Họ và tên:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để nâng cao hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-2013 (Trang 56)

1 Phạm Đình Tứ Giám đốc Ths. QLĐĐ

2 Trần Đức Mạnh Phó Giám đốc kiêm Trưởng phòng HC-TH

K. sư Công nghệ thông tin

3 Phạm Công Hùng T.Phòng Đăng ký, chỉnh lý

BĐĐĐ K. sư QLĐĐ

4 Trần Thị Bình Viên chức Ths QLĐĐ

5 Vũ Sỹ Tráng Viên chức K. sư Trắc địa

6 Mai Thị Tươi Viên chức K. sư Nông học

7 Nguyễn Thị Triệu Viên chức K. sư Nông học

8 Phạm Mạnh Tuấn Viên chức K. sư Trắc địa

9 Bùi Ngọc Ánh Viên chức K. sư QL ĐĐ

10 Đinh Thị Phương Viên chức K. sư QLĐĐ

11 Phạm Thị Minh Huệ Viên chức Cử nhân Môi trường

12 Hà Trung Kiên Viên chức Cử nhân Luật

13 Chu Minh Hoà Viên chức Cử nhân C.Đ - Ngành Sư

phạm KT tin học 14 Pham Thị Thuỳ Dung Kế toán viên Cử nhân Tài chính ngân

hàng 15 Nguyễn Thị Bích Hạnh Viên chức Trung cấp QLRĐ

16 Nguyễn Ngọc Bích Viên chức Trung cấp QLRĐ

17 Lê Thị Xuân Viên chức Trung cấp QLRĐ

18 Lê Xuân Hùng Viên chức Trung cấp L.nghiệp

19 Cao Tuấn Minh Lưu trữ viên trung cấp Trung cấp Văn thư Lưu trữ

Cơ chế tài chính hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Văn phòng ký quyền sử dụng đất là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bản hướng dẫn các Nghị định này, trong đó, kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp gồm: kinh phí thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu; đăng ký thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất; cấp đổi sổ đỏ; đo đạc, lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; duy trì, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở dữ liệu đất đai… Nguồn thu sự nghiệp gồm: thu phí lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước, thu từ dịch vụ phù hợp với chuyên môn.

3.3.2 Đánh giá kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang

3.3.2.1 Đánh giá về thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Nguyên tắc cơ bản trong cải cách thủ tục hành chính là phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Qua điều tra và tiếp xúc với người sử dụng đất đến giao dịch tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về thủ tục hành chính, các ý kiến cho rằng thủ tục tiếp nhận hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng và thuận lợi. Điều đó cho thấy việc thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đang hướng tới mục đích giản đơn, công khai, minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian giải quyết các thủ tục khi đến giao dịch tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là quy định quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính. Việc thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch về đất đai theo quy trình đã được Luật Đất đai 2003 quy định tạo thuận lợi cho người sử dụng đất. Từ thực tiễn tại địa phương cho thấy trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất đã và đang có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến về thời gian giải quyết hồ sơ về đất đai còn chậm, một số đơn vị còn sai sót hồ sơ phải làm lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.4: Đánh giá việc thực hiện thủ tục xin cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

tỉnh Tuyên Quang STT Nhóm đối tƣợng đƣợc điều tra Tổng số phiếu điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả điều tra về thực hiện thủ tục xin cấp GCN QSDĐ

Thuận lợi Bình thường vướng mắc Khó khăn,

1 Các đơn vị, tổ chức 32 21 8 3

2 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 10 6 3 1

Cộng: 42 27 11 4

Tỷ lệ (%) 100 64,3 26,2 9,5

(Nguồn: Kết quả điều tra theo phiếu, 2014)

Bảng 3.5: Đánh giá việc giải quyết hồ sơ về đất đai tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang

STT Nhóm đối tƣợng đƣợc điều tra Tổng số phiếu điều tra

Kết quả điều tra về thời gian giải quyết hồ sơ về đất đai Nhanh Bình thường Chậm Rất chậm 1 Các đơn vị, tổ chức 32 24 5 3 0 2 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 10 6 4 0 0 3 Cán bộ làm công tác chuyên môn 20 14 5 1 0 Cộng: 62 44 14 4 0 Tỷ lệ (%) 100 71,0 22,6 6,4 0

(Nguồn: Kết quả điều tra theo phiếu, 2014)

Từ kết quả tại 2 bảng trên cho thấy có 9,5% số ý kiến cho rằng khi thực hiện thủ tục xin cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất còn khó khăn, vướng mắc, đây là vấn đề mà Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang cần sớm tìm ra giải pháp để khắc phục, 26,2% đánh giá bình thường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và 64,3% đánh giá thuận lợi. Về thời gian giải quyết các hồ sơ đất đai có 71,0% ý kiến đánh giá là nhanh, 22,6% ý kiến đánh giá bình thường và 6,4% ý kiến đánh giá là chậm.

Từ năm 2010 Lãnh đạo Sở TN&MT và lãnh đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã có sự quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ tiếp dân và tiếp nhận hồ sơ hành chính tham gia các lớp học chuyên ngành, các lớp tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ.

3.3.2.2 Đánh giá về đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về quyền sử dụng đất

Bảng 3.6: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số loại đất chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tính đến 31/12/2013

STT Loại đất Diện tích cần cấp (ha) Diện tích đã cấp (ha) Đạt tỷ lệ (%)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 74.312,0 64.739,7 87,1 2 Đất lâm nghiệp 181.654,0 164.594,7 90,6 3 Đất nuôi trồng thủy sản 2.251,3 2.018,9 89,7 4 Đất ở tại nông thôn 5.421,9 4.823,1 89,0

5 Đất ở tại đô thị 460,6 401,6 87,2

6 Đất chuyên dùng 4.613,2 4.302,9 93,3

(Nguồn: [26])

Công tác kê khai, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua đã có chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tích cực, đặc biệt theo Chỉ thị 01-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang về đẩy mạnh công tác kê khai, đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấy giấy chứng nhận cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Lũy kế tính đến ngày 31/12/2013, toàn tỉnh đã hoàn thành hồ sơ, trình cấp được 465.068 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 301.682 lượt tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với diện tích 241.227,7 ha/269.072,7 ha, đạt 89,7% tổng diện tích đất cần cấp và 95,8% diện tích đất đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định, trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đối với tổ chức: cấp được 5.332 Giấy chứng nhận cho 1.642 lượt tổ chức với diện tích 84.473,8/84.865,3 ha, đạt 99,5% diện tích đất cần cấp cho các tổ chức.

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân: Đã cấp và đang viết, trình ký 459.736 Giấy chứng nhận cho 300.040 lượt hộ gia đình, cá nhân với diện tích 156.753,9 ha/184.207,4 ha, đạt 85,1% diện tích đất cần cấp cho hộ gia đình, cá nhân.

Biến động sử dụng đất tại địa phương đòi hỏi công tác cập nhật và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải đầy đủ để đáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai chặt chẽ trong quá trình phát triển. Do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan từ năm 2009 đến nay công tác chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang thực hiện chưa được đồng bộ và đầy đủ.

3.3.2.3 Đánh giá về công tác lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính

a- Về bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh được xây dựng từ năm 1995 trở về trước có 16 xã nên đến thời điểm hiện tại, các bản đồ này đã bị cũ, nhàu nát, độ chính xác không cao. Năm 2007 có 88 xã được lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 chủ yếu tại các khu vực đồi núi phục vụ Dự án đất lâm nghiệp. Năm 2012-2014 có 37 xã được đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1.000, tuy nhiên đến nay phần lớn các xã chưa hoàn thành hết khối lượng công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b- Về hồ sơ địa chính (HSĐC):

Tại tỉnh hiện đang có các loại hồ sơ sau: - Sổ mục kê

- Sổ địa chính để theo dõi các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cả đất nông nghiệp và đất ở)

- Sổ theo dõi biến động đất đai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.8: Tổng hợp số liệu hồ sơ địa chính tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Tuyên Quang đến tháng 12 năm 2013 STT Loại tài liệu Đơn vị

tính Số lƣợng Chất lƣợng/Tình trạng 1 Bản đồ địa chính các tỷ lệ Tờ 1.749 - Bản đồ thành lập từ 1995 trở về trước cũ, nhàu nát, độ chính xác không cao (chiếm 20%)

- Bản đồ thành lập từ 2005 đến nay chất lượng khá – tốt (chiếm 80%)

2 Sổ địa chính Quyển 16 Bảo quản khá 3 Sổ mục kê Quyển 71 Bảo quản khá

4

Sổ theo dõi biến động đất đai

Quyển 01

Bảo quản khá – Nội dung chưa được cập nhập thường xuyên 5 Bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy 5.042 Bảo quản tốt đối với những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2007 đến nay.

(Nguồn: [32])

3.3.2.4 Đánh giá về công tác chỉnh lý hồ sơ gốc khi có biến động về sử dụng đất

Từ năm 1982, tỉnh Hà Tuyên cũ (nay là tỉnh Tuyên Quang) đã tiến hành đo vẽ lập bản đồ giải thửa theo Chỉ thị 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích đo đạc khoảng 37.038 ha bản đồ trên địa bàn 116 đơn vị hành chính cấp xã. Diện tích đo đạc chủ yếu là đo đạc đất nông nghiệp và một phần đất chuyên dùng, đất khu dân cư nhưng tài liệu này còn nhiều hạn chế sau:

- Chất lượng kém, thiếu chính xác (do công cụ đo đạc thô sơ).

- Không có lưới khống chế mặt bằng và độ cao móc nối với toạ độ, độ cao Nhà nước.

Từ đó đến nay đặc biệt giai đoạn 1999 đến 2004 toàn tỉnh đã thực hiện dồn điền, đổi thửa trên địa bàn 92 xã, thị trấn; bản đồ giải thửa bị biến động lớn, việc chỉnh lý biến động chưa đáp ứng yêu cầu quản lý đến nay có nhiều sai lệch giữa bản đồ với thực tế về hình thể, diện tích, loại đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ năm 2006 đến nay Văn phòng Đăng ký QSD đất đã thực hiện biên tập số hoá bản đồ giải thửa theo Chỉ thị 299-TTg ở các xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa để chuyển cho các huyện làm thủ tục cấp đổi GCN QSD đất. Tuy nhiên do khối lượng lớn, thiếu kinh phí nên đơn vị chưa đi thực địa đối soát, chủ yếu là số hoá lại .

3.3.2.5 Đánh giá công tác cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai

Giai đoạn từ 2009 – 2013 Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đã thực hiện tốt công tác cung cấp thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính cho các tổ chức đến liên hệ trực tiếp hoặc hướng dẫn bằng văn bản. Các tổ chức đến giao dịch đều được tạo điều kiện thuận lợi nhất, không gây phiền hà, sách nhiễu, cửa quyền; thái độ phục vụ luôn hoà nhã, văn minh lịch sự; các tổ chức, cá nhân đều hài lòng về thái độ phục vụ và tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.

Bảng 3.9: Tình hình cung cấp thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính giai đoạn 2009 - 2013

STT Năm Nội dung Số hồ sơ tiếp nhận

Số hồ sơ đã giải quyết

1 2009

Cung cấp các thông tin để xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư

45 45 2 2010 Như trên 47 47 3 2011 Như trên 26 26 4 2012 Như trên 62 62 5 2013 Như trên 85 85 (Nguồn: [32]) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.6 Đánh giá công tác lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính

Việc lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính dù đã được Văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phòng Đăng ký quyền sử dụng đất triển khai thực hiện nhưng còn chưa được đồng bộ do trụ sở làm việc hiện chưa ổn định, mới chỉ thực hiện việc lưu trữ một phần hồ sơ địa chính làm cho hồ sơ địa chính quản lý phân tán, thiếu thống nhất, đã thực hiện tiếp nhận toàn bộ hồ sơ địa chính từ Trung tâm Thông tin – Lưu trữ nhưng do thiếu cơ sở vật chất nên chưa được phân loại để bảo quản phục vụ việc khai thác sử dụng thường xuyên theo yêu cầu. Mặt khác cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ này còn thiếu kinh nghiệm, chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu nhiệm vụ nên còn lúng túng về phương pháp, cách thức triển khai.

3.3.2.7 Đánh giá công tác thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2009 – 2013 luôn phối hợp chăt chẽ với Văn phòng Đăng ký QSD đất và Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ thống kê đất đai hàng năm và định kỳ kiểm kê đất đai 5 năm/lần và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnhtheo đúng Điều 53 Luật Đất đai 2003 và Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số liệu thống kê đất đai của Tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp chung cả nước và đưa vào niêm giám thống kê, sử dụng trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.3.2.8 Đánh giá về xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống thông tin đất đai; cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác

Từ năm 2009 - 2013 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chưa được tiếp nhận hoặc được bố trí kinh phí để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đơn vị chủ yếu quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy. Tài liệu bản đồ đều đã bị biến động trên 40%, thuộc diện phải đo đạc lại (theo ý kiến thẩm định dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Tuyên Quang tại Văn bản số 207/TCQLĐĐ-ĐKTK ngày 08/12/2008 của Tổng cục Quản lý đất đai).

Do tài liệu bản đồ đã bị biến động rất lớn, hàng năm không được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác chỉnh lý biến động (chi không tự chủ) lực lượng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để nâng cao hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-2013 (Trang 56)