Bảo quản máy dò cá ngang Furuno FSV-84:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sử dụng máy dò cá ngang (Trang 51)

1. Giới thiệu chung

2.12. Bảo quản máy dò cá ngang Furuno FSV-84:

- Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp và hệ thống dây nối.

- Khi tàu lên đà phải kiểm tra và bảo dưỡng anten .

- Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và che đậy máy cẩn thận.

B. Bài tập thực hành:

Bài tập 1: Thực hành đọc màn hình máy Dò cá ngang Furuno FSV-84

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Dò cá ngang Furuno FSV-84.

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm

- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ

- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.

- Kết quả cần đạt được:

+ Đọc được các loại màn hình của máy Dò cá ngang Furuno FSV-84 + An toàn đối với con người, máy Dò cá ngang Furuno FSV-84 và các phụ kiện

Bài tập 2: Thực hành thao tác dò cá trên máy Dò cá ngang Furuno FSV-84

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Dò cá ngang Furuno FSV-84

- Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm Tắt nguồn Tắt nguồn

- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ

- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.

- Kết quả cần đạt được:

+ Làm được thao tác dò cá trên máy Dò cá ngang Furuno FSV-84.

+ An toàn đối với con người, máy Dò cá ngang Furuno FSV-84 và các phụ kiện

Bài tập 3: Thực hành đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Dò cá ngang Furuno FSV-84

- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 01 máy Dò cá ngang Furuno FSV-84

- Thời gian hoàn thành: 3giờ/1 nhóm

- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ

- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.

- Kết quả cần đạt được:

+ Thao tác được cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Dò cá ngang Furuno FSV-84.

+ An toàn đối với con người, máy Dò cá ngang Furuno FSV-84 và các phụ kiện

C. Ghi nhớ:

Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:

- Các chế độ màn hình của máy Dò cá ngang Furuno FSV-84; - Cách thao tác dò cá trên máy Dò cá ngang Furuno FSV-84;

- Cách đặt và sử dụng được các chế độ báo động trên máy Dò cá ngang Furuno FSV-84.

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất mô đun:

- Vị trí: Mô đun Sử dụng máy Dò cá ngang là mô đun độc lập, mô đun này được thực hiện sau mô đun 03 trong chương trình dạy nghề : « Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá ».

- Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Mô đun này mang tinh tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành.

II. Mục tiêu mô đun:

Học xong mô đun này, người học có khả năng:

- Kiến thức:

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Dò cá ngang; + Trình bày được các chức năng của máy Dò cá ngang.

- Kỹ năng :

+ Kết nối được máy Dò cá ngang với nguồn và phụ kiện ;

+ Sử dụng được máy máy Dò cá ngang trong quá trình hàng hải và khai thác, đánh bắt hải sản ;

+ Xử lý được những sự cố thông thường của máy Dò cá ngang. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định.

III. Nội dung chính của mô đun:\

Mã bài Tên bài Loại

bài dạy Địa điểm

Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 03-01 Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy Dò cá ngang Tích hợp Xưởng thực hành 6 3 1 2 MĐ 03-02 Sử dụng máy Dò cá ngang JMC- CSL-1000-180 Tích hợp Xưởng thực hành 30 4 24 2 MĐ 03-03 Sử dụng máy Dò cá ngang Furuno FSV-84 Tích hợp Xưởng thực hành 24 4 18 2

Kiểm tra hết mô đun 4 4

Cộng 64 12 42 10

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

- Phải có xưởng thực hành và có đầy đủ các máy móc thiết bị phục vụ cho bài tập.

- Cách tổ chức thực hiện: chia học viên thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một máy Dò cá ngang

- Thời gian thực hành: 3giờ/1 nhóm

- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ

- Tiêu chuẩn thực hiện: làm được các yêu cầu của bài tập

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

5.1. Bài 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

-Nêu được các bộ phận và

nguyên lý hoạt động của máy Dò

cá ngang

Lắng nghe và đối chiếu với nội dung đã giảng

5.2. Bài 2:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Đọc được các loại màn hình của máy Dò cá ngang JMC-CSL-1000- 180

- Dò cá được trên máy Dò cá ngang JMC-CSL-1000-180

- Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Dò cá ngang JMC- CSL-1000-180

Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên trên máy Dò cá ngang JMC-CSL-1000-180 để đánh giá mức độ đạt được của học viên.

5.3. Bài 3:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Đọc được các loại màn hình của máy Dò cá ngang Furuno FSV-84 - Dò cá được trên máy Dò cá ngang Furuno FSV-84

- Đặt và sử dụng các chế độ báo động trên máy Dò cá ngang Furuno FSV-84

Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên trên máy Dò cá ngang Furuno FSV-84 để đánh giá mức độ đạt được của học viên.

VI. Tài liệu tham khảo

- Giáo trình điện và vô tuyến điện hàng hải. Trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc, 2001.

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Văn Khoát - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc

2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Thƣ ký: Ông Trần Thế Phiệt - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc

4. Các ủy viên:

- Ông Hồ Đình Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc

- Ông Đỗ Ngọc Thắng, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc

- Ông Nguyễn Quý Thạc, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng - Ông Lê Trung Kiên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Hải Phòng./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Huỳnh Hữu Lịnh - Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản

2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3. Các ủy viên:

- Ông Trần Ngọc Sơn - Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Hàn Nam Bộ - Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh

- Ông Nguyễn Văn Lung - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sử dụng máy dò cá ngang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)