đổ) .
4. Khi giảm thời gian thi công đập xuống 13 tháng (tăng tốc độ lên đập) bằng cách giảm thời gian giãn cách giữa các khoảnh đổ xuống còn 4-7 ngày chỉ có phương án nhiệt độ hỗn hợp bê tông ban đầu Tp=23oC đàm bảo an toàn về nứt do nhiệt.
5. Nghiên cứu đã chỉ ra được với đập CVC Hủa Na chọn phương án khống chế nhiệt độ ban đầu của hỗn hợp bê tông T=25oC và thời gian giãn cách giữa các khoảnh đổtừ 6-9 ngày (thi công đập trong 16 tháng) là hợp lý và kinh tế nhất.
2. Kiến nghị
Trong khoảng thời gian không dài làm luận văn cho phép và trình độ hạn chế của tác giả nên tác giả chưa nghiên cứu tới:
- Tính tỏa nhiệt của ván khuôn và thời gian tháotrong mỗi khoảnh đổ.
- Tốc độ dâng nước của hồ chứa ảnh hưởng tới phân bố trường nhiệt và ứng suất nhiệt trong thân đập.
- Xem xét bài toán tỏa nhiệt 3 chiều giới hạn bởi các khe nhiệt độ.
- Xem xét thêm các yếu tố khác ảnh hưởng đến trường nhiệt độ và ứng suất nhiệt như: thay đổi chiều cao khoảnh đổ (1 hoặc 2m).
- Ảnh hưởng đồng thời của tải trọng nhiệt và các tải trọng ngoài trong quá trình làm việc của đập.
Khi có điều kiện và thời gian, tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện những vấn đề trên ở một ngày không xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Thủy Lợi, Vụ kỹ thuật (1982), Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi, NXB Nông nghiệp.
2. Bộ NNPTNN (2012), Quy chuẩn quốc gia công trình thủy lợi - Các qui định chủ yếu về thiết kế QCVN 04-05, NXB Xây dựng, Hà Nội.
3. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1-Pecc1(2009), Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình thủy điện Hủa Na.
4. Đỗ Văn Lượng (2008), Nghiên cứu sự phát triển nhiệt độ và ứng suất nhiệt để ứng dụng vào công nghệ thi công đập bê tông trọng lực ở Việt Nam.
5. Dương Văn Tiến (2011), Khống chế nhiệt trong bê trông khối lớn – Bài giảng cao học, ĐHTL.
6. Tiêu Chuẩn Quốc Gia Việt Nam (2009), Hỗn hợp bê tông thủy công và bê tông thủy công - Phương pháp thử TCVN 8219 : 2009 , NXB Xây dựng, Hà Nội.
7. Phan Gia Tranh, Nguyên lý khống chế nhiệt ở đập bê tông và những biện pháp cơ bản.
Tiếng Anh
8. Amberg, F. (2003): Thermal analysis of a RCC dam during construction.
9. Stephen B. Tatro, Anthony A. Bombich, and John R. Hess (9/2000), Case Histories of Mass Concrete Thermal Studies.
10. Stephen B. Tatro, Scharader Ernest (1992), Thermal analysis for RCC – Practical Approach.