Thiết bị chuẩn cần thiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng trường chuẩn liều neutron sử dụng nguồn 252cf (Trang 40)

Trường neutron dùng cho mục đích chuẩn phải được đo đạc với các thiết bị chuẩn thích hợp. Các thiết bị chuẩn phải có độ ổn định lâu dài, độ nhạy thích hợp, biết rõ đáp ứng năng lượng trong dải phân bố của phổ neutron cần đo đạc. Các thiết bị chuẩn cấp một thường dùng là ống đếm dài De Pangher và buồng ion hóa tương đương mô. Ống đếm dài cho phép đo chính xác thông lượng qua toàn dải năng lượng từ nhiệt đến 7MeV, trong khi đó buồng ion hóa tương đương mô có thể đo chính xác Kerma trong mô.

Cho mục đích an toàn bức xạ, có thể dùng các thiết bị ổn định được thiết kế cho mục đích đo tương đương liều để thực hiện đo đạc. Các thiết bị này thường có chất làm chậm phía ngoài bao bọc các loại đầu đo bên trong, ví dụ như: ống đếm hình trụ Andersson Braun, ống đếm làm chậm bởi hình cầu 12 inch của Bonner. Ống đếm tỷ lệ tương đương mô cũng được thiết kế để đo tương đương liều thông qua đo liều hấp thụ và đo phân bố năng lượng tuyến tính và có thể được dùng như một thiết bị chuẩn. Một số thiết bị thường được dùng như thiết bị chuẩn trong chuẩn liều neutron được đưa ra trong Bảng 2.4.

35

Bảng 2.4: Một số thiết bị chuẩn dùng trong chuẩn liều neutron

Thiết bị chuẩn Đại lượng đo Dải năng lượng Đầu đo neutron hoặc phản ứng

Buồng ion hóa tương đương mô

Kerma trong mô

của n và photon tất cả H+n, C+n O+n, N+n Ống đếm Geiger-Müller Liều photon, kém nhạy với neutron Máy đo suất tương

đương liều hình trụ Tương đương liều tất cả

( ,a) -ống đếm tỷ lệ-

Ống đếm tỷ lệ Trọng số thông

lượng nhiệt đến nhanh ( ,a)g

Ống đến dài Thông lượng nhiệt đến 7 MeV ( ,a)

-ống đếm tỷ lệ- Đầu đo kích hoạt

(Au, Fe, S)

Thông lượng

neutron nhiệt nhiệt ( ,a)

Trên thực tế có nhiều máy đo liều neutron khá nhạy với photon, do đó cần phải có một thiết bị đo photon (không nhạy với neutron) được sử dụng để tách phần đóng góp của neutron và photon ra khỏi nhau. Có hai loại đầu đo thông dụng nhất cho việc này đó là: 1) ống đếm Geiger-Müller bù trừ năng lượng và 2) liều kế nhiệt phát quang không nhạy với neutron (ví dụ: TLD 700 làm giàu với ). Đối với ống đếm Geiger-Müller thì phải cẩn thận khi sử dụng, tránh các vật liệu làm ống đếm bị kích hoạt bởi neutron và có thể làm tăng phông phóng xạ photon của thiết bị. Tuy nhiên, cho mục đích chuẩn ở mức an toàn thì vấn đề này không đáng quan ngại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng trường chuẩn liều neutron sử dụng nguồn 252cf (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)