THÀNH TỰU VÀ HAN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên (Trang 33)

a,Thành tựu

Với những quy hoạch và thực hiện của Tỉnh Thái Nguyên từ đầu năm 2009 đến nay, Tỉnh đã thu được nhiều thành quả đáng ngạc nhiên:

Doanh thu ngân sách Tỉnh tăng nhanh trong các năm. Trong 9 tháng đầu năm thu ngân sách của Tỉnh đạt 2962 tỷ trong đó doanh thu toàn xã hội về du lịch

đạt 768 tỷ đồng chiếm 25% daonh thu cảu Tỉnh.

Lượng khách du lịch tới thăm quan tăng nhanh. Riêng 9 tháng đầu năm 2011, tổng số lượt khách đến Thái Nguyên đạt 1.149.100 lượt, đạt 109% so với cùng kỳ, khách lưu trú đạt 481.800 lượt, công suất sử dụng phòng của các khách sạn nhà nghỉ 67%.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm. Với việc đẩy mạnh các dự án xây dựng, chú tâm vào công tác phát triển du lịch, trong những năm qua Tỉnh đã tạo được công ăn việc làm cho người dân, nhất là ở những nơi trước đây là trung tâm khánh chiến : Định Hóa, Tuyên Quang…mức sống của người dân đã nâng cao, thêm vào đó người dân còn có thể tăng thêm thu nhập nhờ vào việc mở các dịch vụ du lịch.

Hạ tầng cơ sở được nâng cao. Với việc tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ sở để phục vụ cho việc quảng bá du lịch, cùng với nhiều dự án nâng cấp sửa chữa làm mới Tỉnh đã đạt được một số thành tựu lớn. Điển hình là sự kiện Thành Phố Thái Nguyên lên đô thi loại 1 đã chứng tỏ Thái Nguyên là Thành phố đẹp, văn minh.

Cơ cấu ngành thay đổi với tỷ trọng nông nghiệp giảm thêm vào đó là tỷ trọng các ngành công nghiệp, du lịch dịch vụ tăng nhanh.

Tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 11,86%, mức tăng trưởng của ngành tương đối ổn định, riêng năm 2009 có mức đạt thấp nhất là 10,06%.

b.Những bất cập trong việc phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên.

Tuy đã có kế hoạch phát triển 2009-2015 nhưng trong công tác thực hiện còn vấp phải một số vấn đề :

Khó khắn trong công tác chỉ đạo thực hiện đầu tư. Hiện Tỉnh vẫn chưa có chính sách cụ thể trong việc thực hiện các kế hoạc đã đề ra, các dự án đã được triển khai xây dựng thì luôn chậm trễ trong tiến độ thi công. Dự án Hang Phượng Hoàng-Suối Mỏ Gà đã được cấp phép xây dựng từ cuối năm 2004, tuy nhiên dự án mãi đến đầu năm 2007 mới bắt đầu đi vào giải phóng mặt bằng xây dựng. Ngyên nhân chủ yếu ở đây là do Tỉnh quá chậm trễ trong việc chỉ đạo thi công. Hệ thống luật của ngành du lịch chưa hoàn thiện. Với văn bản pháp luật hiên nay về ngành dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu cho sự phát triển của Tỉnh, và với thực trang cho thấy Thái Nguyên vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư một phần chính cũng là do hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thện.

Giải ngân cho các dự án. Tình hình giải ngân còn quá chậm trễ đặc biệt với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều dự án còn bị ngừng trệ hoạt động do thiếu vốn đầu tư nên. Thực tế, ngay trong 6 tháng vừa qua Tỉnh mới chỉ giải vốn đạt 50% so với kế hoạch, hay như dự án Quốc Lộ 3-một dự án xây dựng quan trọng-cũng vấp phải nhiều khó khăn do tình trạng cấp vốn.

Nguồn nhân lực. Hiện Tỉnh chưa có được đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp để có thể hướng dẫn một đoàn khách quốc tế, điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc quảng bá hình ảnh của Thái Nguyên ra ra nước ngoài.

Dịch vụ phục vụ du lịch. Chưa xây dựng được nhà hàng cao cấp chuyên chế biến các đặc sản của vùng đất, các khu vui chơi, giải trí đã được quy hoạch lại chưa được xây dựng, các khách sạn ba sao còn quá ít.

Vốn: Tỉnh chưa có được những chính sách đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư (đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân) do đó tình trạng thiếu vốn hoạt động luôn xảy ra, trong khi đó vốn ngân sách của Tỉnh lại luôn thiếu hụt. Mặt khác do sự quản lý không tốt của các cơ quan quản lý trong việc sử dụng vốn đã dẫn đến tình trạng thất thoát vốn đầu tư.

Tình trạng ô nhiễm môi trường về bụi khí của các nhà máy: nhà máy qang thép, nhà máy xi măng đang làm mất đi hình ảnh du lịch Thái Nguyên. Thêm vào đó là tình trạng lấn chiếm đất trái phép của người dân gần những khu du lịch: khu du lịch Hồ Núi Cốc đang bị người dân lấn chiếm đất xây nhà gây mất đi cảnh quan đẹp của vùng.

2.5.Mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch của Tỉnh trong thời gian tiếp theo.

Trong những năm tới, Thái Nguyên chủ trương phát triển ngành du lịch, đưa ngành du lịch trở thành một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Với chủ trương đó, Tỉnh đã cho lập kế hoạch và đưa ra các mục tiêu cần thực hiện trong năm 2011-2015:

• Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao thương hiệu, quảng bá hình ảnh địa

phương để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ phục vụ cho du lịch.

• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống đào tạo của tỉnh.

• Phát triển mạnh mẽ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng các khu các khu du lịch sinh thái.

• Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch, dự kiến tới năm 2015 ngành du lịch-dịch vụ chiếm 38.5% trong cơ cấu ngành.

• Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và sửa chữa các khu du lịch, đầu tư mạnh vào khu du lịch Hồ Núi Cốc, đưa khu du lịch Hồ Núi Cốc trở thành một khu du lịch trọng điểm quốc giá.

• Quảng bá giới thiêu hình ảnh du lịch Thái Nguyên để thu hút khách du lịch, Dự kiến năm 2015 sẽ thu hút 1 triệu lượt khách du lịch.

Với những mục tiêu phát triển trên Tỉnh tiếp tục đề ra đường lối thực hiện để đạt được kết quả dự kiến tốt nhất:

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP

3.1.Xây dựng một kế hoạch phát triển du lịch bền vững.

Cần có công tác quản lý hiệu quả và bền vững.

Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn.

Xây dựng các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế. Cấn đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh.

Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa phương; Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được; Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương; Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt.

Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa.

Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách.

Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được pháp luật cho phép.

Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương.

3.2.Hoàn thiện hệ thống luât pháp ngành du lịch.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch; tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh Du lịch, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng Luật Du lịch, tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước.

3.3.Đầu tư nguồn lực cần thiết để phát triển ngành du lịch.

Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương; kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hoá phát triển du lịch.

Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiện chủ trương cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán... doanh nghiệp nhà nước.

Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền như: hội chợ, hội thảo, triển lãm... và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác để xúc tiến du lịch phù hợp với định hướng phát triển thị trường du lịch ở trong và ngoài nước. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả.

Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam.

Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên du lịch, đặc biệt ở những khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch sinh thái; khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức và cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.

Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch; nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Giữ gìn, bảo vệ và tu sửa các di tích lịch sử văn hóa truyền thống.

biện pháp tích cực trong công tác này. Ngoài ra, tỉnh cũng cần có những kế hoạch để tu bổ và sửa chữa cho các khu di tích, danh lam thắng cảnh, góp phần tạo lên sự hấp dẫn cho du khách.

KẾT LUẬN

Thái Ngyên, một địa điểm phát triển du lịch đầy tiềm năng với những danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử hay những đền thờ nổi tiếng. Và với chính sách, đường lối đúng đắn của mình Thái Nguyên đã và đang trở thành một khu du lịch thu hút nhiều khách du lịch. Đây cũng thực sự là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư đầu tư vào hoạt động du lịch Thái nguyên. Tuy nhiên trong công tác phát triển du lịch, Tỉnh cần có những quán triệt để phát triển du lịch một cách bền vững và lâu dài để đưa ngành du lịch trở thành một ngành thế mạnh trong ngành kinh tế của Tỉnh, góp phần đưa Tỉnh trở thành một Tỉnh phát triển mạnh về kinh tế-dịch vụ.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên (Trang 33)