2.1.Về phía Nhà nước và xã hội
Giáo dục sinh viên không phải là nhiệm vụ riêng của Đoàn, mà còn là của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, xã hội; do vậy, các cấp, các ngành, địa phương cần tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:
- Tăng cường công tác quản lý văn hóa, kịp thời ngăn chặn tác động xấu của các sản phẩm không lành mạnh đến thanh niên. Tạo điều kiện, khuyến khích để các cơ quan văn hóa, văn học nghệ thuật, điện ảnh sáng tác và phổ biến nhiều công trình, tác phẩm có giá trị giáo dục tốt cho thanh niên. Đồng thời siết chặt quản lý với những ấn phẩm, trang mạng, game online có nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng không tốt đến thanh niên. Tấn công mạnh mẽ vào các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh hơn cho tuổi trẻ.
- Quan tâm đầu tư thỏa đáng những thiết chế văn hóa để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho thanh thiếu niên.
- Có biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận trong thi cử, đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng trong giáo dục đi đôi với đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; chống bạo lực học đường, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; tăng cường đầu tư, đổi mới nội dung giáo dục thể chất, kỹ năng xã hội, các hoạt động vui chơi giảitríchosinhviên.
Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đoàn, đòi hỏi các cấp bộ Đoàn phải có nhiều sự đầu tư, sáng tạo trong cách làm, kiên trì, bền bỉ, để đạt được hiệu quả trong thực hiện, góp phần “xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản
lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp…” như Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đã đề ra.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu ra các giải pháp để xây dựng
nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện hội nhập văn hóa như sau: