Sự giác ngộ dân tộc và giác ngộ giai cấp a.Nhận thức:

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo, quá trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh từ giác ngộ dân tộc đến thực tiễn (Trang 27)

a.Nhận thức:

• Vào những năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam rất sôi nổi, nhưng lại lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về

đường lối chính trị. Trong hoàn cảnh ấy, năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Việc Người ra nước ngoài xuất phát từ ý thức dân tộc, từ hoài bão cứu nước. Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh thấm nhuần những giá trị dân tộc và nhân bản của đạo lý Việt Nam, gắn nước với dân và lấy đó làm mục tiêu hàng đầu, làm chuẩn mực cao nhất mọi giá trị tinh thần. Chủ nghĩa yêu nước ở Người vừa kế thừa tinh hoa của chủ nghĩa yêu nước truyền thống, vừa bao hàm một tinh thần đổi mới phù hợp với yêu cầu giải phóng dân tộc và xu thế của thời đại. Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người mang ý nghĩa đó.

• Với lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh kiên trì chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Người chú ý xem xét tình hình các nước, suy nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe, hăng hái học tập và tham gia các cuộc diễn thuyết của nhiều nhà chính trị và triết học. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Vécxây, đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam.

 Giác ngộ dân tộc: Giác ngộ dân tộc ở Hồ Chí Minh xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết. Thương dân, đồng cảm với dân là nét đắc sắc trong chủ nghĩa yêu nước ở Người. Khi đề cập sự hình thành của Đảng cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố chủ nghĩa Mác Lênin và phong trào công nhân, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Điều này chính là được phát triển từ tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của Người.

Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều

thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Sau gần 10 năm đi tìm đường cứu nước,để rồi Người tìm ra ánh sáng cho con đường giải phóng dân tộc, chính là khi Người giác ngộ được về chủ nghĩa cộng sản, về giai cấp công nhân.

“Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: ''Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!''.

Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.127.)

• Trên cơ sở tiếp thu và phát triển chủ nghĩa Mác lênin, người nhận thức rõ vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong sắp xếp lực lượng cách mạng. Số lượng giai cấp công nhân Việt Nam tuy ít, nhưng theo Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng không phải do số lượng của lực lượng đó quyết định. Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỉ luật. Lại vì là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩ tư bản và đế quốc, để gây dựng 1 xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác.

• Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, sở dĩ công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam còn là vì: Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mác- Lênin. Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin …Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu Cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiêu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến.

 Giác ngộ giai cấp ở Người chính là giác ngộ về giai cấp lãnh đạo Đảng cộng sản, giai cấp đảm nhận sứ mệnh lịch sử. Khác với những nhà yêu nước trước đó xác định giai cấp lãnh đạo là trí thức (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), tiểu tư sản (Nguyễn Thái Học),...nhưng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin Người đã khẳng định rõ vai trò, vị trí lãnh đạo của giai cấp công nhân trong sắp xếp lực lượng cách mạng. Nếu chỉ dừng lại ở giác ngộ dân tộc hay chỉ có phong trào yêu nước mà ko có chủ nghĩa Mác lênin và phong trào công nhân thì chưa thể dẫn tới sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam sau này

b.Vận dụng:

• Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin về nước. Việc truyền bá của Người diễn ra liên tục từ năm 1921 đến năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu sự chiến thắng bước đầu của tư tưởng cộng sản chủ nghĩa trong lịch sử tư tưởng nước ta. Người kết luận:

''Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương... Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một các ghê gớm, khi thời cơ đến…

Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi''

• Người chủ động liên lạc với các dân tộc thuộc địa bị áp bức cũng như các Đảng cộng sản Nga và quốc tế Cộng sản để tạo sự đoàn kết vô sản các dân tộc trên thế giới.

 Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước trên thế giới, các nước tư bản cũng như thuộc địa. Người đã chứng kiến cảnh cùng cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của bọn tư sản. Thực tế sinh động đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: Nơi đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác. Người đi tới kết luận:

"Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tính hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản"

(Bài Đoàn kết giai cấp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le Paria số 25 tháng 5-1924)

Kết luận này cho thấy nhận thức của Hồ Chí Minh về ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đã từ tầm nhìn quốc gia tới tầm nhìn quốc tế. Kết luận trên cũng là sự khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới, luôn gắn liền lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.

 Tháng 6-1919, khi gửi tới Hội nghị "Hòa bình" Vécxây "Bản yêu sách của nhân dân An Nam”, lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài quốc tế, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng sát cánh cùng các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho sự bình đẳng, hợp tác quốc tế. Mười năm vận động, trải nghiệm ở nhiều nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định,

cuộc đấu tranh của Việt Nam, cũng như cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức là bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Từ lời phát biểu đầu tiên tại Đại hội Tua (12-1920) trở đi, Người luôn khẳng định cuộc cách mạng của các dân tộc bị áp bức đều có quan hệ với nhau. Nói về sự liên minh đoàn kết đấu tranh của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, khi đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì chỉ bằng cách đoàn kết chặt chẽ để chống kẻ thù chung. Cũng là một người dân thuộc địa, Người thấy được khả năng, sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh của họ.

Người thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội), một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là kết quả của sự hội tụ hai luồng tư tưởng lớn: tư tưởng giải phóng đất nước khỏi ách đế quốc thực dân và tư tưởng cần phải ''có một Đảng mácxít kiểu mới để lãnh đạo phong trào đó''. Ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã xuất phát từ thực trạng của đất nước, nơi mà hơn 90% dân số là nông dân, tuyệt đại bộ phận còn mù chữ, ít học, không một ai biết chủ nghĩa cộng sản là gì, đã vận dụng một cách sáng tạo về lý luận xây dựng Đảng Cộng sản vào hoàn cảnh đó bằng việc thành lập một tổ chức tiền thân để qua đó đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và khi chủ nghĩa Mác - Lênin được kết hợp với phong trào công nhân thì mới xây dựng Đảng Cộng sản.

“Sự nghiệp cách mạng lớn lắm. Những người cách mạng phải đoàn kết với nhau để thực hiện sự nghiệp đó. Người mình đã làm việc cách mạng nhiều năm rồi mà chưa thành công trước hết bởi vì thiếu đoàn kết với nhau''

(Báo Thanh niên, số 1, ra ngày 21-6- 1925)

Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh cho cách mạng. Muốn đoàn kết thì

''Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam''

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđđ, t.2, tr.267-268)

Khác với người cộng sản phương Tây, Hồ Chí Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp.

• Trong tác phẩm đường kách mệnh của mình, Người chỉ rõ “ Ai là những người cách mệnh ?

Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết. Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức cho nên nó cách mệnh. Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh.

1. Là vì công nông bị áp bức nặng hơn,

2. Là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết, B. Là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc. Vì những cớ ấy, nên công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi.”

Kết luận trên đây của Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các phong trào yêu nước trước đó.

Đưa cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo,lấy hệ tư tưởng của Mác- Lenin làm nền tảng.

 Đây chính là sự phát triển đi lên từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp trong tư tưởng của Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN:

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các sự kiện cũng như lý luận từ tư tưởng của Hồ Chí Minh lại một lần nữa chúng ta khẳng định được sự nhận thức và vận dụng quy luật về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là một sự sáng tạo, thể hiện quá trình phát triển của tư tưởng hồ chí minh từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp trên nền tảng của Chủ nghĩa Mác – Lênin.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng ta đã ngày càng cụ thể hoá và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện, mà thực chất là nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong công cuộc xây đựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Văn kiện của Đảng ta tại Đại hội lần thứ IX đã xác định rõ:

“Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây đựng và bảo vệ Tổ quốc được sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

Nhìn lại lịch sử dân tộc ta trong thế kỷ XX, một thế kỷ vận động và phát triển mau lẹ và phức tạp của tình hình quốc tế, chúng ta càng thấy sự đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp.

Vấn đề đó đã được kiểm nghiệm bằng thực tế, cả trong chiến tranh ác liệt lẫn trong những khó khăn của hoà bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đang thể hiện giá trị trường tồn nhất là trong bối cảnh các dân tộc đang đứng trước những thách thức cực kì nguy hiểm khi các thế lực hiếu chiến dựa vào tiềm lực quân sự hiện đại tiến hành chiến tranh xâm lược những nước có chủ quyền, bất chấp luật pháp. Điều đó càng cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, học tập, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp trong tình hình mới, làm cơ sở vững chắc cho việc vận dụng, hoạch định, tổ chức và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, để đưa dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, vững bước trong quá trình xây dựng một đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

MỤC LỤC

1.1. Lời cảm ơn ...1 1.2. Nội dung

1.2.1.1.Đối tượng nghiên cứu ...2 1.2.1.2.Phương pháp nghiên cứu...

2

1.2.1.3.Trình bày nội dung

1.2.1.3.1.1.Luận điểm 1...2 1.2.1.3.1.2.Luận điểm 2...5

1.2.1.3.1.3.Luận điểm 3 ... 21 1.2.1.3.1.4.Luận điểm 4 ... 27 1.3. Kết luận ... 33 Nhóm I :

1. Bùi Văn Chiến – Nhóm trưởng

2. Nguyễn Thành Công

3. Bùi Mỹ Hạnh

4. Ngô Thị Thu Hằng

6. Đỗ Thị Thanh Hòa

7. Nguyễn Thị Hội

8. Nguyễn Thị Thanh Huyền

9. Vũ Tuấn Khanh

10. Nguyễn Huy Việt Lâm

11. Đào Hương Liên

12. Nguyễn Nghĩa Long

13. Nguyễn Như Long

14. Hoàng Trung Minh

15. Đặng Duy Nghĩa

16. Nguyễn Đăng Tâm

17. Nguyễn Sỹ Thà

18. Nguyễn Cẩm Tú

19. Nguyễn Thị Phương Thảo

Tư liệu tham khảo:

Hồ Chí Minh toàn tập, t.1, t.2

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo, quá trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh từ giác ngộ dân tộc đến thực tiễn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w