Nguyên nhân của những ưu và nhược điểm trong công tác định giá tại VPBank

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ BĐS THẾ CHẤP TẠI VPBANK (Trang 26 - 28)

tại VPBank

4.1. Nguyên nhân của những ưu điểm

1.1.2. Nguyên nhân chủ quan

- Do sự nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo ngân hàng về vai trò định giá tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nên đã ban hành những quy chế, trình tự thủ tục, chức năng nhiệm vụ của công tác thẩm định tài sản bảo đảm tại Ngân hàng một cách cụ thể, tỉ mỉ.

- Do ngân hàng có một đội ngũ cán bộ thực hiện thẩm định trẻ nhiệt tình và năng động. Dễ thích ứng với công việc

4.1.2. Nguyên nhân khách quan

- Nhà nước ban hành khung giá đất và đơn giá mét vuông xây dựng điều đó là cơ sở để ngân hàng dựa vào để thực hiện công việc thẩm định giá của mình, Đó là giá trị của mảnh đất trống không khi nào có giá trị lại thấp hơn hoặc bằng khung giá đất.

- Có những đường lối chính sách về quản lý đất đai rõ ràng hơn.

- Từng bước hoàn thiện chính sách Nghị định định giá tài sản bảo đảm tiền vay trong từng giai đoạn.

4.2. Nguyên nhân của những nhược điểm

4.2.1. Nguyên nhân chủ quan

- Chưa có một đội ngũ cán bộ thực sự chuyên sâu về lĩnh vực thẩm định này, chủ yếu các cán bộ thẩm định là do chuyển các cán bộ chuyển sang.

- Nếu thực hiện chi tiết như những gì mà lý luận đưa ra thì kinh phí cho hoạt động thẩm định giá là rất lớn, ví dụ như mỗi BĐS mục tiêu phải đi tìm tối thiểu từ 3 đến 6 BĐS chứng cớ là việc không thể thực hiện được. Vì hoạt động ngân hàng đâu chỉ cấp kinh phí cho lĩnh vực tín dụng mà còn phải nhiều lĩnh vực khác. Khiến cho giá trị định giá BĐS mang yếu tố chủ quan nhiều.

- Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu thu thập một cách nhanh nhất những thông tin định giá BĐS đã được thực hiện; gây cho khó khăn trong công tác tìm kiếm BĐS tương tự, mà có khi ngay trong ngân hàng đã được thực hiện định giá.

- Chưa có những quy định cụ thể về điều kiện áp dụng các phương pháp định giá; từ đó dẫn đến tình trạng BĐS nào là công trình xây dựng trên đất cũng chỉ được áp dụng theo một phương pháp nhất định.

- Phòng thẩm định chỉ là một khâu nhỏ trong hoạt động tín dụng.

- Do nhiều nhân viên trong ngân hàng chưa nhận thức được vai trò của phòng thẩm định trong hoạt động cạnh tranh.

- Nhà nước chưa thực sự có chủ trương chính sách đào tạo những cán bộ định giá cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

- Nhà nước chưa có hệ thống hoá cho thị trường BĐS, việc quản lý thị trường BĐS còn nhiều bất cập. Do đó việc dựa vào thông số thị trường cho các cán bộ thẩm định là còn nhiều hạn chế.

- Phân cấp quản lý về hoạt động định giá trên thị trường và quản lý về hoạt động về thị trường BĐS còn chồng chéo lên nhau. Ví dụ như việc quản lý giá BĐS là thuộc thẩm quyền của Bộ Tài Chính, nhưng việc cấp giấy phép hoạt động xây dựng là thuộc thẩm quyền của Bộ Xây Dựng, còn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất là thuộc thẩm quyền của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

- Chưa có nhiều tài liệu tham khảo về lĩnh vực định giá tài sản đảm bảo. - Người dân trong xã hội chưa thực sự biết và hiểu về ngành thẩm định giá.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ BĐS THẾ CHẤP TẠI VPBANK (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w