Chính sách tài khóa, lạm phát và tổng cầu Việt Nam năm 2010, 2011
Năm 2010
Năm 2010 là giai đoạn mà nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng và người ta tin tưởng rằng tăng trưởng kinh tế sẽ đến trước nhờ những biện pháp can thiệp của chính phủ, tâm lý của người dân rằng kết quả của các đợt kích cầu sẽ là một đợt tăng giá trong dài hạn, do vậy đã xuất hiện tâm lý lo ngại lạm phát.
Trên thế giới, sau cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu thì giá vàng thế giới tăng mạnh và tăng liên tục do giới đầu tư đổ xô vào thị trường này để tìm kiếm sự bảo đảm giá trị tài sản trước nỗi lo mất giá của tiền giấy. Ở trong nước, các dòng tiền đổ xô vào thị trường vàng vật chất rồi đến thị trường ngoại tệ và sau đó là thị trường bất động sản. Hành vi đổ tiền vào các thị trường này tại Việt Nam không đơn thuần là dự trữ tài sản mà ý đồ lớn hơn là đầu cơ đón đầu. Việc đầu cơ trên các thị trường đó trong năm 2010 đã làm xuất hiện mặt bằng giá mới. Các mức giá này tác động vào giá các hàng hóa khác làm xuất hiện trào lưu tăng giá trong năm.
Chi tiêu của chính phủ:
Xét về chi thường xuyên, trong năm 2010, chính phủ phải đối mặt với hàng loạt các khoản chi quan trọng và cấp bách như chi khắc phục hậu quả thiên tai, chi phòng chống dịch bệnh, chi tăng lương tối thiểu, chi đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội,… Các khoản chi lớn như vậy gây ra áp lực đối với tổng cầu.
Xét về chi cho đầu tư phát triển, trong một năm thiên tai xảy ra liên tục thì việc chi để nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi là rất cấp bách. Bên cạnh đó là các khoản chi quan trong cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế ngành, vung, chi phát triển giáo dục, y tế, .., đặc biệt là chi dư trữ để đảm bảo an ninh quốc gia về lương thực và các mặt hàng dự trữ khác.
Vấn đề gặp phải ở đây là hiệu quả của các khoản chi và nguồn chi. Nếu như các dự án hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào sử dụng hiệu quả, không dàn trải, lãng phí và nguồn chi xuất phát từ nguồn vay dân chúng thì tổng cầu sẽ tăng một cách lành mạnh và ngân sách nhà nước sẽ không phải bận tâm với áp lực bội chi. Tuy nhiên, thực tế trong hoạt động chi ngân sách là đầu tư công còn nhiều dự án chậm tiến độ thực hiện, vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, sử dụng vốn còn lãng phí, và đây là những vấn đề đáng lo ngại, khó có thể giải quyết dứt điểm.
Về nguồn chi, trong năm 2010, bội chi ngân sách nhà nước khoảng 6% GDP, nguồn để bu đắp bội chi gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Số tiền vay nước ngoài trong năm là 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế, còn lại chủ yếu được bu đắp bằng nguồn vốn vay trong nước. Tuy nhiên, trong điều kiện lãi suất thị trường cao và tâm lý lo ngại rủi ro lạm phát thì việc huy động vốn bằng trái phiếu và tín phiếu khó thực hiện. Nguồn vay từ công 30
chúng không bu đắp chi tiêu công thì việc tăng chi tiêu chính phủ sẽ tạo áp lực lớn cho tổng cầu.
Khi đó, nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp vào các thị trường nóng nhằm loại bỏ yếu tố đầu cơ, giải quyết vấn đề tâm lý, tạo lòng tin cho công chúng khi đầu tư vào các thị trường khác. Nhưng vì các biện pháp chính phủ đưa ra là quá muộn trong khi chi tiêu của chính phủ vẫn đều đặn tăng nên hậu quả đến sớm. Cung tiền tăng mạnh ở mức 25%, tiền đồng bị mất giá, tỷ lệ lạm phát của năm lên đến mốc hai con số 11,75%, kinh tế bất ổn, tình trạng đô la hóa nền kinh tế gia tăng, bội chi GDP 6%.
Năm 2011
Đầu năm 2011, trong xu thế tăng giá của những tháng giáp tết, hàng loạt các mặt hàng tăng giá như điện, than, xăng dầu, sắt thép, thông tin tăng lương tối thiểu lên 830.000 đồng/tháng. Đặc biệt, ngày 11/02/2011, khi ngân hàng nhà nước thông báo phá giá VND thêm 9.3% so với USD thì ngay lập tức tỷ giá đã được cộng vào giá của hàng loạt mặt hàng khác làm xuất hiện mặt bằng giá mới trên thị trường. Tính đến cuối tháng 3, lạm phát đã tăng đến mức 6,1% so với cuối năm 2010, tổng cầu tăng mạnh.
Trước tình hình đó, chính phủ đã đưa ra những giải pháp vĩ mô để ổn định kinh tế. Trước hết là hạn chế kinh doanh vàng miếng và nghiêm cầm thị trường ngoại tệ tự do hoạt động, đây là những giải pháp mang tính hành chính nhưng lại có ý nghĩa cao trong việc hạn chế đầu cơ, làm giảm nhiệt trên các thị trường này. Tiếp đến, ngày 24/02/2011, chính phủ ra nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Ngày 08/03/2011, Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định 379 điều chỉnh tăng lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn lên mức 12%/năm, hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20%. Chính phủ kiểm soát chặt chẽ chính sách tài khóa, cắt giảm đầu tư công, xử lý nghiêm khắc các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ không triển khai đúng tiến độ, dàn trải, lãng phí.
Nhìn chung, các giải pháp trên tập trung vào việc điều chỉnh giảm tổng cầu thông qua việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt kết hợp với chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Kết quả đạt được, đến cuối năm 2011, tình trạng bội chi ngân sách đã giảm từ mức 5,6% GDP xuống còn 4,9 % GDP, nhập siêu giảm từ 17,3% xuống còn 9,9%. Và đến quý I/2012, lạm phát đã được kiềm chế, chỉ tăng 2,55% so với cuối năm 2011. Tính đến tháng 3/2012, nền kinh tế đã giữ 10 tháng liên tục kéo giảm tốc độ tăng lạm phát. Du chưa hạ
được mức lạm phát xuống thấp đến mức mong đợi, song du sao đó cũng là một dấu hiệu rất tích cực, một thành tích rất đáng khích lệ trong điều hành kinh tế ở Việt Nam.
Bài viết đã giới thiệu một cách tổng quát về mô hình tổng cầu – tổng cung. Đây là mô hình tổng quát về các biến động kinh tế, tạo ra cơ sở cho sự phân tích biến động kinh tế và tìm hiểu xem tác động của các chính sách thay đổi như thế nào trong những khoản thời gian khác nhau.
Đồng thời, bài viết cũng đã chỉ ra mức độ phu hợp của mô hình IS – LM đối với mô hình tổng cầu – tổng cung, phân tích được mối liên hệ giữa mô hình IS – LM và lý thuyết tổng cầu. Từ đó, phân tích được những thay đổi trong chính sách tiền tệ, tài chính và các cú sốc ngoại sinh tác động đến thị trường hàng hóa và tiền tệ làm dịch chuyển đường tổng cầu như thế nào. Bây giờ, chúng ta đã đủ công cụ để phân tích chính sách tiền tệ và chính sách tài chính trong dài hạn và ngắn hạn.